Trình tự các bước cắt tỉa

Một phần của tài liệu Giáo trình nghề trồng đào lê mận mô đun trồng lê (Trang 57 - 58)

C. Ghi nhớ

2.5.4.Trình tự các bước cắt tỉa

2. Thời kỳ kinh doanh

2.5.4.Trình tự các bước cắt tỉa

a) Chuẩn bị

Thang: Có thể băng inox hoặc tre phải đảm bảo chắc chắn, có độ cao phù hợp với chiều cao cây.

Kéo cắt cành: Yêu cầu phải sắc.

Cưa: Yêu cầu phải sắc, có kích thước phù hợp với kích thước của cành định cắt.

Dao: Yêu cầu phải sắc bén, có độ to nhỏ phù hợp với đối tượng cành định cắt tỉa.

b) Cách cắt tỉa

Ngay sau khi thu hoạch lê xong phải tiến hành cắt tỉa tán cho cây (càng sớm càng tốt). Đối với những cây năm trước đã được đốn tỉa rồi thì việc cắt tỉa tạo tán cho cây đơn giản hơn những cây chưa áp dụng cắt tỉa tạo tán năm trước.

Bước 1: Dùng máy cắt hoặc dao phát toàn bộ mặt tán tạo cho tán có hình bán cầu.

Bước 2: Tỉa những cành khung mọc thẳng đứng ở giữa tán.

Chú ý vị trí cắt cành: Cắt cách cành mẹ khoảng 3-5cm, vừa hạn chế sự mọc mầm trở lại, đồng thời không làm ảnh hưởng tới cành mẹ.

Bước 3: Tỉa cành sâu bệnh, cành khô, cành tăm, cành la. Bước 4: Thu gom và xử lý cành lá sau khi cắt tỉa.

Chú ý sau mỗi lần đốn tỉa cành phải tiến hành thu gom toàn bộ các cành lá đã cắt tỉa đem đốt đi.

Việc áp dụng biện pháp kỹ thuật đốn tỉa tạo tán là này hết quan trọng trong thâm canh lê, phối hợp với sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và các biện pháp kỹ thuật khác sẽ tăng rất nhiều hiệu quả sử dụng phân bón, giảm chi

phí thuốc bảo vệ thực vật, giảm chi phí công thu hoạch, đồng thời hạn chế sâu bệnh đặc biệt là bệnh thán thư gây thối quả lê. Ngoài ra áp dụng biện pháp đốn tỉa này làm cho cây lê có thể ra quả từ gốc đến ngọn, cả trong và ngoài tán, mẫu mã và chất lượng quả tăng.

Một phần của tài liệu Giáo trình nghề trồng đào lê mận mô đun trồng lê (Trang 57 - 58)