Bài 3 Chăm sóc cây lê
3. Thời kỳ già cỗi
3.1. Đốn trẻ lại
Qua nghiên cứu, mối quan hệ giữa thân cành và ra hoa kết quả có một sự
gắn bó hết sức mật thiết. Thân chính càng cao, khoảng cách giữa bộ phận trên không và rễ dưới đất càng xa, cây chậm ra quả. Do đó người ta muốn cây có thân chính thấp, cành trong tán không nên quá dày, bộ phận ra quả trên cây khơng nên q xa thân chính và cành chính. Trong xu hướng chọn gốc ghép hiện nay người ta đã chọn được những gốc ghép lùn và những tổ hợp ghép này đã giúp cho cây sớm ra hoa, kết quả, có năng suất cao, tiện cho việc chăm sóc, cắt tỉa và thu hái quả.
Trong chu kỳ sinh trưởng của cây ăn quả sự hình thành, sự sinh trưởng của lộc cành mới với việc phân hóa mầm hoa, sự phát triển của quả có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nếu cành lá sinh trưởng quá yếu, khả năng đồng hóa sẽ kém việc phân hóa mầm hoa, sự phát triển của quả không thuận lợi. Ngược lại cành lá sinh trưởng quá mạnh, thời gian sinh trưởng kéo dài, tiêu hao nhiều dinh dưỡng, do đó việc phân hóa mầm, sự phát triển của quả cũng gặp khó khăn. Bởi vậy những cành lá mới chỉ phát triển với mật độ vừa phải là tốt nhất.
3.1.1. Mục đích
Khi vườn cây bước vào thời kỳ già cỗi, sâu bệnh nhiều, năng suất giảm, hiệu quả kinh tế khơng cịn nữa. Khi đó có hai phương án, một là phá đi trồng mới, hai là đốn trẻ lại.
Đốn trẻ lại có thể tiến hành trên từng phần của cây, tức là chỉ đốn những cành yếu, cành sâu bệnh, cịn những cành vẫn sung sức thì giữ lại. Cũng có thể tiến hành trên tồn bộ cây nếu cây quá cỗi.
Mục đích của đốn trẻ lại là tận dụng gốc lê có bộ rễ khỏe mạnh, sung sức, tận thu trong một vài năm tiếp khi chủ vườn chưa có điều kiện trồng mới.
3.1.2. Thời điểm
Cần phải thường xuyên theo dõi vườn cây, nếu có nhiều cành thuộc đối tượng cần cắt tỉa, tiến hành cắt tỉa cành càng sớm càng tốt để hạn chế sự tiêu hao dinh dưỡng và sự lây lan của nguồn sâu
bệnh hại. Hình 4.3.8. Cưa cắt cành
Có thể cắt tỉa định kỳ 04 lần/năm sau khi kết thúc các đợt lộc xuân, hè, thu và đơng.
Nếu khơng có điều kiện, một năm có thể cắt tỉa 02 lần, đó là thời điểm sau khi thu hoạch xong (đợt cắt tỉa quan trọng nhất trong năm) và trước khi cây phân hóa mầm hoa.
a) Chuẩn bị
- Cưa cắt cành. Cưa phải sắc, có kích cỡ phù hợp với kích thước cành định đốn (nên chuẩn bị nhiều cưa có
kích cỡ khác nhau).
- Nước vôi. Vôi tôi được pha lỗng với nước và đựng trong xơ (chậu), trong đó có để giẻ hoặc chổi để quét lên vết thương của cây sau khi đốn. Có thể thay nước vơi tôi bằng dung
dịch thuốc chống nấm. - Bảo hộ lao động, gồm có
găng tay, ủng (giầy), mũ... Hình 4.3.9. Nước vơi
b) Kỹ thuật đốn trẻ lại
Với vườn cần đốn bỏ toàn bộ, kỹ thuật đốn trẻ lại như sau:
- Bước 1: Cắt hết phần thân cành, chỉ để lại đoạn thân chính cao khoảng 40-50cm.
- Bước 2: Gọt nhẵn vết cắt để hạn chế sâu bệnh tấn công, đồng thời giảm bớt sự mất nước.
- Bước 3: Quét vôi hoặc dung dịch thuốc chống nấm lên vết cắt.
- Bước 4: Khi mầm mọc lên, chọn 3-4 mầm khỏe nhất, không sâu bệnh và hướng đều về các phía và tiến hành đốn tạo hình (kỹ thuật đốn tạo hình giống như đốn tạo hình cho cây con mới trồng).
3.2. Chăm sóc sau đốn cây
Sau khi đốn, cây mất nhiều dinh dưỡng, do đó, để cây nhanh chóng tạo được bộ khung tán mới tốt, cần phải tiến hành các biện pháp kỹ thuật chăm sóc như bón phân tăng, tưới nước đều đặn, theo dõi và phòng trừ sâu bệnh, làm cỏ,....
Giống như cây con mới trồng, phải mất 3-4 năm sau khi đốn cây mới cho quả trở lại. Tuy nhiên, nếu chủ vườn chưa có điều kiện đầu tư giống mới và cơng làm đất thì đây là giải pháp rất hiệu quả.