Phòng, trừ sâu bệnh

Một phần của tài liệu Giáo trình nghề trồng đào lê mận mô đun trồng lê (Trang 58 - 60)

Bài 3 Chăm sóc cây lê

2. Thời kỳ kinh doanh

2.6. Phòng, trừ sâu bệnh

Về sâu bệnh hại, cây lê ít bị sâu bệnh hại, một số sâu bệnh hại thường gặp cũng giống như ở thời kỳ kiến thiết cơ bản. Ngồi ra, cây lê cịn mắc phải một căn bệnh khá nguy hiểm mà chúng ta cần phải chú ý, đó là bệnh bạc cháy lá (firebright).

 Triệu chứng của bệnh bạc cháy lá:

Bệnh bạc cháy lá là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất đối với cây lê. Bệnh không thường xuyên xảy ra nhưng có thể gây thiệt hại trên nhiều đối tượng cây trồng khác nhau. Vì vậy, mức độ cần thiết của việc đưa ra các biện pháp phòng trừ tùy thuộc vào điều kiện thời tiết của từng năm và tình hình sinh trưởng của từng vườn cây.

Bệnh bạc cháy lá có nhiều triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào bộ phận bị bệnh hại và thời điểm gây hại. Các triệu chứng đầu tiên xuất hiện ngay sau khi hoa nở. Trong giai đoạn đầu của bệnh, trên hoa xuất hiện những vị trí bị ũng nước có màu xanh xám, sau đó nhanh chóng chuyển sang mày nâu hoặc đen. Nhìn chung, đại đa số những cụm hoa có hiện tượng như trên đều trở

lên tàn lụi và bị chết. Hình 4.3.4. Cụm hoa bị bệnh bạc cháy lá Sau khi hoa rụng được một đến vài tuẩn, triệu chứng của bệnh được thể hiện rõ rệt nhất. Lá và cành non, dịch ở đỉnh chồi mầm trở lên nâu hoặc đen và chồi bị gục xuống.

Hình 4.3.5. Chồi và lá non Hình 4.3.6. Cây lê bị bệnh bị bệnh bạc cháy lá bạc cháy lá nặng

Khi thời tiết ẩm và ấm, quan sát thấy rất rõ những giọt dịch vi khuẩn bám xung quanh chồi mầm bị bệnh. Trong điều kiện thuận lợi, bệnh sẽ tiếp tục lan rộng xuống thân cây, làm cho thân cây bị cháy xém như bị lửa thiêu đốt (hình

4.2.16).

Hình 4.3.7. Lá của cây lê bị bệnh bạc cháy lá

Khi bị bệnh nặng vào mùa sinh trưởng, bệnh ăn loét sâu vào thân cây tạo thành những vết lõm màu sẫm.

Trên cũng bị hại với những triệu chứng điển hình: Khi quả cịn non, xuất hiện những vết bệnh nhỏ, tối và bị teo lại, hoặc có vùng màu đỏ nâu, sau đó chuyển màu đen. Cây bị nhiễm bệnh thường chảy ra những giọt dịch khuẩn, đặc biệt là khi thời tiết ấm áp và ẩm ướt.

Cây trên gốc ghép sẽ bị chết nếu phần này bị nhiễm bệnh. Tuy vậy, triệu chứng bệnh không phải bao giờ cũng rõ ràng.

* Cách phòng trị bệnh bạc cháy lá

- Chọn giống và gốc ghép kháng bệnh bạc cháy lá. - Bón phân cân đối, khơng bón q nhiều phân đạm. - Không cắt tỉa quá đau.

- Khơng cắt tỉa khi có trời mưa hoặc khi cây ướt. - Tránh làm tổn thương cây trong mùa sinh trưởng.

- Sau mỗi trận bão, mưa đá, cắt tỉa,…cần phải phun steptomycin ngay lập tức để hạn chế bệnh lây nhiễm.

- Phun đồng sun phát cho đợt chồi đầu mùa xuân khi chồi mới nhú, việc này sẽ làm giảm mật độ vi khuẩn có trên bề mặt cây.

- Khi cây bị bệnh, cắt bỏ phần bị bệnh và đem tiêu hủy. Lưu ý, phải khử trùng dụng cụ giữa các lần cắt.

Một phần của tài liệu Giáo trình nghề trồng đào lê mận mô đun trồng lê (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)