Phòng cỏ dại

Một phần của tài liệu Giáo trình nghề trồng đào lê mận mô đun trồng lê (Trang 39)

C. Ghi nhớ

1.1.1.Phòng cỏ dại

1. Thời kỳ kiến thiết cơ bản

1.1.1.Phòng cỏ dại

Để hạn chế cỏ dại xuất hiện trên vườn cây lê, chủ vườn cần có biện pháp phòng cỏ dại. Trên thực tế có nhiều biện pháp để phòng cỏ dại cho vườn lê, sau đây là một số biện pháp thông dụng và hiệu quả.

a) Phòng cỏ dại bằng biện pháp làm đất

Khi làm đất, cần lưu ý làm đất tơi xốp. Việc này không những giúp cho bộ rễ cây có đủ oxy cho quá trình hô hấp mà còn giúp hạn chế cỏ dại mọc.

Thường xuyên xới xáo vườn để hạn chế cỏ dại lan tràn b) Phòng cỏ dại bằng biện pháp bón phân

Bón bằng phân chuồng đã ủ hoai mục, không bón bằng phân tươi để đề phòng trường hợp cỏ dại lẫn trong phân tươi.

c) Phòng cỏ dại bằng phương pháp che tủ mặt đất

- Che tủ mặt đất là một biện pháp rất hữu hiệu trong việc phòng cỏ dại. - Hiện nay, để che tủ mặt đất, bà con nông dân thường dùng phụ phẩm của cây của cây trồng xen sau khi đã thu hoạch như đậu tương, ngô, chuối,….

+ Rải đều vật liệu che tủ lên toàn bộ khoảng cách giữa hai hàng. Nếu có nhiều nguyên liệu tủ thì có thể tủ cả phần khoảng cách giữa 2 cây.

+ Lưu ý, vật liệu che tủ phải được tủ cách gốc cây khoảng 10cm để tránh các loại sâu bệnh gây hại gốc cây.

d) Phòng cỏ dại bằng biện pháp trồng xen

Một biện pháp rất hữu hiệu để giảm thiểu cỏ dại trên vườn lê ở thời kỳ kiến thiết cơ bản là trồng xen. Trồng xen không những giúp tăng them thu nhập, tạo nguồn phân tại chỗ mà còn giúp giảm thiểu đáng kể cỏ dại trên vườn, đặc biệt là những vườn lê thường xuyên ẩm.

Đối tượng trồng xen: Cây họ đậu, ngô, lạc,….. e) Phòng cỏ dại bằng biện pháp hóa học

Để hạn chế cỏ mọc, có thể định kỳ phun thuốc trên vườn. Tùy thuộc mùa vụ mà thời gian cho mỗi kỳ thay đổi, thời gian cho mỗi kỳ của vụ xuân và vụ hè thường ngắn hơn vụ thu và vụ đông.

Sử dụng các loại thuốc trừ cỏ thông thường có bán trên thị trường. Phun thuốc theo đúng hướng dẫn chỉ định trên bao bì.

Lưu ý: Phun cách xa gốc lê ít nhất 1m để không làm ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây.

Khi phun thuốc, cần phải mang đầy đủ bảo hộ lao động. 1.1.2. Trừ cỏ dại.

a) Trừ cỏ bằng biện pháp cơ giới

Tùy thuộc địa hình, mùa vụ, nhân lực mà có biện pháp làm cỏ cho phù hợp. Có thể làm cỏ trắng hoặc làm cỏ chọn....

B_ Trừ cỏ bằng biện pháp hóa học. * Ưu, nhược điểm:

- Ưu điểm:

Hiệu quả nhanh và không tốn nhiều công: Khi trên vườn lê xuất hiện nhiều cỏ mà chủ vườn không có đủ công để làm cỏ cơ giới thì sử dụng biện pháp hóa học.

- Nhược điểm: Gây ô nhiễm môi trường và con người. * Chuẩn bị:

- Bảo hộ lao động để phun thuốc gồm có găng tay cao su, ủng, mặt nạ (hoặc kính, khẩu trang và mũ cối), áo mưa.

- Dụng cụ phun thuốc: Bình phun, thuốc trừ cỏ. - Nguồn nước sạch để pha thuốc.

+ Trước tiên, đổ hết lượng thuốc cần pha vào 1/3 lượng nước cần pha; + Khuấy cho thuốc tan đều;

+ Đổ nốt 2/3 lượng thuốc còn lại vào bình.

+ Phun đều khắp mặt vườn (chú ý phun cách Pha thuốc trừ cỏ theo hướng 1.2. Xới xáo

1.2.1. Mục đích

- Cung cấp ôxy cho bộ rễ cây

Để thực hiện được quá trình hút các chất dinh dưỡng, hấp thu và chuyển hóa thì cây trồng nói chung, cây lê nói riêng cần phải thực hiện được quá trình hô hấp.

Ở cây trồng, quá trình hô hấp được thực hiện ở bộ rễ cây. Mà quá trình hô hấp cần sử dụng ôxy để thực hiện quá trình này. Do đó, oxy là nguyên liệu quan trọng đối với quá trình hút, hấp thu và chuyển hóa dinh dưỡng ở cây lê. Điều này giải thích tại sao ở những vườn cây được bón đầy đủ dinh dưỡng, không bị sâu bệnh nhưng cây vẫn không phát triển được, thậm chí bị chết hàng loạt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bộ rễ cây lê nằm hoàn toàn dưới mặt đất, để có đủ oxy để cho bộ rễ hút phục vụ cho quá trình hô hấp, người làm vườn cần có biện pháp kỹ thuật đúng đắn. Một trong các biện pháp kỹ thuật đơn giản và không tốn kém là biện pháp kỹ thuật xới xáo đất.

- Hạn chế cỏ dại

Nước ta có khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm, mưa nhiều. Đây là điều kiện thuận lợi cho cây lê sinh trưởng, phát triển. Tuy nhiên, nó cũng gây ra không ít khó khăn cho ngành sản xuất nông nghiệp của chúng ta, một trong những khó khăn đó là tạo điều kiện thuận lợi cho các loài cỏ phát sinh và phát triển.

Có nhiều biện pháp để hạn chế cỏ dại như bón phân hoai mục, trồng xen,...còn có một biện pháp cũng được áp dụng để nhằm mục đích này, đó là biện pháp xới xáo đất.

- Ngoài các tác dụng trên, xới xáo khi trên vườn xuất hiện những “mảng rễ” còn có tác dụng cắt dứt các rễ già, kích thích các rễ mới phát triển, từ đó giúp cây sinh trưởng nhanh hơn, mạnh mẽ hơn.

1.2.2. Xác định thời điểm xới xáo

Xới xáo có vai trò quan trọng như vậy nhưng khi nào xới xáo để đạt hiệu quả cao nhất mà lại không tốn kém.

Để việc xới xáo có hiệu quả, người ta thường tiến hành xới xáo vào những thời điểm sau:

- Sau khi trồng cây khoảng 01 tháng, cỏ thường mọc nhiều, đặc biệt là những vườn lê không được che tủ, cỏ mọc nhiều. Mặt khác, đất cũng không còn tơi xốp. Do đó, cần tiến hành xới xáo lần 1.

- Sau những trận mưa lớn, đất bị bí chặt, đo đó, nên tiến hành xới xáo. - Trong năm, cần định kỳ xới xáo cho vườn lê. Số lần xới căn cứ vào mức độ tơi xốp của đất và tình hình mọc của cỏ dại trên vườn.

1.2.3. Các bước tiến hành a) Chuẩn bị a) Chuẩn bị

- Cuốc bàn, xảo hoặc xe rùa. Ở những vùng đất bằng phẳng, nếu có điều kiện có thể sử dụng máy xới đất.

- Bảo hộ lao động gồm găng tay, ủng hoặc giầy, mũ, quần áo bảo hộ. b) Cách xới xáo

Để việc xới xáo có hiệu quả, ngoài việc xác định thời điểm xới xáo, chúng ta còn phải xới xáo đúng kỹ thuật: Độ rộng, sâu của lớp đất được xới là bao nhiêu.

- Độ rộng của phần đất được xới:

Căn cứ vào tuổi cây, sự phát triển của bộ rễ cây để quyết định độ rộng của phần đất xới xáo cho phù hợp.

Cây ăn quả thân gỗ nói chung, cây lê nói riêng, bộ rễ cây có đặc điểm là phát triển tỷ lệ thuận với bộ khung tán trên mặt đất. Tức là, thông thường bộ rễ ăn rộng đến đâu thì tán cũng ăn rộng ra đến đó. Vì vậy, để không gây tổn thương cho bộ rễ, khi xới xáo người ta thường xới từ hình chiếu tán cây ra phía ngoài.

- Độ sâu lớp đất xới xáo.

Bộ rễ cây tập trung chủ yếu ở tầng canh tác, vì vậy thường xới một lớp đất dày khoảng 15 đến 20cm.

1.3. Tưới nước 1.3.1. Mục đích 1.3.1. Mục đích

Lê là cây ưa ẩm. Vì vậy, nếu thiếu nước, đặc biệt là thiếu nước ở thời kỳ cây ra hoa, đậu quả sẽ làm giảm năng suất, thậm chí thất thu.

Vì vậy, tưới nước có vai trò vô cùng quan trọng. Tưới nước cho lê nhằm các mục đích sau:

- Giúp cho cây có bộ khung cành, tán, lá tốt, tạo tiền đề cho năng suất cao. - Giúp cho quá trình thụ phấn, thụ tinh của hoa được diễn ra thuận lợi, tăng tỷ lệ đậu quả;

- Giúp quả lớn nhanh hơn.

1.3.2. Xác định thời điểm tưới nước

Lê là cây ưa ẩm. Vì vậy, khi đất không đủ ẩm, khô hạn thì cần có biện pháp tưới nước.

yếu tố sau đây:

- Thời tiết: Nắng nóng, không có mưa làm cho đất bị khô hạn.

- Nguồn nước: Cần phải chủ động nguồn nước để đảm bảo khả năng cung cấp nước cho vườn lê khi cần thiết, đặc biệt là những thời kỳ cây nhạy cảm với nước.

- Một số thời điểm cần chú ý tưới nước: + Sau khi bón phân; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Thời kỳ ra hoa và đậu quả. + Thời kỳ quả lớn;

- Chủ động nguồn nước bằng cách:

+ Ở những vùng thấp: Đào ao để chứa nước mưa, khi khô hạn có thể bơm lên để cung cấp cho vườn lê.

+ Ở những vùng cao: Xây các bể chứa bằng bê tông để chứa nước mưa. 1.3.3. Xác định lượng nước tưới

Lượng nước tưới cho cây cần sử dụng được căn cứ vào các yếu tố sau: - Kích thước cây: Cây càng to thì phải tưới càng nhiều nước hơn. - Mức độ thường xuyên của việc tưới:

Nếu có điều kiện thường xuyên tưới được thì lượng nước tưới cho mỗi lần sẽ giảm xuống. Nếu không có điều kiện thì lượng nước tưới cho mỗi lần tăng lên.

- Tình hình thời tiết-khí hậu:

Khí hậu thời tiết ẩm, đất ẩm thì tưới ít nước hơn.

- Nguồn cung về nước: Nếu có nhiều nước để tưới cho cây thì có thể tưới nhiều hơn.

1.3.4. Phương pháp tưới

Tưới nước là biện pháp kỹ thuật quan trọng ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng kinh doanh cây lê. Sau đây là một số phương pháp tưới nước cho cây lê:

a) Tưới phun

Đây là phương pháp tưới bằng cách phun nước từ dưới mặt nước lên tán cây qua hệ thống máy bơm, ống dẫn nước với các vòi phun cố định, tự động

xoay được với góc 3600, được đặt cao khỏi mặt đất 0,5-1,0m (dưới dạng phun

sương hay phun mù).

Thường áp dụng tưới cho cây vào những ngày nắng nóng (phun vào 16-18 giờ chều) để tăng ẩm độ không khí, giảm độ nóng cho quả, cho cây, chống hiện tượng rụng quả do thời tiết khắc nghiệt.

Phương pháp này có ưu điểm là khắc phục được hiện tượng thời tiết không thuận lợi (nắng nóng, độ ẩm không khí thấp) đảm bảo năng suất, chất lượng quả và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật cao trong việc nhân giống cây con (ươm, giâm cây giống).

Song lại có nhược điểm vốn đầu tư ban đầu tương đối lớn, nơi có điều kiện kinh tế mới áp dụng được. Nếu tưới nhiều bằng vòi phun cầm tay di động, hạt nước to khiến mặt đất cũng bị gí chặt, phá vỡ kết cấu mặt đất, chất dinh dưỡng bị rữa trôi theo dòng nước chảy trên mặt đất.

b) Tưới nhỏ giọt

Đây là phương pháp tưới hiện đại, thường được áp dụng đối với những vườn cây ăn quả đặc sản có hiệu quả kinh tế cao ở những vùng thiếu nước tưới.

Cách tưới này tiết kiệm lượng nước tối đa. Đất không bị gí chặt, giữ nguyên hiện trạng kết cấu đất, đất không bị bào mòn, phân bón không bị rửa trôi.

Nhưng đây là phương pháp yêu cầu đầu tư lớn nhất, khó áp dụng trong sản xuất đại trà.

c) Tưới ngầm

Tưới ngầm là phương pháp tưới nước cho cây qua hệ thống thiết bị máy bơm kèm theo hệ thống các ống dẫn nước đặc biệt nằm dưới lòng đất hoặc có sự chênh lệch mực nước của nguồn cung cấp nước.

Tưới ngầm có ưu điểm là tiết kiệm nước, đất không bị gí chặt, giữ nguyên hiện trạng kết cấu đất, đất không bị bào mòn, phân bón không bị rửa trôi.

Nhưng có nhược điểm là chi phí đầu tư ban đầu cho phương pháp này khá lớn, chỉ áp dụng được đối với các loại đất có độ xốp cần thiết cho nước thấm qua dễ dàng.

d) Tưới rãnh

Là phương pháp tưới nước để nước chảy theo các rãnh được thiết kế giữa các hàng cây. Nước được thấm dần vào đất và cung cấp cho cây trồng.

Cách tưới nước này tiết kiệm và chủ động được nước tưới cho vườn cây, lớp đất mặt vẫn tơi xốp, không bị gí chặt, kết cấu đất vẫn giữ vững, đất không bị bào mòn, chất dinh dưỡng không bị rửa trôi. Đây là phương pháp tưới thông dụng thường được bà con tưới cho nhiều vườn cây ăn quả trong cả nước. Nhưng chỉ áp dụng được với nơi có địa hình tương đối bằng phẳng (độ dốc <50).

Biện pháp tưới này cũng có một số hạn chế như: lãng phí một phần nước ở cuối rãnh tưới; gặp khó khăn trong việc vận chuyển công cụ sản xuất qua rãnh; phải chi phí khá lớn nhân công và thời gian cho việc cải tạo các rãnh nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.3.5. Trình tự các bước a) Tưới phun

- Nguồn nước: Sử dụng nguồn nước mặt (ao hồ, sông, suối), hoặc nước ngầm (giếng khoan đào); Song chất lượng nước tưới phải đảm bảo và trữ lượng dồi dào.

- Máy bơm để tạo áp hoặc dùng cột nước địa hình ở một số vùng núi cao

(thông qua hồ đập trên các khe suối). Kinh tế nhất là dùng được đầu nước tự nhiên so với dùng bơm. Hệ thống tưới phun như vậy gọi là hệ thống tự tạo áp lực.

- Động cơ: Có thể dùng động cơ điện hoặc động cơ diêzen

- Hệ thống đường ống: Nước từ nguồn được dẫn đến khu tưới bằng đường

ống chính và ống nhánh. Trên các ống nhánh người ta lắp các vòi phun mưa nhân tạo để cung cấp nước cho cây trồng.

Có 02 loại đường ống thường dùng: Đường ống cố định và bán cố định:

+Hệ thống tưới phun mưa với đường ống cố định:

Hệ thống ống dẫn được bố trí cố định dưới đất, vòi phun có thể bố trí cố định hoặc di động. Cách bố trí này hiệu quả cao, quản lý vận hành tiện lợi, chi phí vận hành thấp, chiếm đất ít; thuận tiện cho việc tự động hoá nhưng hiệu suất sử dụng không cao vì cần nhiều đường ống. Do đó, vốn đầu tư trên một đơn vị diện tích lớn. Cho nên, hệ thống này chỉ thích hợp cho khu vực trồng quả, cây kinh tế có số lần tưới khẩn trương, khu vực có độ dốc mặt đất lớn, địa hình cục bộ phức tạp.

+ Hệ thống tưới phun mưa bán cố định:

Ở hệ thống này, trạm bơm hoặc công trình tạo nguồn có đầu nước địa hình cố định và đường ống chính cố định, còn đường ống nhánh và vòi phun di động. Trên mỗi ống nhánh có từ 2 - 10 vòi phun. Loại này sử dụng khi tưới luân phiên. Do ống nhánh và vòi phun di động, nên việc dùng tưới luân phiên thì giảm được số lượng vòi và ống nhánh, cho nên vốn đầu tư giảm.

Nói chung, kinh phí đầu tư cho loại hệ thống bán cố định chỉ bằng 1/2 hoặc ít hơn so với kinh phí đầu tư hệ thống cố định nên được nhiều nước sử dụng.

Việc di dộng đường ống nhánh có thể bằng thủ công hoặc cơ giới. Hiện nay, phương thức cơ giới được sử dụng nhiều vì giảm được nhân lực lại có năng suất cao.

- Vòi phun: (có hai loại) + Vòi phun li tâm

Nước từ lỗ phun ra vòi với một áp lực nhất định vào đỉnh chóp và bật trở lại thành những giọt mưa phân bố trên một diện tích hình tròn. Do tốc độ li tâm và tốc độ quay sau khi tia nước tách khỏi miệng vòi sẽ phân tán đều theo các phía, dưới tác dụng của lực cản không khí, tia nước phân nhỏ thành những hạt mưa theo bốn phía của đầu phun. Đặc điểm loại này là khi áp lực không lớn;

mức độ phân bố mưa vẫn tốt. Do vậy, loại vòi phun này có thể dùng cho áp lực thấp và tầm phun gần.

+ Vòi phun tia

Nguyên lý làm việc của loại vòi phun này là dòng nước áp lực từ miệng vòi phun bắn ra gặp sức cản của không khí phân tán thành những hạt mưa phân bố đều trên một diện tích hình tròn.

Để dòng nước phun được xa, trong ống phun lớn thường bố trí thiết bị chỉnh dòng. ở máy phun áp lực lớn người ta thường bố trí hai loại vòi phun. Vòi

Một phần của tài liệu Giáo trình nghề trồng đào lê mận mô đun trồng lê (Trang 39)