- Chính sách khách hàng:
3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước
• Nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng
Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) là một trong những kênh thông tin giúp ngân hàng đối phó với vấn đề thông tin không cân xứng, từ đó góp phần nâng cao chất lượng phân tích tín dụng. CIC có nhiệm vụ thu thập thông tin về doanh nghiệp và các thông tin khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh tiền tệ, dịch vụ ngân hàng từ các tổ chức tín dụng, các cơ quan hữu quan, các cơ quan thông tin trong và ngoài nước, các văn bản quy phạm pháp luật. Trên cơ sở đó, cung cấp thông tin đáp ứng yêu cầu của các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, thông tin tín dụng mà trung tâm cung cấp trong những năm qua vẫn chưa đáp ứng được cả về mặt số lượng và chất lượng. Đây là một nguyên nhân làm hạn chế khả năng phân tích tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay.
Chính vì vậy, CIC không những phải mở rộng quy mô thông tin mà còn phải nâng cao chất lượng thông tin cung cấp. Để làm được điều này, NHNN phải thực hiện các biện pháp sau:
- Phối hợp chặt chẽ với các ngân hàng thương mại, trung tâm thông tin của các cán bộ, các cơ quan quản lý nhà nước về doanh nghiệp, để thu nhập thêm các thông tin về những doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam (kể cả doanh nghiệp chưa có quan hệ tín dụng với ngân hàng). Trên cơ sở đó, CIC sẽ sắp xếp, phân loại các thông tin để khi cần có thể cung cấp cho các
ngân hàng thương mại một cách nhanh chóng và chính xác nhất.
- Sửa đổi, bổ sung quy chế tổ chức hoạt động của CIC theo hướng bắt buộc các ngân hàng thành viên cần thực hiện đúng vai trò, trách nhiệm của mình khi tham gia cung cấp và khai thác thông tin từ CIC. Có các biện pháp xử lý đối với tổ chức tín dụng không thực hiện nghiêm túc quy định về thông tin, cung cấp thông tin sai lệch hoặc gây nhiễu thông tin.
- Liên hệ với các tổ chức thông tin quốc tế, các ngân hàng nước ngoài nhằm khai thác thông tin về các đối tác nước ngoài có ý định đầu tư tại Việt Nam, để kịp thời phát hiện và ngăn ngừa rủi ro khi các ngân hàng Việt Nam cho khách hàng nước ngoài vay vốn.
- Nhanh chóng củng cố đội ngũ cán bộ, áp dụng công nghệ mới, hiện đại hóa và tự động hóa tất cả các công đoạn xử lý nghiệp vụ để tạo ra nhiều sản phẩm thông tin. Đồng thời đi sâu phân tích, đánh giá xếp loại rủi ro tín dụng doanh nghiệp, kịp thời dự báo, cảnh báo nhằm hạn chế rủi ro tín dụng. Tạo kênh kết nối trực tuyến giữa các ngân hàng với CIC mà không thông qua các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước như hiện nay để đảm bảo cung cấp thông tin nhanh nhất.
• Tăng cường công tác thanh tra hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại
Công tác thanh tra hoạt động tín dụng cần thực hiện thường xuyên hơn và nâng cao trình độ đội ngũ thanh tra viên để có khả năng phát hiện kịp thời các sai sót, xu hướng lệch lạc trong phân tích tín dụng… để chỉ đạo và phòng ngừa, chỉnh sửa và khắc phục một cách triệt để. Quá trình thanh tra cần phòng ngừa xu hướng cạnh tranh không lành mạnh, buông lỏng các điều kiện tín dụng dẫn tới nguy cơ rủi ro trong hoạt động tín dụng của không chỉ một ngân hàng mà cả hệ thống.
KẾT LUẬN
nhập, xu hướng toàn cầu hóa như hiện nay, hoạt động của các NHTM nói chung và của Ngân hàng Quân đội nói riêng cần đổi mới rất nhiều để đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả và phù hợp với thông lệ quốc tế. Việc nghiên cứu về quản lý rủi ro tín dụng là một vấn đề quan trọng và cấp thiết nhằm góp phần giảm bớt tổn thất, nâng cao hiệu quả hoạt động, tạo điều kiện để các ngân hàng tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh thời mở cửa.
Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu, phạm vi nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành các nhiệm vụ sau:
Một là: Khái quát về rủi ro tín dụng và đi sâu nghiên cứu về quản lý rủi ro trong huy động vốn cũng như rủi ro trong cho vay.
Hai là: Luận văn nghiên cứu tổng quát về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng TMCP Quân đội, đi sâu nghiên cứu về hoạt động tín dụng và thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Quân đội.
Ba là: Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Quân đội luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Quân đội.
Bốn là: Luận văn cũng đưa ra một số kiến nghị với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước.
Trên đây là những nghiên cứu ban đầu của tác giả về rủi ro tín dụng. Chắc rằng cùng với xu thế phát triển hiện nay, rủi ro tín dụng nói chung và quản lý rủi ro tín dụng nói riêng sẽ được các ngân hàng, những nhà khoa học, người làm chuyên môn nghiên cứu, phát triển và hoàn thiện nó phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội. Kinh tế xã hội không ngừng phát triển thì quản lý rủi ro tín dụng theo đó cũng không ngừng phát triển. Đây là một đề tài lớn, khá mới mẻ tại Việt nam, trong khuôn khổ một luận văn thạc sỹ không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, kính mong thầy cô và những người quan tâm góp ý để tác giả tiếp tục hoàn thiện trong tương lai.