(Nguồn: Báo cáo thường niên ngân hàng Quân đội)
Bảng 2.3 cho thấy: Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay tương đối cao (tăng trung bình trên 50%), năm 2010 dư nợ đã tăng gấp 4 lần so với năm 2007. Đó là do bên cạnh những sản phẩm cho vay truyền thống, ngân hàng Quân đội đã đưa ra một số sản phẩm cho vay mới, đặc biệt là các sản phẩm bán lẻ như: cho vay cầm cố chứng khoán, cho vay mua ô tô trả góp, cho vay tiêu dùng, cho vay mua nhà chung cư...
Hoạt động cho vay của ngân hàng TMCP Quân đội luôn có bước phát triển và là địa chỉ đáng tin cậy cung cấp vốn tín dụng ngân hàng cho khách hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp quân đội. Bằng nguồn vốn vay của ngân hàng TMCP Quân đội, nhiều doanh nghiệp đã đổi mới công nghệ, tăng năng lực và hiện đại hóa quá trình sản xuất tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm có chất lượng ngày càng cao, tăng sức cạnh tranh trên thị trường như: Nâng cao năng lực khai thác, năng lực sản xuất của các nhà máy Z thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng (Z195,Z115,...), Tổng công ty viễn thông quân đội Viettel, Tổng công ty xây dựng Trường Sơn, và nhiều dự án trọng điểm của Nhà nước như: Xây dựng tuyến đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 1, đê chắn sóng Dung Quất, mạng viễn thông quốc gia, công nghiệp đóng tàu, công trình thủy điện Hàm Thuận Đa Mi. Ngoài ra, nhiều cá nhân cũng đã được vay tiền để mua nhà ở, mua ô tô, đi du học,...
Doanh số cho vay: Qua các năm, doanh số cho vay tăng tương đối cao: Năm 2007 doanh số cho vay đạt 11.650 tỷ đồng thì năm 2008 là 16.452 tỷ đồng, tăng 41% so với năm 2007 hay tăng 4.802 tỷ đồng; năm 2009 đạt 30.156 tỷ đồng, tăng 83% so với năm 2008 hay tăng 13.704 tỷ đồng; năm 2010 đạt 52.248 tỷ đồng, tăng 73% so với năm 2009 hay tăng 22.092 tỷ đồng.
với việc gia tăng doanh số cho vay. Năm 2008, doanh số thu nợ là 9.464 tỷ đồng, tăng 59% so với năm 2007 hay tăng 3.521 tỷ đồng. Năm 2009 đạt 17.887 tỷ đồng, tăng 89% so với năm 2008. Năm 2010 cũng tăng 67% so với năm 2009, đạt 29.845 tỷ đồng.
Dư nợ: Dư nợ cho vay năm 2010 cao hơn 4 lần so với năm 2007. Tuy nhiên mức tăng trên lại không đồng đều qua các năm, năm 2009 có tốc độ tăng trưởng cao nhất đạt dư nợ 27.064 tỷ đồng. Năm 2010 dư nợ vay vẫn tăng cao (59%) nhưng không bằng tốc độ tăng trưởng dư nợ của năm 2009 (80%), điều này là do năm 2010 lạm phát tăng cao, các cơ hội đầu tư cũng ít hơn, Nhà nước thực hiện thắt chặt hoạt động tín dụng. Với điều kiện như vậy, mức tăng trưởng dư nợ trong năm 2010 của ngân hàng Quân đội được đánh giá là khá tốt.
Nhìn chung tốc độ tăng trưởng cho vay – thu nợ của ngân hàng TMCP Quân đội được duy trì liên tục, vững chắc, chất lượng cho vay ngày càng được nâng lên thể hiện ở tỷ lệ nợ quá hạn luôn duy trì ở mức dưới 4%, ngân hàng Quân đội cũng luôn được Ngân hàng Nhà nước xếp loại A và là một trong năm ngân hàng thương mại cổ phần có mức tăng trưởng vững chắc nhất.
2.1.3.3. Các hoạt động khác
Ngoài những nghiệp vụ truyền thống trước đây như nhận gửi và cho vay, hiện nay các ngân hàng thương mại đã không ngừng gia tăng các hoạt động dịch vụ ngân hàng với mức thu chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng thu nhập của ngân hàng. Đó là xu hướng phát triển của ngân hàng hiện đại. Nắm được xu thế phát triển chung đó, ngân hàng TMCP Quân đội đã từng bước ứng dụng các thành tựu của khoa học công nghệ hiện đại cùng với sự phát triển các loại hình dịch vụ đa dạng, phong phú đáp ứng được đòi hỏi của nền kinh tế thị trường linh hoạt và năng động.
- Hoạt động thẻ ATM:
được tăng lên, thời gian thanh toán được rút ngắn, việc kiểm tra, giám sát được thực hiện nhanh chóng, đảm bảo an toàn, chính xác.
Từ năm 2002, ngân hàng TMCP Quân đội đã chính thức tham gia hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, thu hút được nhiều tổ chức kinh tế và tư nhân đến mở tài khoản tiền gửi giao dịch với Ngân hàng TMCP Quân đội ngày càng tăng, do đó tăng thu phí dịch vụ cho nhân hàng.
Cuối năm 2003, Ngân hàng TMCP Quân đội đã cùng với ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và 10 ngân hàng cổ phần khác ký thỏa thuận hợp tác tham gia vào hệ thống thể rút tiền tự động (ATM) chung. Loại thẻ thanh toán này đã chính thức sử dụng trong quý II năm 2004, với nhiều tiện ích như: Rút tiền mặt, chuyển khoản, thanh toán hóa đơn mua bán hàng hóa dịch vụ, thanh toán cước phí điện thoại di động trả sau của Viettel... Tính đến cuối năm 2010, Ngân hàng Quân đội đã có trên 300 máy ATM, 1.100 máy POS, và đã chủ động phát hành thẻ, không phải thông qua Ngân hàng Ngoại thương nữa. Nhờ vậy, có thể chủ động hơn trong việc phát hành, quản lý thẻ, tăng lợi nhuận, giảm chi phí, và thời gian trả thẻ cho khách hàng.
Đối với dịch vụ thẻ ATM thì Ngân hàng Quân đội cũng đã huy động được lượng tiền gửi tương đối với lãi suất tiền gửi không kỳ hạn.
- Về hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu:
Hoạt động thanh toán suất nhập khẩu luôn có mức tăng trưởng khá. Doanh số thanh toán suất nhập khẩu năm 2010, số lượng L/C phát hành nhiều hơn năm 2009 là 650 thư, đạt 3.200 thư tín dụng. Thanh toán L/C luôn chiếm trên 50% tổng doanh số suất nhập khẩu, phần còn lại là thanh toán bằng điện chuyển tiền và nhờ thu. Việc thanh toán xuất nhập khẩu và thực hiện chuyển tiền được thực hiện thuận tiện, đảm bảo đúng hạn và đúng với thông lệ quốc
tế, nâng cao uy tín trong lĩnh vực thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Quân đội trên cường quốc tế.
- Hoạt động kinh doanh ngoại tệ:
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ có những chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả khích lệ. Năm 2010 thu lãi từ việc kinh doanh ngoại tệ đạt 146 tỷ đồng trên tổng lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng Quân đội là 2.150 tỷ đồng chiếm 6,8%. Ngân hàng Quân đội tham gia vào việc thanh toán, mua bán ngoại tệ liên ngân hàng, điều này đã dần nâng vị thế của Ngân hàng Quân đội.
- Hoạt động bảo lãnh:
Hoạt động bảo lãnh vẫn tiếp tục đạt được tốc độ tăng trưởng cao, đóng góp nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. Số dư bảo lãnh đến 31/12/2010 đạt 3.903 tỷ đồng. Doanh số bảo lãnh tăng nhưng chất lượng hoạt động của bảo lãnh vẫn được đảm bảo.
- Hoạt động thanh toán trong nước:
Hoạt động thanh toán trong nước của ngân hàng cũng đang rất phát triển. Các hình thức thanh toán chủ yếu là thanh toán điện tử liên ngân hàng,thanh toán bù trừ, thanh toán trong cùng hệ thống Ngân hàng TMCP Quân đội. Lợi nhuận thu được từ dịch vụ thanh toán trong nước đạt 178 tỷ đồng tương đương khoảng 8% lợi nhuận trước thuế.
- Hoạt động của các công ty trực thuộc:
Công ty chứng khoán Thăng Long (TSC): Năm 2010, cùng với khó khăn chung của thị trường chứng khoán, lợi nhuận của TSC là không đáng kể. Tuy nhiên công ty đã tập trung hoàn thiện cơ cấu tổ chức, nâng cao chất lượng dịch vụ. Trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam có nhiều biến động, TSC đã nỗ lực hoạt động và có những kết quả nhất định.
ty quản lý nợ và khai thác tài sản đã thu được 9.000 tỷ đồng nợ quá hạn. Trong năm công ty cũng đã khai thác tốt các tài sản đảm bảo nợ vay, cho thuê văn phòng. Đồng thời công ty còn thực hiện quản lý một số dự án đầu tư của Ngân hàng Quân đội và tiến hành cải tạo, sửa chữa chi nhánh, kios ATM toàn hệ thống theo mô hình giao dịch chuẩn do khối Khách hàng cá nhân xây dựng.
Công ty Quản ký quỹ Hà Nội (HFM): Công ty đã thành lập và đi vào hoạt động từ cuối năm 2006, trong thời gian qua công ty đã ổn định tổ chức, tuyển nhân sự, từng bước tạo dựng hình ảnh trong thị trường tài chính Việt Nam.
Công ty Cổ phần địa ốc (MBLAND): Là công ty bất động sản được thành lập năm 2008 với số vốn điều lệ ban đầu là 475 tỷ đồng. Chỉ sau một thời gian ngắn sau khi thành lập, công ty đã triển khai hành loạt các dự án trên các địa bàn Hà Nội. Nha Trang, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai...
2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội2.2.1. Thực trạng hoạt động huy động vốn và rủi ro huy động vốn 2.2.1. Thực trạng hoạt động huy động vốn và rủi ro huy động vốn
2.2.1.1. Thực trạng hoạt động huy động vốn
Nguồn vốn của ngân hàng TMCP Quân đội cũng như các ngân hàng khác chiếm tỷ trọng lớn nhất vẫn là vốn huy động từ bên ngoài. Ngân hàng Quân đội chủ yếu huy động thông qua hình thức nhận tiền gửi, và trong một số trường hợp đặc biệt ngân hàng huy động qua hình thức tiền vay của các tổ chức tín dụng khác (vay để đáp ứng nhu cầu thanh khoản). Cụ thể:
+ Tiền gửi của khách hàng bao gồm: tiền gửi của các tầng lớp dân cư và tiền gửi của các tổ chức kinh tế.
+ Tiền gửi và vay của các TCTD khác.
Để đạt mục tiêu kinh doanh – tối đa hóa giá trị doanh nghiêp, tối đa hóa lợi nhuận, ngân hàng Quân đội đã khai thác triệt để nguồn vốn huy động từ bên ngoài và nâng cao hiệu suất sử dụng vốn nhằm tăng cường quy mô tài sản sinh lời.
Để thấy được điều này ta xét biến động nguồn vốn của ngân hàng Quân đội trong thời gian qua:
Bảng 2.4 : Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng Quân đội
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 1. Vốn huy động 35.694 80,5 51.675 75,0 89.020 79,3 Tiền gửi của các tổ chức
kinh tế 17.112 38,6
24.78