Phòng ngừa và quản lý rủi ro trong huy động vốn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Quân đội trong điều kiện cạnh tranh tự do giữa các NHTM trên thị trường vốn Việt Nam (Trang 83)

- Chính sách khách hàng:

3.2.1.3.Phòng ngừa và quản lý rủi ro trong huy động vốn

Quản lý rủi ro tín dụng nói chung và quản lý rủi ro huy động vốn nói riêng là một quá trình liên tục cần được thực hiện ở mọi cấp độ và là yêu cầu bắt buộc đối với ngân hàng. Ban lãnh đạo ngân hàng có trách nhiệm xây dựng mục tiêu, chiến lược, nhiệm vụ kinh doanh đối với khách hàng gửi tiền, trong đó xác định rõ những rủi ro và lợi nhuận của ngân hàng, để thiết lập một hệ

thống kiểm soát và quản lý rủi ro trong huy động vốn một cách hiệu quả. Ban lãnh đạo ngân hàng phải tổ chức, giám sát các hoạt động huy động vốn theo đúng quy định, đánh giá rủi ro của hoạt động huy động vốn, đưa ra các biện pháp tổ chức để hạn chế rủi ro, đặt ra các tiêu chí và giám sát rủi ro. Ngoài ra, ban lãnh đạo phải tích cực tham gia vào các cuộc họp về quản lý rủi ro trong huy động vốn; Luôn nhấn mạnh đến quản lý rủi ro khi tiếp xúc với nhân viên; Phổ biến rõ ràng về chính sách rủi ro trong huy động vốn...

Xác định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của HĐQT, Ban lãnh đạo, các phòng ban trực thuộc có liên quan, và nhân viên trong hoạt động huy động vốn và quản lý rủi ro trong huy động vốn là rất cần thiết nhằm đảm bảo: Những quyết định quan trọng liên quan tới chiến lược huy động vốn, quản lý rủi ro trong huy động vốn được đưa ra một cách thích hợp bởi một tập thể các cá nhân với kinh nghiệm và kiến thức phù hợp; Những trách nhiệm do Ban lãnh đạo cao cấp giao phó được thực hiện đúng với sự ủy nhiệm đó; Các cá nhân được giao những vai trò thích hợp cho phép đảm bảo phân tách nhiệm vụ một cách phù hợp nhằm tạo môi trường thuận lợi và có kiểm soát.

Để đảm bảo tồn tại và phát triển với sức ép cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường vốn, các NHTM Việt Nam cần tăng cường liên kết, hợp tác, trao đổi chia sẻ kinh nghiệm hoạt động ngân hàng trên các lĩnh vực; kết nối các nghiệp vụ, sản phẩm dịch vụ, tạo ra hệ thống phục vụ khách hàng rộng lớn, hiệu quả, tiết giảm chi phí. Bởi vì chỉ có tăng cường sự đồng thuận giữa các NHTM, thành viên trong hiệp hội Ngân hàng Việt Nam trong nhiều chính sách của NHTM thì mới có thể đảm bảo ổn định, kiềm chế lạm phát và phát triển kinh tế đất nước, sự phát triển của số đông cộng đồng doanh nghiệp, của các tầng lớp dân cư, và nhất là đảm bảo hiệu quả kinh doanh của từng NHTM, cũng như của cả hệ thống NHTM Việt Nam.

Nhận thức được điều này, ngân hàng Quân đội cần tăng cường hơn nữa việc thực hiện liên kết với các TCTD khác, ký kết các văn bản thỏa thuận liên kết các dịch vụ ngân hàng, liên kết trao đổi, chia sẻ vốn và chia sẻ đầu tư giữa các NHTM với nhau, hợp tác cùng phát triển.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Quân đội trong điều kiện cạnh tranh tự do giữa các NHTM trên thị trường vốn Việt Nam (Trang 83)