CÁC NHTM TRÊN THỊ TRƯỜNG VỐN VIỆT NAM 2.1 Khái quát về ngân hàng thương mại cổ phần Quân độ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Quân đội trong điều kiện cạnh tranh tự do giữa các NHTM trên thị trường vốn Việt Nam (Trang 32)

2.1. Khái quát về ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội 2.1.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Quân đội ( gọi tắt là Ngân hàng Quân đội hay MB) được thành lập theo quyết định số 0054/NH- GP do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 14/09/1994 và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 060297 do sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp ngày 30/09/1994. Số vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng với định hướng hoạt động trong giai đoạn đầu là trung gian tài chính phục vụ các doanh nghiệp quân đội tham gia phát triển và thực hiện nhiệm vụ Quốc phòng. Cổ động sáng lập là Tổng cục công nghiệp quốc phòng, Tổng công ty bay dịch vụ, Tổng công ty xây dựng Trường Sơn, Công ty Tân Cảng, Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (VCB). Tính đến thời điểm cuối năm 2010, số vốn điều lệ của ngân hàng đã lên tới 6.700 tỷ đồng và đã có trên 300 điểm giao dịch ở tất cả 3 miền Bắc, Trung, Nam.

Ngân hàng TMCP Quân đội ra đời là sự hội tụ của nhiều yếu tố trong đó quan trọng nhất phải kể đến đó là thời điểm và ý tưởng thành lập ngân hàng. Trước đây, trong chiến tranh các ý tưởng thành lập một ngân hàng giống như các ngân hàng Liên Xô cũ đã được hình thành. Các ngân hàng này được yêu cầu tách ra khỏi chức năng cấp phát cho các đơn vị quân đội làm kinh tế và dần tiến đến tự chủ về tài chính trong hoạt động vừa dựng nước vừa giữ nước. Song ý tưởng đó đã không thực hiện được do còn nhiều hạn chế về cơ chế thành lập. Đến năm 1990, các ý tưởng này lại được hồi sinh khi mà pháp lệnh về ngân hàng đã hình thành hệ thống ngân hàng 2 cấp : Ngân hàng Nhà nước

quản lý và ổn định tiền tệ; các Tổ chức tín dụng hoạt động kinh doanh phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế đất nước. Từ các ý tưởng nhen nhóm ban đầu cùng các chuyến đi khảo sát tại các nước trong khu vực và trên thế giới thì một yêu cầu đặt ra là phải có một ngân hàng phục vụ các doanh nghiệp quân đội làm kinh tế.

Sau chiến tranh, các doanh nghiệp quân đội bên cạnh nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc còn có nhiệm vụ xây dựng kinh tế. Họ hoạt động sản xuất kinh doanh trong hầu khắp các lĩnh vực của nền kinh tế. Thế nhưng, khó khăn nhất cho các doanh nghiệp quân đội làm kinh tế chính là vốn. Thời điểm trước năm 1990, các doanh nghiệp quân đội gặp khó khăn trong việc vay vốn các ngân hàng do các ngân hàng lúc đó chưa am hiểu nhiều về các doanh nghiệp này. Trước yêu cầu đó, cần phải có một tổ chức tài chính trung gian để có thể điều hoà vốn từ các doanh nghiệp quân đội thừa sang các doanh nghiệp quân đội thiếu và tìm kiếm nguồn tài trợ cho các hoạt động này. Ngay từ khi ra đời, mục tiêu hoạt động của Ngân hàng Quân đội đã xác định rõ là thực hiện hoạt động như một ngân hàng đa năng phục vụ cho các doanh nghiệp quân đội làm kinh tế và cung cấp dịch vụ ngân hàng cho mọi thành phần kinh tế.

Trong xu thế phát triển của nền kình tế Việt Nam, Ngân hàng Quân đội cũng không ngừng lớn mạnh. Đối tượng khách hàng của ngân hàng Quân đội cũng ngày càng đa dạng bao gồm các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế ( Doanh nghiệp nhà nước; công ty cổ phần ; Công ty TNHH; Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ...) và các cá nhân. Với phương châm hoạt động an toàn hiệu quả và luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu, những năm qua, Ngân hàng Quân đội luôn là người đồng hành tin cậy của khách hàng và uy tín của ngân hàng cũng ngày càng phát triển.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Quân đội trong điều kiện cạnh tranh tự do giữa các NHTM trên thị trường vốn Việt Nam (Trang 32)