Nguyên nhân tồn tại rủi ro tín dụng tại MB

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Quân đội trong điều kiện cạnh tranh tự do giữa các NHTM trên thị trường vốn Việt Nam (Trang 67)

1 22,7 5.92 22, 29.70 26,0 Tiền gửi và vay của các

2.2.3.3.Nguyên nhân tồn tại rủi ro tín dụng tại MB

a, Nguyên nhân chủ quan:

- Khối quản trị rủi ro mới ra đời nên còn thiếu kinh nghiệm và nhân lực.

Mặc dù đã hoạt động rất tích cực nhưng do thành lập chưa lâu, kinh nghiệm và nhân lực còn hạn chế nên khối chưa phát huy được hết vai trò và trách nhiệm. Thời gian qua, phòng Quản lý tín dụng mới chỉ dừng lại ở việc thẩm định các khoản vay theo quy định do các bộ phận kinh doanh và các khoản vay vượt mức phán quyết của các chi nhánh cấp I gửi lên, chưa có điều kiện triển khai các công tác quản lý tín dụng, chưa có những hướng dẫn cụ thể để các bộ phận kinh doanh nắm bắt quy trình quản lý rủi ro tín dụng một cách thấu đáo và nghiêm chỉnh thực hiện.

- Chất lượng cán bộ tín dụng còn hạn chế.

+ Hầu hết cán bộ tín dụng của Ngân hàng Quân đội đều rất trẻ, trình độ lý thuyết thì có, rất năng động, dám nghĩ dám làm nhưng nhận thức và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế. Trình độ và kinh nghiệm của cán bộ tín dụng còn nhiều bất cập trong công tác phân tích các thông tin kinh tế xã hội, phân tích đánh giá các dự án cho vay còn nhiều chủ quan, chậm phát hiện các nguy cơ rủi ro tiềm ẩn, dẫn đến những sai lầm trong các quyết định cho vay. Tại không

ít chi nhánh, nội dung các tờ trình thẩm định dự án, trình duyệt hạn mức, trình duyệt cho vay còn sơ sài, thiếu những thông tin tài chính và phi tài chính cần thiết phục vụ cho việc ra quyết định của các cấp quản lý, chưa lường đón hết được những rủi ro chủ yếu có thể xảy ra để có biện pháp phòng ngừa. Điều này dẫn đến chất lượng thẩm định khách hàng, khoản vay chưa đạt yêu cầu, làm cho các khoản vay sau khi được phê duyệt đã bộc lộ nguy cơ tiềm ẩn rủi ro cao.

+ Việc bám sát doanh nghiệp của các cán bộ tín dụng ở nhiều chi nhánh còn hạn chế vì mỗi cán bộ tín dụng phải quản lý một lượng khách hàng lớn nên không nắm bắt được tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của khách hàng, khi khách hàng gặp khó khăn, xảy ra rủi ro mới phát hiện ra thì đã muộn.

- Hệ thống hỗ trợ đo lường, phân tích rủi ro tín dụng còn yếu kém.

Hệ thống các công cụ đo lường và quản lý rủi ro còn khá nghèo nàn và thiếu tính đồng bộ. Hiện nay, MB mới chỉ có hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để đánh giá rủi ro của khách hàng. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp vẫn còn một số hạn chế, đó là:

+ Bộ chỉ tiêu đánh giá hiện được áp dụng chung cho mọi đối tượng khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng là chưa phù hợp. Bởi vì giữa các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ có sự khác biệt lớn về lịch sử hoạt động của doanh nghiệp, quy mô vốn, quy mô tài sản, doanh thu, lao động,... Do vậy một bộ chỉ tiêu chung áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp sẽ phản ánh không chính xác thực trạng doanh nghiệp. Thực tế đã cho thấy bộ chỉ tiêu này chưa được phù hợp với đối tượng doanh nghiệp nhỏ.

+ Ngân hàng chưa có mức chuẩn chung về tình hình tài chính, tốc độ tăng trưởng, khả năng sinh lời... riêng cho từng ngành nên việc áp dụng cùng một chỉ tiêu chung cho các ngành khác nhau cũng dẫn đến việc chấm điểm có

thể chưa phản ánh đúng thực trạng doanh nghiệp.

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp mới triển khai từ cuối năm 2008, vẫn tiếp tục trong quá trình kiểm nghiệm và hoàn thiện nên vẫn còn những hạn chế nhất định.

- Hệ thống giám sát sự tuân thủ chưa tốt và chưa có chế tài xử phạt.

Hầu như hệ thống giám sát chưa chủ động phát hiện các sai sót trong tuân thủ quy trình nghiệp vụ mà chỉ giải quyết sau khi đã phát sinh những vụ việc hay xảy ra tổn thất cho ngân hàng.

Nguyên nhân chính là do hệ thống kiểm tra nội bộ trực thuộc chi nhánh nên không phát huy hiệu quả hoạt động. Mặt khác, ngân hàng chưa có chế tài quy định về trách nhiệm của cán bộ tín dụng và thẩm định đối với kết quả, chất lượng tín dụng. Các sai phạm chưa bị xử lý nghiêm, dẫn đến trách nhiệm của cán bộ trong công việc không cao.

- Ngân hàng Quân đội chưa có bộ tiêu chuẩn về sắp xếp, lưu giữ hồ sơ.

Hiện nay hồ sơ tín dụng chưa được quản lý theo đúng tiêu chuẩn quản lý rủi ro tín dụng, đó là do cán bộ tín dụng còn chưa khoa học trong sắp xếp hồ sơ, điều kiện cơ sở vật chất chưa đáp ứng nhu cầu quản lý hồ sơ. Hạn chế này là do trụ sở ngân hàng Quân đội hiện nay còn chật hẹp, quy mô còn nhỏ so với lượng giao dịch hiện tại và cán bộ chưa ý thức được tầm quan trọng

b, Nguyên nhân khách quan - Về phía khách hàng

+ Đối với khách hàng doanh nghiệp, một thực trạng chung hiện nay ở Việt Nam là rất nhiều doanh nghiệp không tuân thủ nghiêm chế độ báo cáo tài chính hoặc bản thân họ cố ý tạo số liệu đẹp để gửi cho ngân hàng, do vậy hầu hết các báo cáo tài chính đều có chất lượng kém, không phản ánh đúng thự trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này gây khó khăn cho ngân hàng trong việc phân tích, đánh giá thực trạng khách hàng và

mất thời gian để tìm hiểu và xác định lại các nội dung trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Thêm nữa, hiện nay rất ít doanh nghiệp thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính. Thông thường chỉ các doanh nghiệp nhà nước hay những doanh nghiệp lớn, những công ty cổ phần có chứng khoán niêm yết trên sở giao dịch mới thuê kiểm toán tài chính độc lập, còn lại phần lớn doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ không thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính. Do vậy ngân hàng khó phát hiện các sai sót trong việc chấp hành chế độ kế toán của những doanh nghiệp này, dẫn đến thông tin sử dụng phân tích khách hàng không chính xác.

+ Đối với khách hàng cá nhân, tâm lý người Việt Nam là không muốn công khai thông tin về cá nhân, tình hình công việc cũng như tình trạng sức khỏe của mình. Tư cách của khách hàng vay là yếu tố khó xác định song lại rất quan trọng, quyết định sự hoàn thành của khoản vay. Hơn nữa, hệ thống xếp hàng tín dụng không thể điều chỉnh nhanh chóng để thích ứng với những thay đổi trong nền kinh tế cũng như chưa phản ánh được những trường hợp khách hàng có hoàn cảnh đặc biệt.

- Mức độ công khai thông tin của các cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế.

Những thông tin về quy hoạch phát triển kinh tế ngành, vùng, quy hoạch xây dựng hạ tầng... có ảnh hưởng trực tiếp đến tài sản và hoạt động kinh doanh khách hàng. Tuy nhiên việc những thông tin này thường không được công bố chi tiết, do vậy ngân hàng khó dự đoán chính xác được ảnh hưởng của các sự kiện đó đối với hoạt động của khách hàng.

Các chính sách và cơ chế quản lý vĩ mô của Nhà nước đang trong quá trình đổi mới và hoàn thiện nên thường có sự điều chỉnh, lại không được thông báo trước một thời gian dài cần thiết để các cá nhân, tổ chức liên quan

kịp chuyển đổi, thích nghi (như chính sách ngừng xuất khẩu gỗ; sự thay đổi trong quy hoạch xây dựng hạ tầng; thay đổi cơ chế lãi suất, tỷ giá; cơ chế tài chính; những quy định về quản lý sử dụng đất đai... trong thời gian qua). Điều này dẫn đến hậu quả là cả khách hàng và bản thân ngân hàng không lường trước được, do vậy dẫn đến lựa chọn cho vay với những dự án, phương án thua lỗ, thậm chí khách hàng bị phá sản do không theo kịp chính sách quản lý kinh tế.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Quân đội trong điều kiện cạnh tranh tự do giữa các NHTM trên thị trường vốn Việt Nam (Trang 67)