Chi phí nhân công trực tiếp 3Chi phí sản xuất chung

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn (Trang 109)

- Xác định phạm vi phù hợp mà doanh nghiệp sẽ biến thiên trong đó ở kỳ sản xuất kinh doanh sắp tới.

2Chi phí nhân công trực tiếp 3Chi phí sản xuất chung

-Chi phí nhân viên -Chi phí vật liệu

-Chi phí công cụ, dụng cụ…

Người kiểm soát Người lập báo cáo

3.4 Điều kiện cơ bản để hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm ở Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn thành sản phẩm ở Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn

3.4.1. Về phía Nhà nước và các cơ quan chức năng

Hiện nay trong các doanh nghiệp ở Việt Nam mô hình kết hợp: Kế toán tài chính và kế toán quản trị nói chung, cũng như kế toán quản trị chi phí sản xuất nói riêng là một khái niệm còn khá mới mẻ với nhiều người làm kế toán. Nó mới được biết đến về mặt lý thuyết, trên sách vở và giảng dạy tại một số trường có chuyên ngành kế toán. Còn trên thực tế rất nhiều cán bộ kế toán hiểu kế toán quản trị là gì, chức năng nhiệm vụ như thế nào? Chính vì vậy để

xây dựng được mô hình kế toán quản trị và đưa những nội dung đã đề cập vào thực tế cuộc sống thì Nhà nước và các cơ quan chức năng cần thực hiện một số giải pháp sau:

- Quy định cụ thể về chính sách kế toán

Cần có một chính sách kế toán nhằm phân định phạm vi phản ánh của kế toán tài chính và kế toán quản trị cùng với các văn bản hướng dẫn thực hiện kế toán quản trị được ban hành từ phía cơ quan Nhà nước. Thông qua các kênh thông tin của mình, có được những biện pháp tuyên truyền, phổ biến kiến thức, tổ chức nói chuyện chuyên đề, hội thảo về kế toán quản trị cho các doanh nghiệp thấy được vai trò và tầm quan trọng của kế toán quản trị nói chung và kế toán quản trị chi phí nói riêng trong việc ra các quyết định quản trị.

- Ban hành các quy định chung có tính hướng dẫn về kế toán quản trị Các quy định về kế toán quản trị nhằm hướng dẫn cụ thể về nội dung và phương pháp tổ chức kế toán quản trị cho các doanh nghiệp, vận dụng kế toán quản trị trong từng ngành, từng loại hình doanh nghiệp giúp doanh nghiệp tham khảo, vận dụng vào điều kiện cụ thể của doanh nghiệp mình. Cần xây dựng các văn bản hướng dẫn về sử dụng chứng từ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán, sổ kế toán...

- Nhà nước cần tiếp tục xây dựng, hoàn thiện để nhanh chóng có được một hành lang pháp lý ổn định về luật kinh tế, tài chính. Trong đó chú trọng việc hoàn thiện chế độ kế toán hiện hành phù hợp với điều kiện thực tế của thị trường Việt Nam và phù hợp với thông lệ, chuẩn mực kế toán quốc tế.

- Cần có sự cải tiến chương trình và phương pháp đào tạo chuyên ngành kế toán ở các trường Đại học, Cao đẳng và trung học chuyên nghiệp có đào tạo kế toán theo hướng chuyên sâu ngành kế toán quản trị như là một ngành ứng dụng trong thực tế.

- Chủ động xây dựng mô hình kế toán phù hợp: Trên cơ sở các mô hình tổ chức kế toán mẫu mà các cơ quan chức năng đưa ra doanh nghiệp có thể xem xét và vận dụng phù hợp với loại hình công ty cổ phần cũng như quy mô của công ty. Từ đó nhà quản trị nhận thức được vai trò của kế toán quản trị, trong nền kinh tế thị trường nếu thiếu thông tin có tính định hướng cho các vấn đề kinh doanh thì các quyết định có thể sai lầm.

- Tổ chức bộ máy kế toán Công ty: Tình hình hiện nay cho thấy bộ máy kế toán tại công ty chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu công việc của kế toán quản trị, bởi phần lớn kế toán chỉ có kiền thức về kế toán tài chính.

- Xây dựng hệ thống chỉ tiêu cần thiết: Mỗi doanh nghiệp phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu thông tin trong nội bộ doanh nghiệp một cách đồng bộ và thống nhất, tránh sự trùng lặp nhằm đảm bảo cho việc cung cấp thông tin nhanh chóng và thuận lợi cũng như không xuất hiện sự mâu thuẫn lẫn nhau giữa các thông tin được cung cấp. Đồng thời cần xây dựng một hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật tiên tiến và hiện thực để vận dụng trong doanh nghiệp, nhằm cung cấp một nguồn dữ liệu đáng tin cậy cho kế toán quản trị trong việc dự báo và kiểm soát chi phí.

- Tăng cường bồi dưỡng nhân viên kế toán về kiến thức kế toán quản trị: Để hoàn thiện được mô hình kế toán kết hợp, đặc biệt là phần kế toán quản trị, công ty phải tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cho các nhân viên kế toán các kiến thức về kế toán quản trị, hình thành bộ phận kế toán quản trị chi phí thực hiện các công việc theo nội dung mà công ty xác định.

Trong bối cảnh kinh tế Việt nam hiện nay, các doanh nghiệp để có thể đảm bảo được vị thế của mình trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, buộc các doanh nghiệp phải tăng cường quản lý trên mọi mặt hoạt động kinh tế. Kế toán với tư cách là công cụ cung cấp thông tin cho quản lý, có vai trò tích cực trong việc quản lý, điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế nói chung và quản lý kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nói riêng. Quản lý tốt chi phí là yếu tố quan trong để xác định giá thành đúng đắn nhất. Một hệ thống kế toán có thể đáp ứng tốt các nhu cầu thông tin phải có sự kết hợp của cả kế toán tài chính và kế toán quản trị. Đối với kế toán quản trị đặc biệt là kế toán quản trị chi phí sản xuất, tuy là khái niệm còn mới mẻ nhưng đã thể hiện được tầm quan trọng của mình. Việc tiến tới phát triển mô hình kết hợp có sự đồng đều giữa kế toán tài chính và kết toán quản trị sẽ tiếp giúp cho các nhà quản trị công ty có phương pháp quản lý chi phí tiên tiến nhằm tiết kiệm và sử dụng chi phí một cách có hiệu quả, làm cơ sở hạ giá thành sản phẩm, tăng cường khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường. Đề tài "Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn" được tác giả chọn nghiên cứu không nằm ngoài mục tiêu làm rõ vấn đề trên. Sau một thời gian nghiên cứu và khảo sát thực tế tại công ty, luận văn đã thu được một số kết quả sau:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về bản chất, chức năng, mục đích của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Đề tài có đề cập đến kinh nghiệm một số nước về tổ chức kế toán quản trị từ đó nêu lên sự cần thiết phải xây dựng mô hình kế toán kết hợp trong các doanh nghiệp sản xuất.

- Trên cơ sở khảo sát thực tế tại Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn, luận văn đã phân tích thực trạng kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Qua đó đánh giá khách quan những ưu điểm, phân tích và tìm ra một

số tồn tại trong công tác kế toán chi phí sản xuất dưới góc độ kế toán tài chính và kế toán quản trị. Nguyên nhân của những tồn tại đó là công ty chưa thiết lập đồng bộ được mô hình kế toán phù hợp đặc biệt là kế toán quản trị và nguyên nhân từ phía chính sách của Nhà nước.

- Từ thực trạng kế toán kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn, luận văn đã nêu rõ sự cần thiết hoàn thiện chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm và định hướng cho việc áp dụng mô hình kế toán kết hợp để từ đó đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm xây hoàn thiện công tác kế toán tại Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn.

Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian, đối tượng nghiên cứu nên luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả mong được sự đóng góp ý kiến chân thành của các nhà khoa học, các thầy cô giáo và các bạn đọc quan tâm để luận văn được hoàn thiện hơn.

Tác giả xin chân thành cảm ơn TS Phạm Đức Cường đã tận tình giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn (Trang 109)