Đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn (Trang 67)

- Hiện nay Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn đang áp dụng phần mềm quản trị nguồn lực doanh nghiệp ERP Đây là phần mềm tích hợp nhiều

2.2.1.Đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn

phẩm tại Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn

Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất.

Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí phù hợp với sản xuất kinh doanh, phù hợp với yêu cầu quản lý chi phí sản xuất có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tập hợp chi phí một cách nhanh chóng, hiệu quả và trong công tác tính giá thành sản phẩm của Công ty.

Do đặc thù riêng của doanh nghiệp là cùng một quy trình sản xuất, sử dụng cùng lượng vật liệu và nhân công nhưng thu được nhiều sản phẩm đường khác nhau nên chi phí sản xuất được tập hợp theo phân xưởng sản xuât và theo từng nhà máy. Cuối kỳ tính giá thành, kế toán sẽ sử dụng các phương pháp nghiệp vụ để thực hiện việc tính giá thành cho từng loại sản phẩm.

Đối tượng tính giá thành.

Giá thành sản phẩm sản xuất biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá phát sinh trong quá trình sản xuất có liên quan tới khối lượng sản phẩm đã hoàn thành. Tại công ty mía đường Lam sơn đối tượng tính giá thành là các sản phẩm hoàn thành vào cuối quy trình công nghệ như các sản phẩm đường.

Để thấy được thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm từ đó có giải pháp hoàn thiện công tác kế toán chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty, trong khuôn khổ luận văn này tác giả xin trích dẫn số liệu trong tháng 12 năm 2010 tại công ty với đối tượng tính giá thành là sản phẩm Đường kính – Tại nhà máy đường số 2.

Nhà máy đường số 2 là một đơn vị trực thuộc của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn. Nhà máy có dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại, liên

tục và mang tính tự động hoá cao. Công nhân trực tiếp sản xuất có trách nhiệm theo dõi sự vận hành của máy móc, thiết bị ở mỗi công đoạn trên dây chuyền sản xuất. Công nhân sản xuất được chia làm 3 ca thay phiên nhau vận hành máy liên tục 24h/ngày. Tại nhà máy sản xuất đường số 2, công suất 4.000 tấn mía cây/ ngày. Sản phẩm thu được sau quy trình sản xuất tại nhà máy đường số 2 là đường tinh luyện (RE) và đường vàng tinh khiết.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn (Trang 67)