Trình tự kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn (Trang 74)

- Hiện nay Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn đang áp dụng phần mềm quản trị nguồn lực doanh nghiệp ERP Đây là phần mềm tích hợp nhiều

c.Trình tự kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Thông thường chi phí NVL trực tiếp liên quan đến từng đối tượng tập hợp chi phí cụ thể. Để thuận tiện cho việc tập hợp chi phí, nhân viên thống kê tại đơn vị theo dõi tình hình sử dụng NVL và quản lý các chi phí phát sinh ở từng ca sản xuất. Cuối mỗi ca thống kê tổng hợp vật tư tiêu hao báo cho kế toán theo dõi.

Do mỗi bó mía đã được gắn thẻ riêng nên hàng ngày khi mía được đưa vào sản xuất cán bộ thống kê căn cứ vào các thẻ có trên mỗi bó mía để xác định số lượng và giá trị mía đưa vào sản xuất. Cuối kỳ, căn cứ vào số lượng mía tồn đầu, tồn cuối tháng và giấy báo Nợ của Xí nghiệp nguyên liệu về số mía nhập trong kỳ, kế toán sẽ xác định được số lượng và giá trị của số mía đưa vào sản xuất trong tháng.

Nợ TK 621 Có TK 152

Đối với các loại vật liệu: bìa cacton, bao PP, bao PE, chỉ khâu... khi xuất dùng cho sản xuất kế toán cập nhật theo định khoản:

Nợ TK 621 Có TK 152

Trường hợp cuối tháng nguyên vật liệu sử dụng không hết nhập lại kho, kế toán căn cứ vào “ Báo cáo vật tư dở dang” từ các phân xưởng gửi lên tiến hành cập nhật:

Nợ TK 152 Có TK 621

Đối với bao bì nhập lại kho Nợ TK 152

Có TK 621

Cuối tháng, kế toán thực hiện bút toán kết chuyển chi phí NVLTT theo định khoản:

Nợ TK 154 Có Tk 621

Sau khi dữ liệu được lưu vào máy, máy tự động ghi vào sổ nhật ký chung, sổ cái TK 621 và theo dõi chi tiết trên các báo cáo chi tiết TK 621 cho sản phẩm. Cuối tháng, máy sẽ xử lý tự động và đưa ra các báo cáo chi tiết, báo cáo tổng hợp khi có lệnh để tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Các báo cáo chi tiết, báo cáo tổng hợp có thể lập theo toàn bộ tài khoản hay theo một mã cấp chi tiết của tài khoản đó (Sổ cái TK 621 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp xem Phụ lục 2.6)

2.2.3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

a. Nội dung chi phí: Chi phí nhân công trực tiếp ở Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn là những khoản chi phí phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, chi phí này gồm: Tiền lương chính, lương phụ, các khoản thưởng, trợ cấp và các khoản trích nộp theo lương theo quy định Nhà nươc như BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN, của công nhân trực tiếp sản xuất. Được tính vào chi phí nhân công trực tiếp, theo quy định của công ty và nhà máy đường số 2, bao gồm:

•Lương sản phẩm bao gồm: Lương sản xuất, lương kiểm tu, trực thiết bị, lương chờ việc, lương nghĩ lễ …;

•Các khoản phụ cấp bao gồm: Phụ cấp ăn ca, phụ cấp ca 3, phụ cấp độc hại, dự phòng quỹ lương.

•Các khoản chi phí này sẽ được Nhà máy trích lập và chuyển lên Công ty để nộp cho cơ quan cấp trên.

Đối với công nhân sản xuất, để khuyến khích người lao động nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, công ty đã áp dụng hình thức tiền lương khoán sản phẩm. Cụ thể, công ty cổ phần mía đường Lam Sơn giao khoán toàn bộ quỹ lương cho Nhà máy đường số II. Quỹ lương này được giao khoán trên khối lượng sản phẩm hoàn thành. Đơn giá khoán được Phòng KHĐT lập và được Tổng giám đốc phê duyệt theo kế hoạch SX vụ của Nhà máy (vụ sản xuất của nhà máy được xác định từ 01/05 đến 30/04 năm sau). Trong đó :

•Trong vụ SX có 5 tháng, từ tháng 12 năm trước đến hết tháng 4 năm sau.

•Ngoài vụ SX có 7 tháng ,từ tháng 5 đến hết tháng 11.

Lương khoán được áp dụng cho cả lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Cụ thể, trong vụ ép mía năm 2010 – 2011, mức lương sản phẩm do Công ty khoán cho nhà máy đường số II là 180.000đ/tấn sản phẩm cho công nhân trực tiếp sản xuất. Lương nhân viên gián tiếp, cụ thể là bộ phận quản lý nhà máy là được tính là 7,8% lương công nhân sản xuất.

Bên cạnh tiền lương khoán theo sản phẩm, Công ty còn thanh toán tiền ăn ca, phụ cấp độc hại, tiền làm ca 3 cho công nhân sản xuất của công ty.

Như vậy, để tính tiền lương thực tế phải trả trong tháng kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm đường sản xuất được trong tháng và đơn giá khoán để tương ứng với từng khoản mục khoán.

Căn cứ vào tổng tiền lương khoán tại nhà máy đường số II, việc thanh toán tiền lương cho công nhân viên như sau:

- 50% tiền lương được thanh toán trong vụ sản xuất, tiền lương hàng tháng được tính như sau: Khối lượng SP hoàn thành * đơn giá khoán * 50%/ 5 tháng.

- 50% tiền lương được thanh toán ngoài vụ sản xuất, tiền lương hàng tháng được tính như sau: Khối lượng SP hoàn thành * đơn giá khoán * 50%/ 7 tháng.

Hàng tháng, phòng kế hoạch sản xuất căn cứ vào các phiếu nhập kho sản phẩm làm cơ sở để máy tập hợp chi phí nhân công trực tiếp và tính lương cho công nhân sản xuất. Cuối tháng, sau khi đã thực hiện các bút toán kết chuyển, điều chỉnh, máy tự động kết xuất ra các báo cáo, sổ sách theo yêu cầu: Bảng tính lương và các khoản trích theo lương; bảng phân bổ tiền lương; sổ cái; báo cáo chi tiết TK 622 theo cấp TK cấp 1.

Trong tháng 12/2010 Nhà máy đường số II đã trích lập và phân bổ các khoản chi phí nhân công sau:

Biểu 2.2 Bảng chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp nhân công tháng 12/2010

Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn Nhà máy đường số 2

BẢNG TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN PHỤ CẤP (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tháng 12 năm 2010

ĐVT: Đồng

TT Khoản mục chi phí Công thức tính Thành tiền

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn (Trang 74)