Đổi mới và hoàn thiện cơ sở pháp lý đối với các tổ chức KT XH trong ngành nông nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn Thủ đô Hà Nội (Trang 103)

- Tỷ lệ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh % 93,13 95 100 Tỷ lệ được sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn%24,33

3.3.4. Đổi mới và hoàn thiện cơ sở pháp lý đối với các tổ chức KT XH trong ngành nông nghiệp

XH trong ngành nông nghiệp

Cụ thể hoá những nội dung cơ bản của Luật HTX sửa đổi thông qua vào tháng 11 năm 2003 tạo khung pháp lý phù hợp hơn cho các HTX tiếp tục phát triển trong điều kiện mới nhằm phát triển mạnh hơn nữa kinh tế tập thể trong những năm tới.

Để đưa các HTX nông nghiệp trên địa bàn thành phố thoát ra khỏi yếu kém, nhiều chuyên gia ngành nông nghiệp cho rằng, trước hết cần rà soát, phân loại, xử lý các tồn đọng của các HTX nông nghiệp cũ, để tiếp tục hỗ trợ, giúp đỡ các HTX nông nghiệp chuyển đổi có hiệu quả. Đối với các HTX yếu kém không có khả năng hoạt động nên giải thể. Bên cạnh các giải pháp tăng cường công tác tuyên truyền Luật HTX, xây dựng các mối liên hệ "4 nhà" (Nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp và nông dân), đồng thời tiến hành tổng kết đánh giá các mô hình HTX nông nghiệp làm ăn khá rồi nhân ra diện rộng. Các HTX cũng cần sớm chấn chỉnh, đổi mới tổ chức bộ máy, cơ chế quản lý và phương thức hoạt động. Đồng thời đào tạo, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ HTX và xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh theo hướng đa dạng hóa ngành nghề gắn với lợi ích của xã viên.

Thành phố cần sớm có chính sách hỗ trợ như tạo điều kiện về mặt bằng làm trụ sở, xây dựng cửa hàng, kho bãi giúp các HTX nông nghiệp có mặt bằng làm việc và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Bởi hiện nay còn tới 40% HTX nông nghiệp không có trụ sở làm việc, phải làm nhờ uỷ ban nhân dân xã hoặc trú tạm trong các công trình công cộng rất khó hoạt động. Trong quá trình phân bổ vốn đầu tư, thành phố nên dành một nguồn kinh phí từ ngân sách để xây dựng cơ sở hạ tầng thông qua các HTX nông nghiệp và ưu tiên đầu tư cho những vùng sản xuất hàng hóa tập trung chuyên canh lớn. Chính quyền cơ sở cũng cần hỗ trợ, giúp đỡ theo hướng lấy HTX nông nghiệp làm cầu nối giữa Nhà nước với nông hộ trong việc thực hiện các dự án, làm đại lý cung ứng vật tư, giống, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân. Nếu giải quyết tốt những vấn đề trên, số HTX nông nghiệp yếu kém sẽ bứt phá đi lên, SXKD hiệu quả, góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn ngày càng phát triển.

Tăng cường củng cố các HTX, quan tâm đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ HTX. Tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất để các HTX hoạt động hiệu quả.

Củng cố các khu sản xuất làng nghề tập trung, tăng cường hỗ trợ, tư vấn về KH-CN để có thể tạo ra sản phẩm có chất lượng, có thương hiệu uy tín, có điều kiện phát triển bền vững không gây ô nhiễm môi trường.

Kiểm tra, đánh giá chất lượng hoạt động của các HTX nông nghiệp, dịch vụ nông nghiệp hiện có, xây dựng phương án củng cố, sắp xếp lại và giải thể các cơ sở làm ăn kém hiệu quả.

Nhà nước cần bổ sung, hoàn thiện cơ sở pháp lý đối với Hội Nông dân cả về tổ chức, cán bộ, chức năng nhiệm vụ và quyền hạn trong mối quan hệ với các ngành các cấp trong hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và đội ngũ cán bộ công chức có năng lực, phẩm chất và tâm huyết với NN, ND, NT.

Nâng cao vai trò của Hội Nông dân trong phát triển bền vững vấn để tam nông. Yêu cầu đó không xuất phát từ ý muốn chủ quan của Hội Nông dân mà là đòi hỏi khách quan của quá trình phát triển nông nghiệp hàng hoá theo cơ chế thị trường định hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nước do Đảng ta lãnh đạo. Nghị quyết Đại hội X của Đảng đã nhấn mạnh: Đẩy CNH, HĐH NN, NT, giải quyết đồng bộ các vấn đề NN, ND, NT … Chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp theo hướng tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường, đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất… phát huy vai trò của giai cấp nông dân mà nòng cốt là Hội Nông dân Việt Nam trên cơ sở liên minh với giai cấp công nhân và đội ngũ trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đúng như đánh giá của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh: “CNH, HĐH NN, NT là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, là nhiệm vụ trực tiếp của giai cấp nông dân liên minh với giai cấp công nhân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước”.

Để thực hiện vai trò quan trọng đó, giải pháp cơ bản của Hội Nông dân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là quán triệt sâu sắc vai trò trung tâm, nòng cốt của Hội trong sự nghiệp CNH, HĐH NN, NT theo quan điểm của Đảng. Từ đó trung ương Hội Nông dân cần xây dựng phương án tổ chức, hoàn thiện bộ máy, đổi mới phương thức chỉ đạo, điều hành các hoạt động của hệ thống tổ chức Hội các cấp từ trung ương đến địa phương và cơ sở theo hướng: nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật, năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ Hội để đáp ứng được yêu cầu phát triển tam nông bền vững. Hội Nông dân các cấp phải là nòng cốt trong vấn đề tam nông, có vai trò chủ yếu trong tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ hội viên, hộ nông dân cả nước phát triển sản xuất nông sản hàng hoá gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản, xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại, xóa đói giảm nghèo, xây dựng, nhân rộng các mô hình nông dân sản xuất giỏi làm giàu cho gia đình và xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn Thủ đô Hà Nội (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w