- Tỷ lệ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh % 93,13 95 100 Tỷ lệ được sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn%24,33
3.3.3. Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đối với NN, NT
Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đối với vấn đề tam nông. Nâng cao vai trò, vị trí của tam nông trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, nhất là CNH, HĐH NN, NT, nhất thiết phải tăng cường vai trò của Nhà nước về mọi mặt. Nhà nước cần bổ sung, hoàn thiện cơ sở pháp lý về NN, ND, NT theo hướng hoàn thiện tổ chức chức bộ máy quản lý, nâng cao năng lực trình độ đội ngũ công chức thông qua đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng kiến thức và kinh nghiệm quản lý kinh tế, tài chính nông nghiệp theo cơ chế thị trường, định hướng XHCN. Tăng cường năng lực của bộ máy ngành nông nghiệp, Hội
nông dân cả về tổ chức, cán bộ, chức năng nhiệm vụ và quyền hạn trong mối quan hệ với các ngành các cấp trong hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước.
Tăng cường vai trò của Nhà nước đối với NN, NT và giai cấp nông dân tương xứng với vai trò vị trí của nó trong giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới, trong đó trọng tâm là hoàn thiện cơ chế chính sách, luật pháp theo hướng bảo vệ các quyền lợi chính đáng của hộ nông dân, chủ thể của sản xuất nông nghiệp, tăng thu nhập và cải thiện đời sống nông dân, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn với thành thị, đẩy nhanh tốc độ xoá đói giảm nghèo ở nông thôn.
Đất đai là vấn đề lớn liên quan trực tiếp đối với nông nghiệp, xã hội nông thôn và đời sống nông dân, nên rất cần giải pháp đồng bộ, khả thi. Vấn đề cần nghiên cứu chính sách, luật pháp về đất đai hiện nay là một mặt phải ổn định đất nông nghiệp, đất trồng lúa để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, nhưng mặt khác vẫn phải tiếp tục thực hiện chính sách chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá qui mô lớn, chất lượng cao, giá thành hạ để tăng sức cạnh tranh
Đổi mới phương thức quản lý đất nông nghiệp. Đất đai là nguồn sống chính của giai cấp nông dân nên Luật Đất đai sửa đổi cần tập trung giải quyết tốt những mâu thuẫn hiện nay trong quản và sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình CNH và ĐTH. Đã đến lúc quản lý chặt, bảo vệ toàn bộ đất lúa hiện có. Nghiêm cấm việc chuyển đất 2 vụ lúa ăn chắc sang các mục đích khác ngoài quy hoạch của nhà nước. Để thực hiện giải pháp này, đề nghị bổ sung vào Luật Đất đai một số qui định nghiêm ngặt về quản lý và bảo vệ đất lúa, coi đất lúa là tài sản quốc gia, không được xâm phạm. Hướng sửa đổi là làm rõ vai trò nhà nước, hộ nông dân trong các quyền, sở hữu, quản lý, sử dụng, chuyển dịch, chuyển nhựợng đất nông nghiệp. Cùng với Luật, ngành Tài nguyên và môi trường cần đổi mới phương thức quản lý đất nông nghiệp nói chung, đất trồng lúa nói riêng theo hình thức thích hợp. Hướng lâu dài là
chuyển từ phương pháp quản lý đất đai hành chính sang quản lý thị trường đất đai. Việc cấp phép cho các dự án đầu tư, xây dựng các KCN, KCX, sân golf… cũng như chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất lúa sang các loại đất khác nhất thiết phải theo qui hoạch thống nhất của nhà nước và đền bù theo giá thị trường, có sự tham gia của hộ nông dân.
Tập trung cao độ cho công tác qui hoạch, coi đây là nhiệm vụ tiên quyết nên Hà Nội phải hoàn thành qui hoạch chi tiết đến các xã, ngành; qui hoạch phát triển NN, NT của các huyện, xã đến năm 2020. Đẩy mạnh việc tích tụ ruộng đất và mở rộng ca hình thức sản xuất mới như trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp, HTX tự quản. Qui hoạch vùng sản xuất nông nghiệp ổn định để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng theo hướng HĐH, CNH. Hoàn thành điều chỉnh qui hoạch rừng Sóc Sơn để lập phương án khai thác phát triển rừng theo hướng nông nghiệp sinh thái gắn liền với du lịch.
Xây dựng qui hoạch phát triển nông nghiệp Hà Nội, tầm nhìn 2020, trong đó xác định rõ những vùng sản xuất nông nghiệp ổn định, vùng sản xuất nông nghiệp tạm thời theo từng giai đoạn qui hoạch.
Thực hiện tốt công tác qui hoạch chi tiết 1/2000 của các huyện và qui hoạch chi tiết 1/500 cho từng dự án cụ thể tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đầu tư phát triển ngoại thành đúng trọng tâm, trọng điểm.
Tiếp tục tăng cường và quyết liệt hơn các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, thực hiện tốt công tác phòng chống dịch theo qui định của ngành và Thành phố. Tập trung bao vây các ổ dịch không để lây lan ra diện rộng đảm bảo an toàn cho đàn gia súc, gia cầm. Tăng cương công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng.
Xây dựng đề án nước sạch về vệ sinh môi trường nông thôn.
Sớm ban hành các chính sách: chính sách trang trại, làng nghề, rừng phòng hộ môi trường, đồng thời cần rà soát, bổ sung một số cơ chế chính sách: khuyến khích hỗ trợ sản xuất bảo quản chế biến tiêu thụ và quản lý
chất lượng rau an toàn; khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp; hỗ trợ, khuyến khích đầu tư cho chăn nuôi ra xa khu dân cư theo hướng công nghiệp và qui mô lớn; hỗ trợ, khuyến khích đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội cho NN, NT. Trong đó tập trung đầu tư cho giao thông nông thôn theo hướng hoàn chỉnh đường bộ phù hợp với qui hoạch phát triển đô thị lâu dài và theo hình thức cuốn chiếu gọn từng cấp loại hoặc từng khu vực; chính sách hỗ trợ thuỷ lợi phí cho nông dân; chính sách hỗ trợ đầu tư các cụm chăn nuôi tập trung theo hương công nghiệp ngoài khu dân cư; chính sách hỗ trợ đầu tư vốn ngân sách xây dựng hạ tầng kỹ thuật nông thôn; chính sách hỗ trợ dạy nghề, đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn; chính sách giải quýet việc làm đối với nông dân bị mất đất.