- Tỷ lệ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh % 93,13 95 100 Tỷ lệ được sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn%24,33
3.2.2. Xác định bước đi phù hợp đến năm 2010 và tầm nhìn
Tốc độ tăng trưởng nông, lâm, thuỷ sản đạt 3,5 - 4%/năm; sử dụng đất nông nghiệp tiết kiệm và hiệu quả; duy trì diện tích đất lúa đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia trước mắt và lâu dài. Phát triển nông nghiệp kết hợp với phát triển công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề nông thôn, giải quyết cơ bản việc làm, nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn gấp trên 2,5 lần so với hiện nay.
Lao động nông nghiệp còn khoảng 30% lao động xã hội, tỉ lệ lao động nông thôn qua đào tạo đạt trên 50%; số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới khoảng 50%.
Phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng KT-XH nông thôn, trước hết là hệ thống thuỷ lợi đảm bảo tưới tiêu chủ động cho toàn bộ diện tích đất lúa hai vụ, mở rộng diện tích tưới cho rau màu, cây công nghiệp, cấp thoát nước chủ
động cho diện tích nuôi trồng thủy sản; cấp điện sinh hoạt cho hầu hết dân cư, các cơ sở công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn; đảm bảo cơ bản điều kiện học tập chữa bệnh, sinh hoạt văn hoá, thể dục thể thao ở hầu hết các vùng nông thôn tiến gần tới mức các đô thị trung bình.
Nâng cao năng lực phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, hoàn chỉnh hệ thống đê sông, hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, thuỷ lợi, cụm dân cư đáp ứng yêu cầu phòng chống bão, lũ; tạo điều kiện sống an toàn cho nhân dân.
Bộ NN & PTNT đã trình lên Thủ tướng những nội dung cơ bản về quy
hoạch phát triển NN, NT Hà Nội đến năm 2020. Theo đó, sẽ chú trọng phát triển: Phát triển nông nghiệp sinh thái, ven đô, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa quanh các đô thị, các vành đai rau an toàn, hoa, cây ăn quả sạch, phát triển rừng và cây xanh phục vụ cho các đô thị, khu công nghiệp, đảm bảo môi trường sinh thái của Thủ đô.
Thứ hai, từng bước ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, trước mắt tập trung vào khâu giống, công nghệ canh tác tiên tiến và các sản phẩm mũi nhọn, xây dựng các trung tâm nông nghiệp công nghệ cao. Năm 2010 sẽ hoàn thiện đồng bộ trung tâm nông nghiệp công nghệ cao Từ Liêm (sản xuất rau, hoa, quả); giai đoạn tiếp sẽ phát triển thêm ở: Gia Lâm, Đông Anh. Sản xuất nông nghiệp của Hà Nội tập trung chủ yếu vào những sản phẩm có lợi thế nhưng lại phải đưa từ nơi khác về: rau quả, cây cảnh, chăn nuôi.
Trên cơ sở đất nông nghiệp được quy hoạch ổn định lâu dài sẽ quy hoạch cụ thể các địa bàn sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, ưu tiên trước nhất đảm bảo đủ diện tích sản xuất rau an toàn cao cấp, hoa, cây cảnh giá trị cao, lúa đặc sản làm nguyên liệu chế biến sản phẩm truyền thống. Còn chăn nuôi phát triển theo hướng tập trung, không khuyến khích chăn nuôi nhỏ lẻ, trong khu dân cư, quy định cụ thể cho chăn nuôi: chăn nuôi con gì, ở khu vực nào? Việc giết mổ sẽ được quy hoạch hiện đại ngay từ đầu, đảm bảo đủ các tiêu chí
để sau này phát triển Thủ đô không gặp phải trở ngại, không tái diễn tình trạng phá rồi lại xây.
Định hướng cho phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái và CNH, HĐH nông thôn Hà Nội giai đoạn 2006 - 2010 là: Tạo bước đột phá, với tốc độ phát triển nhanh, phấn đấu đạt mục tiêu dẫn đầu cả nước. Do vậy cần tập trung phát triển một số sản phẩm chính như rau xanh, thịt gia cầm, thịt lợn nạc, thuỷ sản với số lượng lớn, chất lượng cao; CNH từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm trên thị trường và xuất khẩu. Cùng với đó là đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất sản phẩm hàng hoá, nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng nông sản chủ lực và hàng công nghiệp, thủ công mỹ nghệ ở nông thôn; Nâng mức đầu tư cho hạ tầng công nghiệp ở vùng ngoại thành, để đến năm 2010 đạt mức hoàn thiện về hệ thống điện, giao thông, thông tin, cấp thoát nước, y tế, trường học, công trình văn hoá phúc lợi...
Trong giai đoạn 2006 - 2010 và đến năm 2020 nông nghiệp Hà Nội sẽ phát triển theo 3 vùng kinh tế sinh thái. Theo quy hoạch, diện tích đất nông nghiệp ở 9 quận nội đô, đều xen lẫn với các khu đô thị và công nghiệp, chỉ còn khoảng 2.000 - 2.500 ha, phần lớn ở những quận mới thành lập: Tây Hồ, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Long Biên. Trong khi chờ đô thị hoá lấp kín, phần diện tích này có thể bố trí trồng hoa, cây cảnh, rau màu, cây giống hay loại cây có giá trị cao. Về chăn nuôi, khuyến khích nuôi động vật cảnh. Phát triển nông nghiệp sinh thái ở vùng giáp ranh giữa các quận, khu đô thị, khu công nghiệp và huyện theo hướng vành đai nông nghiệp sinh thái với nhiều loại cây chủ lực: rau xanh, hoa, cây ăn quả, cây giống và các loại lợn nạc, gia cầm, thuỷ sản. Có thể hình thành các trang trại, doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp quy mô vừa và nhỏ, các vùng nguyên liệu, doanh nghiệp chế biến nông sản, trung tâm bán buôn, chợ đầu mối nông sản. Tại đây cũng hình thành vùng chuyển tiếp ngoại ô và đô thị.
Vùng sản xuất còn giữ truyền thống NN, NT, bao gồm các xã ở xa của huyện Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, Từ Liêm và phần lớn xã ở huyện Sóc Sơn sẽ là vùng sản xuất nông nghiệp với quy mô lớn: vùng lúa, rau, cây ăn quả, hoa, cây cảnh, vùng chăn nuôi bò sữa, gia cầm, lợn, thuỷ sản để cung cấp cho công nghiệp chế biến, tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Một phần của Sóc Sơn là vùng cây lâm nghiệp nhằm cải tạo môi trường.
Phải chuyển mạnh cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, hình thành các vùng tập trung, sản phẩm có chất lượng cao, giá trị lớn. Cụ thể, mở rộng việc trồng rau sạch, xây dựng vùng chuyên canh rau theo hướng CNH từ khâu canh tác, chế biến, lưu thông. Dự kiến đến năm 2010 quy mô sản xuất rau sạch là 12.000 ha đạt sản lượng 240.000 tấn, và năm 2020 tăng qui mô lên 18.000 ha, sản lượng đạt 360.000 tấn, lấy Đông Anh làm trọng điểm, các vùng khác là vệ tinh trồng các loại rau cao cấp: ngô, dưa chuột bao tử, súp lơ, cải xanh, cải bắp, nấm... Xây dựng những vùng chuyên canh hoá tập trung ở Từ Liêm, Đông Anh, Gia Lâm, lấy Từ Liêm làm trọng điểm với các loại hoa được ưa chuộng: cúc, hồng, layơn, đào, thược dược, loa kèn, phong lan... khuyến khích nghề trồng cây cảnh quý. Dự kiến đất trồng hoa đến năm 2010 là 3.000 ha và đến năm 2020 là 5.000 ha. Mở rộng trồng cây ăn quả đặc sản như cam Canh, bưởi Diễn, vải thiều, nhãn lồng, hồng, na... khoảng 5.800 ha vào năm 2010, khoảng 4.000 ha trồng tập trung ở 32 xã thuộc 4 huyện ngoại thành. Khai thác thế mạnh hồ ao để phát triển nuôi trồng thuỷ sản chất lượng cao. Trọng điểm là huyện Thanh Trì. Phát triển chăn nuôi bò sữa ở vùng có điều kiện: Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, đạt 5.000 con vào năm 2010 và 6.000 con vào năm 2020. Phát triển vùng nuôi lợn nạc tập trung ở huyện Gia Lâm, một phần ở Đông Anh, Sóc Sơn. Quy hoạch lại các vùng chăn nuôi theo quy mô trang trại và hộ chuyên chăn nuôi.
Vấn đề phát triển công nghiệp, TTCN, ngành và làng nghề cũng được quan tâm: Thành phố ưu tiên đầu tư xây dựng công nghiệp chế biến nông,
lâm, thuỷ sản để nâng cao giá trị nông sản, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá. Khôi phục và phát triển những ngành, nghề, làng nghề có lợi thế về nguyên liệu, khả năng cạnh tranh, thu hút nhiều lao động như: gốm, dệt, tơ tằm, mây tre đan, mỹ nghệ. Duy trì một số làng nghề thủ công truyền thống để truyền nghề cho mai sau. Ưu tiên phát triển những làng nghề có thị trường ổn định và gắn với các hoạt động kinh doanh du lịch - thương mại như ở Bát Tràng, Tân Triều, Vạn Phúc. Quy hoạch, rà soát các khu công nghiệp ngoại thành như Văn Điển, Pháp Vân, Cầu Diễn, Gia Lâm, Yên Viên, Đông Anh, Chèm, Cầu Bươu... để chuyển một số doanh nghiệp nội đô ra ngoại thành. Phát triển thêm các cụm công nghiệp, TTCN vừa và nhỏ.
HĐH trong sản xuất và cơ sở hạ tầng. ở lĩnh vực sản xuất, phải đẩy mạnh CNH trong ngành trồng trọt, chăn nuôi để tạo ra sản phẩm có năng suất, chất lượng cao. Phát triển hệ thống dịch vụ đầu vào, đầu ra cho sản xuất nông nghiệp thực sự là một nền nông nghiệp CNH, HĐH. Đó là ứng dụng công nghệ cao và hiện đại vào sản xuất nông nghiệp: công nghệ nhà kính, nhà lưới, trồng rau thuỷ canh để sản xuất nông sản an toàn, thực phẩm sạch. Tự động và bán tự động trong tưới tiêu và chăn nuôi gia súc, gia cầm, chế biến thực phẩm, với những thiết bị tiên tiến, gắn với hệ thống xử lý môi trường trong sạch. Đẩy mạnh cơ giới hoá nông nghiệp, đạt 90% vào năm 2020. Hiện đại hoá hệ thống thuỷ lợi, phát triển và nâng cấp hệ thống giao thông, điện, thông tin, y tế, trường học... Thực hiện quy hoạch kiến trúc không gian nông thôn ngoại thành phù hợp với quá trình ĐTH, hài hoà tính truyền thống và hiện đại của nông thôn, đô thị. Giữ gìn một số làng cổ, khu di tích lịch sử, văn hoá, xây dựng mới nhiều làng, xã sinh thái để phát triển du lịch.