Hạn chế, yếu kém trong giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn Hà Nộ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn Thủ đô Hà Nội (Trang 83 - 84)

- Tỷ lệ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh % 93,13 95 100 Tỷ lệ được sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn%24,33

2.3.2. Hạn chế, yếu kém trong giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn Hà Nộ

dân, nông thôn trên địa bàn Hà Nội

Nông nghiệp phát triển còn kèm bền vững, tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm dần, sức cạnh tranh thấp…

Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới trong sản xuất nông nghiệp còn chậm. Sản xuất khu vực kinh tế ngoại thành vẫn là nền sản xuất nhỏ, phân tán, manh mún với công nghệ sản xuất lạc hậu. Ngành nông nghiệp luôn phụ thuộc và chịu tác động lớn của thiên nhiên nên rủi ro rất cao, thiên tai, dịch bệnh luôn luôn xảy ra cùng biến động giá cả, thị trường luôn tác động trực tiếp đến sự phát triển của ngành nông nghiệp.

NN, NT phát triển thiếu qui hoạch, kết cấu hạ tầng KT-XH còn yếu kém, năng lực thích ứng, đối phó với thiên tai còn nhiều hạn chế.

Do tác động của quá trình ĐTH, lao động nông nghiệp thiếu việc làm ngày càng nhiều tạo ra sức ép lớn về lao động dư thừa trong nông thôn. Chính sách tạo việc làm cho lao động nông nghiệp dư thừa, việc làm thiếu, năng suất

lao động và thu nhập của nông dân thấp nhưng cơ cấu chuyển dịch rất chậm. Mặt khác, do tốc độ ĐTH cao, một số vùng nông thôn đang bị phá vỡ sự ổn định về sản xuất. Trong khi đó cơ sở hạ tầng phát triển không đồng bộ, môi trường nông thôn bị ô nhiễm ngày càng tăng đang là những bức xúc và ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp ngoại thành.

Chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và sản xuất nông nghiệp tuy đã ban hành nhưng thiếu các giải pháp cụ thể, khả thi nên dẫn đến tình trang manh mún, không theo qui hoạch dẫn đến mất cân đối về cung, cầu đối với nhiều loại nông sản.

Đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, nhất là vùng sâu, vùng xa. Phân hoá giàu - nghèo giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng còn lớn, phát sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc.

Đầu tư cho NN, NT so với nhu cầu của phát triển theo hướng CNH, HĐH còn thấp chưa đáp ứng được mục tiêu đặt ra là vấn đề bức xúc, tồn tại nhiều năm qua nhưng chậm sửa đổi

Nguồn vốn ngân sách đầu tư bị chia cắt, mỗi sở, ngành, quận, huyện đều quản lý một số nguồn đầu tư nên bị tản mạn không đồng bộ, thiếu một đầu mối điều hành thống nhất. Cần có một tổ chức điều hành chung tổng các nguồn vốn để tạo ra sức mạnh và hiệu quả hơn.

Vai trò của nhà nước trong các chính sách đối với NN, ND, NT chưa nhất quan và không đồng bộ. Công tác chỉ đạo thực hiện còn chậm, chỉ đạo thiếu tập trung, chưa dứt điểm, thiếu quyết liệt (như chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp; xây dựng các mô hình, các dự án chế biến nông sản, du lịch sinh thái…)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn Thủ đô Hà Nội (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w