Kinh nghiệm của Trung Quốc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn Thủ đô Hà Nội (Trang 26)

Hiện nay trên thế giới, các nước đều rất quan tâm đến vấn đề phát triển NN, ND, NT. Trong bối cảnh toàn cầu hoá dưới tác động của các xu hướng hợp tác và canh tranh càng trở nên gay gắt, các nước đang phát triển chịu nhiều thua thiệt trong quá trình mở cửa thị trường các mặt hàng nông sản sức cạnh tranh thấp, lại vấp phải hàng rào kỹ thuật của các nước phát triển. Trung Quốc và Thái Lan đặc biệt quan tâm đến vấn đề này.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 17 Đảng Cộng sản Trung Quốc xác định mục tiêu để phát triển nền kinh tế toàn diện cần chú trọng, bao quát toàn diện công cuộc phát triển nông thôn, thúc đẩy nông thôn mới XHCN …Trong đó chú trọng các nội dung chủ yếu sau:

Giải quyết tốt các vấn đề NN, ND, NT là việc liên quan đến đại cục xây dựng toàn diện hiện đại xã hội khá giả, phải luôn coi đây là trọng điểm của trọng điểm trong công tác của toàn Đảng. Phải tăng cường địa vị cơ sở của nông nghiệp, đi con đường HĐH nông nghiệp đặc sắc Trung Quốc, xây dựng cơ chế hiệu quả lâu dài lấy công nghiệp thúc đẩy nông nghiệp, lấy thành thị lôi kéo nông thôn, hình thành cục diện mới nhất thể hoá phát triển kinh tế thành thị và nông thôn. Kiên trì coi phát triển nông nghiệp hiện đại, làm cho kinh tế nông thôn phồn vinh là nhiệm vụ hàng đầu, tăng cường xây dựng cơ

sở hạ tầng nông thôn, kiện toàn hệ thống thị trường nông thôn và dịch vụ nông nghiệp.

Tăng cường chính sách ủng hộ và ưu đãi nông nghiệp, bảo vệ chặt chẽ đất đai canh tác, tăng thêm đầu vào cho nông nghiệp, thúc đẩy tiến bộ khoa học kỹ thuật nông nghiệp, tăng cường năng lực sản xuất tổng hợp của nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Tăng cường phòng chống, khống chế dịch bệnh động, thực vật, nâng cao mức độ an toàn chất lượng nông sản phẩm. Lấy việc thúc đẩy tăng thu nhập cho nông dân làm trung tâm, phát triển xí nghiệp hương trấn, tăng cường kinh tế cấp huyện, chuyển dịch việc làm của nông dân theo nhiều kênh. Nâng cao trình độ khai thác phát triển xoá đói giảm nghèo.

Đi sâu cải cách tổng hợp nông thôn, thúc đẩy cải cách và sáng tạo thể chế tài chính tiền tệ nông thôn, cải cách thể chế quyền lâm nghiệp tập thể. Kiên trì thể chế kinh doanh cơ bản nông thôn, ổn định và hoàn thiện quan hệ nhận khoán đất đai, dựa theo nguyên tắc có đền bù theo pháp luật, kiện toàn thị trường chuyển dịch quyền kinh doanh đất khoán, những nơi có điều kiện phát triển kinh doanh qui mô thích hợp với nhiều hình thức. Tìm tòi nghiên cứu hình thức thực hiện có hiệu quả kinh tế tập thể, phát triển tổ chức hợp tác nông dân chuyên ngành, ủng hộ kinh doanh ngành nghế hoá nông nghiệp và phát triển các doanh nghiệp đầu. Đào tạo nông dân kiểu mới có văn hoá, hiểu kỹ thuật, biết kinh doanh, phát huy vai trò chủ thể của hàng trăm triệu nông dân trong công cuộc xây dựng nông thôn kiểu mới.

Như vậy vấn đề “tam nông” không đơn thuần là kinh tế mà còn là vấn đề xã hội, chính trị, một hệ vấn đề tổng thể, xuyến suốt và gắn kết với toàn bộ quá trình chuyển đổi và phát triển kinh tế xã hội ở Trung Quốc nói riêng và các nước đang phát triển nói chung. Giải quyết vấn đề tam nông trở thành một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc hiện nay.

Theo văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 17, Trung Quốc có gần 900 triệu dân làm nông nghiệp, có tới 150 triệu lao động dư thừa. Con số thực tế còn lớn hơn nhiều, đã làm xuất hiện xu hướng nhiều nông dân bỏ ruộng đất ra thành thị do tác động của quá trình CNH, ĐTH. Vì điều kiện việc làm khó khăn lại không được đào tạo về tay nghề nên số lao động này chịu gánh nặng lớn đối với sự phát triển kinh tế của Trung Quốc. Mặt khác cũng theo văn kiện đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 17, diện tích đất canh tác giảm, đất canh tác bình quân đầu người của Trung Quốc chỉ có 1,4 mẫu bằng ¼ bình quân thế giới, dẫn đến tình trạng an toàn lương thực bị đe doạ. Đồng thời, việc hệ thống thuỷ lợi xuống cấp, chế độ trợ cấp nông nghiệp còn nhiều hạn chế, khoảng cách thu nhập giữa thành thị và nông thôn ngày càng lớn là những vấn đề rất dáng quan tâm và không dễ giải quyết. Để giải quyết căn bản vấn đề tam nông, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã có những giải pháp tập trung vào vấn đề HĐH nông nghiệp với những nội dung và bước đi phù hợp như:

- Xoá bỏ thuế nông nghiệp trong phạm vi cả nước.

- Tăng tỉ lệ chi tài chính của trung ương và quỹ xây dựng công trái cho vấn đề NN, ND, NT.

- Thực hiện chiến lược khai phá miền Tây. Khu vực miền Tây đi đầu trong việc đưa toàn bộ tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, phát triển cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực.

- Trung ương nâng cao tiêu chuẩn trợ cấp tài chính, mở rộng phạm vi thí điểm tăng mức trợ cấp cho việc xây dựng chế độ y tế hợp tác nông thôn kiểu mới.

Trung Quốc đã khẳng định những bước đi cho việc HĐH nông nghiệp của mình trong giai đoạn từ nay đến năm 2015 và 2020 là:

a. Cải thiện điều kiện lao động của nông dân, nâng cao năng suất và sức cạnh tranh của nông nghiệp;

b. Bảo đảm an toàn lương thực, tăng thu nhập của nông dân, xóa bỏ nghèo đói, cải thiện điều kiện sinh hoạt của gia đình;

c. Thực hiện nông nghiệp phát triển bền vững, cải thiện môi trường sinh thái; d. Loại bỏ khoảng cách chênh lệch giữa công nghiệp và nông nghiệp, thực hiện phát triển hài hoà giữa thành thị và nông thôn.

Theo hướng này, Chính phủ Trung Quốc chủ trương đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, đặc biệt là đầu tư cho nông nghiệp, làm cho sản xuất lương thực và nông sản phẩm chủ yếu giữ được tăng trưởng ổn định, thu nhập của nông dân được nâng cao ổn định. Tiếp tục thi hành chính sách việc làm tích cực, giải quyết vấn đề 50 triệu việc làm trong nông nghiệp. Thực hiện phát triển nông nghiệp Trung Quốc gắn với cải thiện tình hình KT-XH ở nông thôn, bảo vệ môi trường sinh thái.

Trung Quốc là một nước có diện tích lớn nhất thế giới, do đó nền nông nghiệp của Trung Quốc là một nền nông nghiệp lớn và lâu đời, tích luỹ được rất nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp. Kể từ khi tiến hành cải cách, mở cửa nền kinh tế, nền nông nghiệp Trung Quốc đã có những thay đổi phát triển theo hướng hiện đại và bền vững. NN, NT Trung Quốc đã có những bước tiến đáng kể và đạt được nhiều thành tựu to lớn, đời sống nông dân từng bước được cải thiện, một bộ phận nông dân trở nên khá giả.

Tìm hiểu quá trình phát triển NN, ND, NT của Trung Quốc, chúng ta càng hiểu thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn cải cách và phát triển nông thôn Trung Quốc 30 năm qua:

a. Tiến trình lịch sử cải cách, phát triển lịch sử Trung Quốc 30 năm qua. Năm 1978, Hội nghị Trung ương 3 khoá XI Đảng Cộng sản Trung Quốc đưa ra quyết sách mang tính lịch sử, chuyển trọng tâm công tác đảng và Nhà nước sang xây dựng kinh tế, tiến hành cải cách mở cửa… Tiến trình cải cách, phát triển nông thôn Trung Quốc về đại thể có thể chia thành 4 giai đoạn:

a1. Từ năm 1978 đến năm 1984 là giai đoạn đột phá cải cách nông thôn. Giai đoạn này, cải cách nông thôn bắt đầu từ việc nông dân đột phá tự phát thể chế công xã nhân dân. Một số vùng nông thôn của Trung Quốc đã tự phát hình thành các hình thức, chế độ trách nhiệm sản xuất nông nghiệp như khoán sản phẩm đến tổ, khoán sản phẩm, công việc đến hộ và được sự ủng hộ của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

a2. Từ năm 1985 đến năm 1991 là giai đoạn thúc đẩy toàn diện cải cách nông thôn, theo đó, tiến hành cải cách chế độ thống nhất thu mua, tiêu thụ nông sản, xác định rõ thực hiện hai chế độ thu mua là mua theo hợp đồng và mua theo giá thị trường. Cùng với việc thả nổi giá cả nông sản và thị trường bán buôn nông sản phát triển mạnh mẽ, một loại thị trường bán buôn có tính khu vực và thị trường thương mại nông sản phát triển mạnh ở các nơi. Đồng thời, tích cực tiến hành điều chỉnh cơ cấu ngành nghề ở nông thôn, khuyến khích phát triển nhiều loại hình kinh doanh, tối ưu hoá cơ cấu ngành trồng trọt, thúc đẩy nông lâm ngư nghiệp và chăn nuôi phát triển toàn diện, khuyến khích nông dân làm dịch vụ nông nghiệp, thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển tổng hợp, từ thuần nông truyền thống sang đa ngành. Thông qua cải cách trong giai đoạn này, kinh tế hàng hoá dần dần được hình thành trong kinh tế NN, NT, đã phát huy tác dụng ngày một lớn, đặt cơ sở kinh tế NN, NT quá độ chuyển sang kinh tế thị trường.

a3. Từ năm 1992 đến năm 2001 là giai đoạn cải cách nông thôn chuyển toàn diện sang thể chế kinh tế thị trường XHCN.

a4. Từ năm 2002 đến nay là giai đoạn mới tính toán tổng thể phát triển thành thị và nông thôn, xây dựng nông thôn mới XHCN.

b. Những thành tựu chủ yếu và kinh nghiệm cải cách, phát triển nông thôn Trung Quốc 30 năm qua.

Ba mươi năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, kinh tế nông thôn Trung Quốc đã có sự chuyển biến to lớn….

b1. Thể chế cơ chế ở nông thôn có sự thay đổi sâu sắc. b2. Khả năng cung ứng nông sản có sự thay đổi sâu sắc b3. Cơ cấu kinh tế nông thôn có sự thay đổi sâu sắc.

b4. Phát triển sự nghiệp công cộng nông thôn có sự thay đổi sâu sắc. b5. Mức sống của nông dân có sự thay đổi sâu sắc. Từ năm 1978 đến năm 2007, thu nhập ròng bình quân đầu người cua rnông dân từ 134 nhân dân tệ tăng lên 4.140 . Số người nghèo ở nông thôn giảm mạnh từ 250 triệu năm 1978 xuống còn 14,79 triệu người năm 2007.

Ba mươi năm cải cách, phát triển, Trung Quốc đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm quí báu về xây dựng nông thôn mới XHCN:

Một là, cần phải kiên trì địa vị nền tảng của nông nghiệp.

Hai là, cần phải bảo đảm thiết thực quyền lợi của nông dân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ba là, cần phải tôn trọng đầy đủ tinh thần đi đầu sáng tạo của nông dân.

Bốn là, cần phải kiên trì phương hướng kinh tế thị trường XHCN trong cải cách nông thôn.

Năm là, cần phải tính toán tổng thể phát triển KT-XH thành thị và nông thôn.

Sáu là, cần phải xuất phát từ thực tế, thúc đẩy một cách tuần tự sự nghiệp cải cách và xây dựng nông thôn.

Bảy là, cần phải tăng cường và cải thiện công tác xây dựng Đảng ở nông thôn. c. Tích cực quán triệt thực hiện tinh thần Đại hội XVII và hội nghị toàn thể Trung ương 3 khoá XVII Đảng Cộng sản Trung Quốc, cố gắng mở ra cục diện mới trong cải cách, phát triển nông thôn Trung Quốc.

Thứ nhất, ra sức thúc đẩy cải cách sáng tạo, tăng cường xây dựng chế độ ở nông thôn, tạo động lực lớn mạnh và bảo đảm về chế độ cho phát triển nhịp nhàng KT-XH ở thành thị và nông thôn.

Thứ hai, thích ứng với qui luật phát triển nông nghiệp, tích cực phát triển nền nông nghiệp hiện đại, nâng cao năng lực tổng hợp sản xuất nông nghiệp.

xã hội nông thôn tiến bộ toàn diện, duy trì nông thôn hài hoà, ổn định.

Thứ tư, tăng cường và cải thiện sự lãnh đạo của đảng, không ngừng nâng cao trình độ đảng lãnh đạo công tác nông thôn, tạo sự bảo đảm chính trị kiên cường cho thúc đẩy cải cách, phát triển nông thôn.

Trung Quốc là một quốc gia có số dân hơn 1,3 tỷ người, tỷ lệ lao động trong nông nghiệp rất cao (chiếm khoảng 70%). Do đó, Trung Quốc rất chú trọng nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, cải tạo gieo trồng và giải quyết vấn đề dôi dư lao động sao cho có hiệu quả. Vì vậy Trung Quốc đã tổ chức các ngành sản xuất cần nhiều lao động tại địa bàn nông thôn.

Nông nghiệp Trung Quốc có vai trò hết sức to lớn, quan trọng, đóng góp vào sự phát triển KT-XH của đất nước, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã chỉ rõ: không có sự ổn định, sung túc của nông dân sẽ không có sự ổn định, sung túc của nhân dân cả nước, không có HĐH nông nghiệp sẽ không có HĐH của toàn bộ nền kinh tế quốc dân và hiện nay, cũng như trong một thời gian dài nữa, nông nghiệp Trung Quốc vẫn giữ vị trí hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế, HĐH nông nghiệp là một bộ phận trọng yếu trong tiến trình CNH, HĐH Trung Quốc. Trên thực tế, nông nghiệp Trung Quốc vẫn chưa đảm bảo sự phát triển bền vững, vì vậy HĐH nông nghiệp, đảm bảo và thúc đẩy sự phát triển bền vững cho nông nghiệp trở thành nhiệm vụ cấp bách nhất của Nhà nước Trung Quốc. Gần đây, Trung Quốc đã ban hành một số chính sách nhằm giải quyết vấn đề NN, ND, NT; thực hiện xoá bỏ thuế nông nghiệp; trợ cấp cho nông dân sản xuất lương thực; thực hiện chế độ khám chữa bệnh cho nhân dân cả nước…..

Quá trình cải cách nông nghiệp, xây dựng nền nông nghiệp theo hướng HĐH và phát triển bền vững của Trung Quốc đã thu được những bài học kinh nghiệm cả về lí luận lẫn thực tiễn. Đó là: đảm bảo quyền tự chủ, phát huy tính tích cực của nông dân, phát triển sở hữu nhiều loại hình kinh tế, thực hiện sở

hữu tập thể đối với ruộng đất sản xuất khoán gia đình, tách quyền sở hữu với quyền sử dụng, cải cách theo hướng thị trường, tạo ra sức sống mới cho NN, NT; khuyến khích nông dân phát triển sản xuất hàng hoá hướng về thị trường, tôn trọng tinh thần sáng tạo của người nông dân, khoán chế độ trách nhiệm đến từng gia đình; kiên trì đường lối căn bản “từ quần chúng mà ra, đi vào quần chúng”, coi trọng chế độ nông nghiệp, kết hợp cải cách nông thôn và cải cách thành thị

Khi Trung Quốc gia nhập WTO, tỉ lệ thất nghiệp trong nông nghiệp tăng lên rất nhanh, diện tích đất canh tác bị thu hẹp để phục vụ cho phát triển công nghiệp và đô thị. Với quyết tâm giảm thiểu các tác động tiêu cực từ việc gia nhập WTO, nhằm bảo vệ quyền lợi cho người nghèo, Trung Quốc đã xây dựng cơ chế cảnh báo nguy cơ cản trở sự phát triển đối với các ngành nghề trong nước, cung cấp thông tin, tư liệu và căn cứ để điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp, đưa ra các biện pháp bảo hộ ngành nghề. Từ trung ương tới địa phương đã thành lập cơ quan chuyên trách xoá bỏ đói nghèo, hỗ trợ giáo dục bằng cho vay ưu đãi đối với các gia đình nghèo có con em đang đi học; miễn thuế nông nghiệp cho nông dân.

Năm 2004, Trung Quốc đã ban hành chính sách làm tăng thu nhập cho người nông dân thông qua việc giảm và miễn thuế nông nghiệp. Đến năm 2006, Trung Quốc đã miễn toàn bộ thuế nông nghiệp cho nông dân cả nước. Nhờ có chính sách này mà đời sống của người nông dân được cải thiện. Trung Quốc cũng huy động cả vốn từ trung ương, địa phương và người dân để thành lập một hệ thống bảo hiểm y tế trợ giúp cho nông dân, đạt mục tiêu đến năm 2020 tất cả nông dân đều được hưởng trợ cấp bảo hiểm y tế.

Sau khi gia nhập WTO, mỗi năm Trung Quốc có khoảng 8 triệu lao động

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn Thủ đô Hà Nội (Trang 26)