Điều kiện KT-XH

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn Thủ đô Hà Nội (Trang 50 - 56)

Ngay từ năm 2000, Nghị quyết 15-NQ/TW ngày 15/12/2000 của Bộ Chính trị khoá X về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà nội giai đoạn 2001 - 2010 đã khẳng định: “Phát triển nông nghiệp Thủ đô Hà Nội theo hướng nông nghiệp đô thị sinh thái”. Theo đó, quyết định số 60/2002/QĐ- TTg ngày 12/5/2002 của thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt qui hoạch tổng thể phát triển KT-XH Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2001 - 2010 tiếp tục khẳng định: “Phát triển nông nghiệp theo hướng (…) đa dạng hoá các sản phẩm, hình thành các vùng sản xuất hàng hoá đặc sản như rau sạch, hoa, cây cảnh, cây ăn quả tạo môi trường bền vững, trong lành cho đô thị Thủ đô Hà Nội”. Đến nay, Hà Nội đang từng bước hình thành nông nghiệp đô thị sinh thái với một số dự án trồng hoa, cây cảnh, rau quả sạch đang được triển khai.

Theo báo cáo của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, tình hình KT-XH của Hà Nội trong 6 tháng đầu năm 2008 cụ thể:

Tình hình thị trường có nhiều biến động bất thường: giá nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất tăng nhanh, giá lương thực, thực phẩm có những diễn biến phức tạp, thời tiết khắc nghiệt... đã có nhiều ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn Thành phố. Các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế, mặc dù không bằng các kỳ các năm trước, nhưng vẫn đạt ở mức cao. Tổng sản phẩm nội địa (GDP) trên địa bàn Hà Nội tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 15,7%, tổng mức bán hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng 28,7%, kim ngạch xuất khẩu tăng 24,2%, thu ngân sách tăng 44,5%, vốn đầu tư xã hội trên địa bàn tăng 11,9%. An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Theo đó, GDP Hà Nội tăng 10,9% so cùng kỳ năm trước, tốc độ tăng trưởng chững lại so với một số năm gần đây (năm 2007 tăng 11,2%, năm 2006 tăng 11,2%, năm 2005 tăng 10,8%, năm 2004 tăng 11,0%), trong đó:

Giá trị tăng thêm ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng 0,5% (đóng góp 0,01% vào mức tăng chung). Việc nuôi trồng thuỷ sản bị ảnh hưởng khá nhiều của đợt rét đậm, rét hại đầu năm 2008, đồng thời nhiều ao hồ bị thiếu nước do chưa có mưa rào, nên nhiều tôm cá bị chết, việc thả giống, nuôi trồng thuỷ sản gặp nhiều khó khăn.

Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp - xây dựng 12,3% (đóng góp 5,25% vào mức tăng chung). Hiện nay, đây đang là ngành chủ yếu quyết định đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hà Nội; so với các năm trước, tốc độ tăng của ngành này 6 tháng năm nay thấp hơn do ảnh hưởng của việc tăng giá nguyên nhiên vật liệu, tình hình cắt điện luân phiên, một số công ty giải thể, kết thúc hợp đồng, tạm ngừng sản xuất để đầu tư hoặc chuyển địa điểm sản xuất ra tỉnh ngoài...

Giá trị tăng thêm các ngành dịch vụ tăng 10,1% so cùng kỳ (đóng góp 5,59% vào mức tăng chung), cao hơn tốc độ tăng của 6 tháng đầu năm 2007 và 2006. Ngành thương mại, tuy giá cả tăng, ảnh hưởng phần nào đến hoạt động kinh doanh, nhưng do hệ thống bán lẻ phát triển nhanh, một số mặt hàng xuất khẩu có tỷ trọng lớn tăng cao, thị trường được mở rộng sau khi Việt Nam gia nhập WTO nên vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá. Ngành vận tải kho bãi, bưu điện tiếp tục tăng trưởng và phát triển do Hà Nội là là đầu mối giao thông quan trọng ở phía bắc. Ngành tài chính tín dụng, tuy thị trường chứng khoán có dấu hiệu chững lại, nhưng vẫn đạt được tốc độ tăng khá cao (15,3%) do hoạt động của các tổ chức tín dụng vẫn giữ được nhịp độ phát triển tốt. Tổng nguồn huy động và dư nợ tăng khá cao so với cùng kỳ năm trước.

Về giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội tăng 15,7% so cùng kỳ năm trước, trong đó kinh tế Nhà nước tăng 6% (kinh tế Nhà nước TW tăng 4,3%, kinh tế Nhà nước Địa phương tăng 11,2%), kinh tế ngoài Nhà nước tăng 18,1% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 22,1%.

Chia theo ngành kinh tế: công nghiệp chế biến tỷ trọng chiếm 94,8% giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn, có mức tăng trưởng cao nhất 16%, công nghiệp khai thác tỷ trọng 0,68%, tăng 12,5%, công nghiệp điện nước tỷ trọng 4,52%, tăng 11,7%.

Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn 6 tháng đầu năm 2008 tuy vẫn đạt được tốc độ tăng cao, nhưng so với các năm trước, tốc độ tăng của 6 tháng năm nay thấp hơn do các nguyên nhân chính sau:

Thứ nhất, giá nguyên nhiên vật liệu tăng nhanh (đồng, hợp kim, nhôm, kẽm, niken, xăng dầu...) dẫn đến chi phí sản xuất cho 1 sản phẩm tăng, làm cho tiêu thụ hàng chậm lại.

Thứ hai, một số doanh nghiệp tạm ngừng sản xuất để sửa chữa nhà xưởng, đầu tư, chuyển địa điểm sản xuất ra tỉnh ngoài và kết thúc hợp đồng hoặc giải thể như: Cty SXKD đầu tư và dịch vụ Việt Hà (địa phương) ngừng SX để sửa chữa nhà xưởng, Cty đèn hình Orion - Hanel (VĐTNN) ngừng sản xuất để chờ đầu tư mới, Cty khoá Minh Khai (trung ương), Cty TNHH thương mại và SX bao bì Sông Lam, Cty TNHH Hoà Phong, Cty CP Hoà Phát (ngoài NN), Cty TNHH KTC Hà Nội, Cty TNHH Sam Sung Industrial Việt Nam (nước ngoài)... chuyển sang tỉnh khác; Cty TNHH cáp Vina Daesung (VĐTNN) kết thúc hợp đồng, Cty liên doanh ô tô Daihatsu Vietindo, Cty công nghệ nguồn Postef-Donggah (VĐTNN) giải thể....

Thứ ba, việc cắt điện luân phiên làm ảnh hưởng đến tình hình sản xuất của các doanh nghiệp.

Thứ tư,một số doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn và tài chính, lãi suất cho vay của ngân hàng cao so với khả năng kinh doanh của doanh nghiệp như: Cty cổ phần khoá Việt Tiệp, Cty TNHH NN 1 thành viên Kim khí Thăng Long, Cty TNHH 1 thành viên Xuân Hoà, Cty TNHH 1 thành viên Điện cơ Thống Nhất, Cty cổ phần May 40 Hà Nội...

Về Nội thương: Trong 6 tháng đầu năm 2008, tổng mức bán hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội trên địa bàn Hà Nội tăng 28,7% so cùng kỳ năm trước, trong đó bán lẻ tăng 32,3% (tăng 14% nếu loại trừ yếu tố giá). Trong tổng mức bán hàng hoá, kinh tế nhà nước chủ yếu tham gia thị trường bán buôn, kinh tế ngoài nhà nước chủ yếu tham gia thị trường bán lẻ, dịch vụ (chiếm 80% thị trường bán lẻ).

Trong 6 tháng đầu năm, thương mại dịch vụ vẫn phát triển khá và đồng đều ở nhiều lĩnh vực. Nguyên nhân tổng mức bán ra tăng cao do: Thứ nhất, Giá cả năm nay biến động bất thưòng và đang tạo ra một mặt bằng giá mới cao hơn hẳn mặt bằng giá cũ nên doanh thu thương mại, dịch vụ tăng lên nhiều so với năm trước. Thứ hai, hệ thống bán lẻ đã có sự phát triển nhanh chóng và ngày càng nhiều tập đoàn kinh tế bán lẻ lớn mở rộng thị trường tại Hà Nội (VD: Nguyễn Kim). Mạng lưới siêu thị đã trải rộng khắp nơi với qui mô ngày càng lớn, thu hút người dân đến mua sắm rất đông, nhất là các ngày nghỉ, lễ, Tết.

Về ngoại thương:

6 tháng đầu năm 2008, xuất khẩu trên địa bàn đạt 3.039 triệu USD, bình quân 1 tháng đạt 506 triệu USD, cao hơn 175 triệu USD so với mức bình quân của cùng kỳ năm trước. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu 6 tháng tăng 24,2%. Như vậy, qui mô và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu tiếp tục được duy trì ở mức cao.

Nông sản vẫn là một trong những nhóm hàng có trị giá xuất khẩu lớn đạt 544 triệu USD tăng 21,6% so cùng kỳ. Hàng dệt may xuất khẩu đạt 344 triệu USD, tăng 2,8% so cùng kỳ. Giày dép xuất khẩu ở mức trung bình, đạt 64 triệu USD, tăng 2,4% so cùng kỳ.

Trong 6 tháng đầu năm 2008, hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Hà Nội đều tăng, trong đó có những mặt hàng tăng rất cao như máy in

phun, than đá, xăng dầu tạm nhập tái xuất... Thị trường xuất khẩu có đa dạng hơn nhưng tăng trưởng không đều, vẫn tập trung chủ yếu ở một số thị trường như Mỹ, EU, ASEAN. Hoạt động xuất khẩu của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đang phát triển nhanh chóng và đóng vai trò đáng kể trong hoạt động xuất khẩu trên địa bàn. Xuất khẩu của khu vực này đạt 1.124 triệu USD, tăng 37,1% so cùng kỳ, chiếm 37% tổng kim ngạch xuất khẩu. Hiện nay, giá cả trên thị trường thế giới đang có lợi cho hàng nông sản xuất khẩu như gạo, cà phê, hạt tiêu, cao su...

Nhập khẩu: Trong 6 tháng đầu năm 2008, kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn đạt 12.563 triệu USD, tăng 49,3% so cùng kỳ, trong đó máy móc thiết bị phụ tùng tăng 46,2%, vật tư nguyên liệu tăng 56,2%, xăng dầu (chiếm tỷ trọng 1/3 tổng trị giá nhập khẩu) tăng 63,5%...

Trị giá nhập khẩu tăng cao do hai nguyên nhân: Thứ nhất, do giá tăng. Giá cả trên thị trường thế giới tăng cao so với trước như giá gạo, cà phê, xăng dầu, sắt thép, hoá chất, sợi, bông... nên đẩy kim ngạch nhập khẩu tăng lên.

Thứ hai, do nhu cầu sản xuất, nên lượng nhập khẩu tăng ở các mặt hàng như phân bón các loại, sắt thép và kim loại, hoá chất, xăng dầu, tân dược....

Về du lịch: Trong 6 tháng đầu năm 2008, Hà Nội đón 3,5 triệu lượt khách du lịch, tăng 7,6% so cùng kỳ, trong đó khách quốc tế là 0,7 triệu lượt tăng 7,9%. Doanh thu kinh doanh lữ hành, khách sạn ước tính tăng 27,4% so cùng kỳ, chủ yếu do giá tour tăng cao hơn so năm trước.

Về Sản xuất nông nghiệp:

Về sản xuất vụ đông xuân: Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm giảm 0,3% so cùng kỳ năm trước, trong đó: diện tích lúa giảm 5,53%.

Về chăn nuôi, thuỷ sản:

+ Chăn nuôi gia súc: đàn lợn là 342.584 con, giảm 8.898 con (-2,53%), sản lượng giết mổ 6 tháng là 24.976 tấn, tăng 5,26% so cùng kỳ năm trước. Số đầu con giảm chủ yếu ở huyện Gia Lâm (giảm 8.851 con), Thanh Trì (giảm 3.958 con), Từ Liêm (2.719 con), Hoàng Mai (1.149 con). Nguyên nhân giảm, chủ yếu do giá lương thực, thức ăn gia súc liên tục tăng và đang ở mức cao, dịch lợn tai xanh, LMLM ảnh hưởng đến việc tiếp tục đầu tư, mở rộng chăn nuôi của các hộ dân.

Đàn bò là 55.895 con; đàn bò cày kéo giảm; đàn bò thịt và bò sữa có xu hướng tăng lên do được giá, dễ bán và giá sữa hiện nay đang ở mức cao có lợi cho người chăn nuôi. Đàn trâu là 7.184 con, số lượng trâu ngày càng giảm do cơ giới hoá trong nông nghiệp ngày càng tăng.

+ Chăn nuôi gia cầm: Tổng đàn gia cầm là 3.163 ngàn con, tăng nhẹ so cùng kỳ năm trước. Do đầu năm rét đậm, gia cầm chậm lớn, một số nơi gia cầm bị chết rét, dịch cúm gia cầm lại xuất hiện nên sản lượng giết mổ, bán giết thịt giảm 210 tấn so với cùng kỳ năm 2007.

- Thuỷ sản: Tính đến nay, toàn Thành phố có 3.500 ha nuôi thả cá, tôm. Trong đó, diện tích nuôi cá là 3.403 ha, tăng 84 ha so năm trước. Diện tích nuôi cá tăng chủ yếu ở Gia Lâm (tăng 53 ha), Sóc Sơn (tăng 25 ha), Đông Anh (tăng 20 ha), Thanh Trì (tăng 12 ha) chủ yếu do chuyển từ trồng lúa sang nuôi cá ở các chân ruộng trũng.

Về Lao động - Việc làm:

Sáu tháng đầu năm 2008, Thành phố Hà Nội đã giải quyết việc làm cho 45200 người, đạt 50,22% kế hoạch năm; Xét duyệt 260 dự án với số vốn vay từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm là 30,3 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 4.890 lao động.

Bảng 2.2: Các chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu Các chỉ tiêu ĐVT Thực hiện năm 2006 Thực hiện năm 2007 Mục tiêu năm 2010

1.1/ Tốc độ tăng giá trị sản xuất các ngành % 21,50 22,00 15- Công nghiệp, TTCN, XDCB % 24,91 25,00 20 - Công nghiệp, TTCN, XDCB % 24,91 25,00 20 - Thương mại, dịch vụ % 13,36 15,00 13 - Nông lâm nghiệp % 1,54 1,50 2 1.2/ Cơ cấu kinh tế nông thôn %

- Công nghiệp, XDCB % 79,84 80,00 65- Thương mại, dịch vụ % 16,39 16,50 25 - Thương mại, dịch vụ % 16,39 16,50 25 - Nông lâm nghiệp: % 3,77 3,50 10 + Trồng trọt, lâm nghiệp % 50,92 48,00 45 + Chăn nuôi, thuỷ sản % 46,32 47,50 50 + Dịch vụ nông nghiệp % 2,76 4,50 5 1.3/ Giá trị sản xuất nông nghiệp/ 1ha dất

nông nghiệp

triệu

đồng/ha 59,12 61,50 70 1.4/ Số người tạo được việc làm mỗi năm người 34.625 40,000 40.000 1.5/ thu nhập bình quân nông thôn USD 456 530 700 1.6/ Tỷ lệ hộ nghèo % 6,07 4,0 <2 1.7/ Vệ sinh môi trường %

- Tỷ lệ nhà tiêu vệ sinh % 57 65- Tỷ lệ chuồng trại hợp vệ sinh % 55 58

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn Thủ đô Hà Nội (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w