Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn Thủ đô Hà Nội (Trang 46 - 50)

Hà Nội nằm ở phía tây bắc của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hòa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông, Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây. Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, thành phố có diện tích 3.324,92 km², nằm ở cả hai bên bờ sông Hồng, nhưng tập trung chủ yếu bên hữu ngạn.

Có thể nhận thấy địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển. Nhờ phù sa bồi đắp, ba phần tư diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các con sông khác. Phần diện tích đồi núi phần lớn thuộc các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức.

Thành phố Hà Nội nằm cạnh sông Hồng và sông Đà, hai con sông lớn của miền Bắc. Sông Hồng dài 1.183 km, bắt nguồn từ Vân Nam, Trung Quốc, chảy vào Hà Nội ở huyện Ba Vì và ra khỏi thành phố ở khu vực huyện Phú Xuyên tiếp giáp Hưng Yên. Đoạn sông Hồng chảy qua Hà Nội dài 163 km, chiếm khoảng một phần ba chiều dài của con sông này trên đất Việt Nam. Sông Đà là ranh giới giữa Hà Nội với Phú Thọ, hợp lưu với dòng sông Hồng ở phía Bắc thành phố, khu vực huyện Ba Vì. Ngoài hai con sông lớn kể trên, qua địa phận Hà Nội còn nhiều con sông khác như sông Đáy, sông Đuống,

sông Cầu, sông Cà Lồ... Nhiều con sông nhỏ cũng chảy trong khu vực nội ô, như sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu... trở thành những đường tiêu thoát nước thải của thành phố.

Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa. Thuộc vùng nhiệt đới, thành phố quanh nǎm tiếp nhận lượng bức xạ Mặt Trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao. Và do tác động của biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn, trung bình 114 ngày mưa một năm. Một đặc điểm rõ nét của khí hậu Hà Nội là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh. Mùa nóng kéo dài từ tháng 5 tới tháng 9, kèm theo mưa nhiều, nhiệt độ trung bình 29,2ºC. Từ tháng 11 tới tháng 3 năm sau là khí hậu của mùa đông với nhiệt độ trung bình 15,2ºC. Cùng với hai thời kỳ chuyển tiếp vào tháng 4 và tháng 10, thành phố có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu và đông.

Thành phố Hà Nội khi chưa điều chỉnh địa giới hành chính có diện tích gần 1.000km2, dân số năm 1999 là 2.672.122 người thì đến tháng 7 năm 2008 đã hơn 3,4 triệu người, tăng thêm khoảng 0,8 triệu người chỉ trong vòng 9 năm! Cùng thời gian đó, đất nông nghiệp toàn thành giảm bớt 5.700 ha, tức là gần 1.000 ha/năm. Mỗi ha đất nông nghiệp ngoại thành tạo việc làm cho 4 người nông dân, như vậy hàng năm bình quân khoảng 4.000 nông dân ngoại thành cần chuyển đổi nghề nghiệp, chưa kể đến hàng nghìn nông dân từ các tỉnh nhập cư vào Hà nội kiếm sống. Trong bối cảnh đó, nông nghiệp đô thị có thể trở thành một ngành kinh tế góp phần giúp Hà Nội vượt qua thách thức to lớn này.

Các hoạt động nông nghiệp đô thị vốn đã có từ lâu tại nhiều nước phát triển cũng như đang phát triển, hoặc để cung cấp thêm thực phẩm tươi sống cho thị dân trong chiến tranh hay khi gặp khó khăn kinh tế, hoặc tạo điều kiện

nghỉ ngơi thư giãn, cải thiện môi trường sinh sống và làm việc cho họ. Vài thập kỷ gần đây, nông nghiệp đô thị được nhiều nhà đô thị học, kiến trúc sư, quy hoạch đô thị, nông học quan tâm nghiên cứu, nhiều chính quyền đô thị đưa vào chương trình phát triển đô thị. Nông nghiệp đô thị đang trở thành ngành kinh tế có vai trò quan trọng trong kinh tế đô thị, góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân đô thị.

Nông nghiệp đô thị trở nên hết sức cần thiết khi đất nông nghiệp Hà Nội giảm đi nhanh chóng trong quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá. Vì vậy nông nghiệp đô thị không còn là hoạt động nghiệp dư với quy mô nhỏ mà phải trở thành một ngành kinh tế đóng góp đáng kể vào kinh tế đô thị.

Do được lãnh đạo Thành phố Hà Nội quan tâm và có chủ trương phát triển nông nghiệp đô thị mạnh mẽ, không những nhằm đáp ứng nhu cầu của mình mà còn cung cấp kinh nghiệm cho cả nước. Từ lâu Hà Nội đã trồng rau muống trên ao hồ kênh mương, nổi danh với húng Láng, rau Tây Tựu, đào Nhật Tân, cam Canh bưởi Diễn, cá rô Đầm Sét, tôm cá Hồ Tây…Hiện nay nhiều hộ gia đình đang kinh doanh có hiệu quả chim cảnh, cá cảnh, chó cảnh, cây cảnh. Và Hà Nội ngày nay càng tạo điều kiện làm phong phú hơn nữa nông nghiệp đô thị. Thế nhưng trong lúc đó lại có hàng nghìn hộ nông dân ngoại thành mất đất đang chưa tìm được việc làm thích hợp. Nghịch lý này cần phải xoá bỏ và nông nghiệp đô thị là công cụ rất tốt để làm việc này.

Để phát triển nông nghiệp đô thị, Thành phố Hà Nội đang xây dựng chính sách toàn diện, trong đó có nhiều chủ đề liên quan đến chương trình này về Hà Nội. Đó là các vấn đề quy hoạch và kiến trúc đô thị, quản lý đất đô thị, xây dựng bản sắc đô thị, xây dựng cảm nhận cộng đồng và cảm nhận địa điểm …gắn với nông nghiệp đô thị.

Bảng 2.1: Diện tích và dân số các huyện ngoại thành Hà Nội Diện tích tự nhiên Dân số Dân số thành thị Dân số nông thôn Tỷ lệ dân số thành thị Tỷ lệ dân số nông thôn Km2 Người Người Người % % 1 Huyện Ba Vì 428.00 260,973 13,070 247,903 5.01 94.99 2 Huyện Chương

Mỹ 232.90 279,240 34,268 244,972 12.27 87.73 3 Huyện Đan

Phượng 77.20 137,477 8,382 129,095 6.10 93.90 4 Huyện Đông Anh 182.30 316,100 26,200 289,900 8.29 91.71 5 Huyện Gia Lâm 114.79 224,200 31,800 192,400 14.18 85.82 6 Huyện Hoài Đức 88.30 171,172 4,343 166,829 2.54 97.46 7 Huyện Mê Linh 141.65 184,447 0 184,447 0.00 100.00 8 Huyện Mỹ Đức 230.00 174,887 6,883 168,004 3.94 96.06 9 Huyện Phú Xuyên 171.10 187,731 15,024 172,707 8.00 92.00 10 Huyện Phúc Thọ 117.10 158,534 6,916 151,618 4.36 95.64 11 Huyện Quốc Oai 147.00 156,273 11,815 144,458 7.56 92.44 12 Huyện Sóc Sơn 306.51 277,600 4,200 273,400 1.51 98.49 13 Huyện Thạch Thất 202.44 170,578 5,511 165,067 3.23 96.77 14 Huyện Thanh Oai 132.30 169,378 6,512 162,866 3.84 96.16 15 Huyện Thanh Trì 63.27 194,400 15,000 179,400 7.72 92.28 16 Huyện Thường Tín 127.30 206,232 6,310 199,922 3.06 96.94 17 Huyện Từ Liêm 75.32 296,000 18,600 277,400 6.28 93.72 18 Huyện Ứng Hoà 183.70 195,952 13,663 182,289 6.97 93.03 Tổng số của các huyện ngoại thành 3,021.1 8 3,761,174 228,497 3,532,67 7 6.08 93.92 Toàn Thành phố 3,344.70 6,232,94 0 2,536,93 5 3,696,005 40.70 59.30 % huyện NT 90.33 60.34 9.01 95.58

Nguồn: Niên giám thống kê Hà Tây 2006, Niên giám thống kê Hà Nội 2007, Niên giám thống kê Vĩnh Phúc 2007, Nghị quyết của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 3, số 15/2008/NQ-QH12 ngày 29 tháng 05 năm 2008 “Về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan”.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn Thủ đô Hà Nội (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w