Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực lao động ở nông thôn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn Thủ đô Hà Nội (Trang 109 - 114)

- Tỷ lệ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh % 93,13 95 100 Tỷ lệ được sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn%24,33

3.3.7. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực lao động ở nông thôn

Mục tiêu của CNH, HĐH đất nước đến năm 2020 đã được Đảng ta xác định là:

Phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, đa dạng, bền vững có chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 3%- 3,5%/năm.

Xây dựng một nông thôn mới giàu đẹp, có kinh tế phát triển, kết cấu hạ tầng hiện đại, môi trường sinh thái sạch đẹp, bản sắc văn hóa được giữ gìn.

Nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Tăng thu nhập của nông dân đạt khoảng 2.000 - 2.500 USD/năm. Xây dựng người nông dân thành người lao động văn minh có văn hóa, có kiến thức kinh tế- kỹ thuật, biết kinh doanh và có đời sống khá giả.

Để đạt mục tiêu đó thì việc đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn bao gồm đào tạo nghề cho nông dân, kiến thức tổ chức quản lý KT-

XH cho đội ngũ cán bộ cơ sở, tăng cường lực lượng cán bộ khoa học - kỹ thuật nông nghiệp, phát triển kết cấu hạ tầng cấp xã cho các vùng nông thôn phải được coi là giải pháp trọng điểm, là khâu ”đột phá”. Trong giai đoạn tới, bám sát vào mục tiêu trên để đề ra kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực tương thích. Theo đó, đến năm 2020, có khoảng 60% - 70% lao động nông nghiệp sẽ được chuyển sang các ngành công nghiệp, dịch vụ. Số lao động này phải được đào tạo nghề cơ bản và số nông dân còn lại phải được đào tạo nghề nông đạt tỷ lệ khoảng 40%.

Về nội dung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trước hết là chú trọng việc đào tạo nghề nông cho nông dân và các chủ trang trại nhằm giúp họ nâng cao kiến thức hiểu biết về khoa học - kỹ thuật hướng tới năng suất lao động cao, chất lượng tốt, giá thành hạ, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; biết làm nghề nông một cách khoa học, có kỹ năng quản lý, có kiến thức thị trường để lựa chọn nghề sản xuất ra loại sản phẩm có giá trị kinh tế cao; đồng thời, bồi dưỡng kiến thức xây dựng nông thôn mới để giúp họ tham gia vào quá trình xây dựng kế hoạch phát triển làng, xã, tự giác đóng góp xây dựng và quản lý sau xây dựng các công trình hạ tầng của cộng đồng.

Đào tạo nghề cho nông dân chủ yếu là tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho lao động nông nghiệp qua trung tâm học tập cộng đồng tại thôn do một tổ chức đoàn thể hoặc hợp tác xã nơi đó chủ trì. Sử dụng các mô hình mẫu của chương trình khuyến nông. Kết hợp hình thức đào tạo, bồi dưỡng ở trình độ cao hơn tại hệ thống các trường cao đẳng, trung cấp nông nghiệp tỉnh.

Đào tạo nghề công nghiệp - dịch vụ cho lao động nông thôn, chủ yếu là thanh niên, học sinh mới tốt nghiệp hệ phổ thông hoặc bổ túc văn hóa giúp họ chuẩn bị sẵn điều kiện chuyển sang lao động nghề phi nông nghiệp trong nước. Với lực lượng lao động này, cần đặc biệt coi trọng dạy nghề, ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu lao động đang tăng cao về số lượng và đòi hỏi chất lượng tốt. Hình thức đào tạo cho họ chủ yếu qua các cơ sở dạy nghề chuyên nghiệp tại địa phương.

Đào tạo nâng cao kiến thức và năng lực cho đội ngũ cán bộ xã và quyết tâm chuẩn hóa đội ngũ cán bộ cơ sở. Nội dung đào tạo cho đội ngũ cán bộ xã chủ yếu là về kiến thức luật pháp, quản lý KT-XH, kỹ năng tổ chức thực hiện các chủ trương, đề án của cấp trên ở địa bàn thôn, xã. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ cán bộ cơ sở trước hết là ở vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa theo các tiêu chí cơ bản: cán bộ tối thiểu phải có trình độ học vấn trung học phổ thông cơ sở và có chứng chỉ được đào tạo sơ cấp về quản lý nhà nước. Và, chỉ bố trí cán bộ vào bộ máy lãnh đạo, quản lý ở cơ sở khi họ có đủ tiêu chuẩn.

Tiếp tục phát triển thêm các trường nội trú, THCS, THPT (theo cụm xã) cho các huyện vùng núi khó khăn, gắn với dạy nghề cho học sinh cuối cấp để tạo ra nguồn bổ sung về cán bộ và lao động có tay nghề cao.

Nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông nông thôn. Về nội dung này, cần tập trung thực hiện đồng bộ nâng cấp cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Chú trọng sự đồng đều về chất lượng giáo dục theo yêu cầu đổi mới đồng bộ, toàn diện.

Để nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông ở địa bàn nông thôn, nhất là ở các xã, vùng khó khăn, cần có chính sách hỗ trợ phù hợp, có tính khả thi cao. Đó là:

Tiếp tục đầu tư kinh phí cho kiên cố hóa phòng học ở khu vực nông thôn chưa hoàn thành. Hỗ trợ 100% kinh phí sách giáo khoa và sinh hoạt phí cho học sinh thuộc diện nghèo hoặc đối tượng chính sách xã hội.

Hỗ trợ thúc đẩy dạy nghề, bằng việc điều chỉnh, bố trí ngân sách hỗ trợ mua sắm thiết bị đào tạo nghề cần thiết cho các trung tâm giáo dục cộng đồng. Tăng kinh phí đầu tư xây dựng các mô hình khuyến nông, xây dựng mô hình nông thôn mới hơn trước. Hỗ trợ kinh phí để ít nhất mỗi huyện có một Trung tâm dạy nghề tổng hợp theo chuẩn của Bộ LĐ-TB&XH (do doanh nghiệp đầu tư và thực hiện). Giúp cho người học nghề được vay ngân hàng không lãi suất tiền học phí (ngân sách nhà nước hỗ trợ lãi suất ngân hàng).

Đồng thời, khuyến khích các doanh nghiệp tự đào tạo công nhân (bằng chính sách hỗ trợ một phần kinh phí dạy nghề cho công nhân, nhân viên mới tuyển chưa có chứng chỉ nghề).

Hỗ trợ 100% kinh phí cho đào tạo cán bộ cơ sở và có chính sách đưa cán bộ khoa học - kỹ thuật về nông thôn thông qua việc yêu cầu thực hiện chế độ nghĩa vụ đối với sinh viên đại học (các ngành liên quan đến nông nghiệp, nông thôn) về công tác tại cơ sở xã thời hạn từ 3 đến 5 năm. Cùng với áp dụng nghĩa vụ đi thực tế và phục vụ nông thôn là khuyến khích chế độ đãi ngộ. Ngoài tiền lương, đối tượng này còn được hưởng ít nhất 50% lương và sau thời hạn nghĩa vụ, họ sẽ được ưu tiên xét tuyển bổ sung cho lượng công chức và các đơn vị sự nghiệp nông nghiệp các cấp./.

Chất lượng người lao động rất quan trọng, vì nó liên quan đến sự phát triển của doanh nghiệp. Biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho nông dân thì bản thân cơ sở đào tạo nghề này phải phát huy nội lực và sự giúp đỡ của cơ quan quản lý Nhà nước. Chẳng hạn tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề… Thực hiện chủ trương xã hội hoá và sự tham gia của doanh nghiệp trong việc đào tạo nghề, rồi đến việc cải tiến chương trình giảng dạy, nâng chuẩn của giáo viên. Việc nâng cao chất lượng đào tạo hiện nay đang là vấn đề cấp thiết, chúng ta không chỉ chú trọng đến quy mô đào tạo, tăng số lượng mà còn chất lượng. Đồng thời các cơ sở đào tạo và người nông dân phải tiếp cận gần hơn với thị trường lao động. Hiện nay, sàn giao dịch việc làm thành phố đang cung cấp rất nhiều thông tin về thị trường, doanh nghiệp, lao động. Hà Nội nên tăng cường đầu tư, mở sàn giao dịch việc làm hoặc các sàn giao dịch vệ tinh tại các vùng nông thôn để tư vấn cho nông dân - nơi vẫn còn thiếu thông tin việc làm. Người lao động đến sàn giao dịch sẽ biết được thị trường đang cần nghề gì? họ có thể định hướng học các nghề nào? Cơ sở nào để họ có thể tìm được việc làm? đây là giải pháp rất căn cơ cần phải đẩy mạnh.

KẾT LUẬN

Hơn hai mươi năm đổi mới vừa qua là quá trình để chuyển từ một nền kinh tế kế hoạch hoá sang nền kinh tế thị trường, một nền sản xuất nông nghiệp lên CNH, một xã hội nông thôn sang ĐTH và hội nhập kinh tế quốc tế. Vấn đề NN, ND, NT phải được giải quyết đồng bộ trong tổng thể chung của đất nước. Đứng trước sự nghiệp to lớn này, chủ thể của quá trình phát triển phải chính là người nông dân, họ phải là người chủ động đứng ra tổ chức quản lý và thực hiện quá trình phát triển. Mọi thành phần kinh tế phải cùng hỗ trợ nông thôn, gắn nông nghiệp và nông dân, sức mạnh KH-CN, của cơ chế thị trường phải được huy động để mở đường giải phóng cho sự nghiệp CNH, HĐH NN, ND, NT nói riêng và sự nghiệp CNH, HĐH đất nước nói chung.

NN, ND, NT là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế, góp phần quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế, ổn định chính trị, đảm bảo sự phát triển của đất nước trong suốt quá trình CNH, HĐH, theo định hướng XHCN của nước ta. Nông nghiệp tạo cơ sở đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, kinh tế nông thôn phát triển tạo ra việc làm và thu nhập cho người nông dân, nông dân có việc làm là nền tảng để đảm bảo xoá đói giảm nghèo và ổn định cho toàn xã hội. Nông thôn là nơi duy trì, phát triển môi trường sống, bảo tồn và phát triển văn hoá của đất nước.

Mục tiêu của sự nghiệp phát triển NN, NT là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho những người nông dân thông qua sự phát triển bền vững nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá lớn có hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, xây dựng nông thôn mới văn minh, kinh tế phát triển, chính trị ổn định, kết cấu hạ tầng hiện đại, môi trường sinh thái cần bằng, bản sắc dân tộc phong phú là mục tiêu chiến lược lâu dài của Đảng và Nhà nước ta.

Quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị cần phải có những giải pháp đồng bộ hữu hiệu hơn nữa, quan tâm hỗ trợ, giúp đỡ NN, ND, NT nhiều hơn nữa, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn và nâng cao đời sống của nông dân đạt tới những mục tiêu đã hoạch định.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn Thủ đô Hà Nội (Trang 109 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w