Thực trạng nông thôn Hà Nội sau hơn 20 năm đổi mớ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn Thủ đô Hà Nội (Trang 66 - 68)

- Tỷ lệ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh % 93,13 95 100 Tỷ lệ được sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn%24,33

2.2.3.Thực trạng nông thôn Hà Nội sau hơn 20 năm đổi mớ

Thành phố Hà Nội đã ban hành bảng giá đất mới năm 2008 trên địa bàn thành phố và chính thức áp dụng từ ngày 01/01/2008. Theo đó, bảng giá đất năm 2008 của Hà Nội đã áp dụng tối đa theo khung giá và chính sách quy định của Chính phủ đối với giá đất ở và giá đất nông nghiệp.

Đối với đất nông nghiệp, thành phố Hà Nội áp dụng mức giá tối đa theo khung của Chính phủ và thẩm quyền của thành phố (vượt 20%). Cụ thể, đất nông nghiệp trồng cây hàng năm là 162.000 đồng/m2; đất nông nghiệp trồng cây lâu năm cho các vùng ngoại thành bao gồm toàn bộ các xã bờ tây Sông Nhuệ, các xã giáp ranh nội thành của huyện Thanh Trì, Gia Lâm là 189.000 đồng/m2. Ngoài ra, thành phố cũng áp dụng mức giá tối đa theo khung của Chính phủ đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm với mức 135.000 đồng/m2 ;158.000 đồng/m2 đất nông nghiệp trồng cây lâu năm cho các xã còn lại cuả huyện Thanh Trì, Gia Lâm và toàn bộ các xã thuộc huyện Đông Anh. Đối với đất nông nghiệp trong phạm vi địa giới hành chính phường là 252.000đồng/m2.

Theo kế hoạch sử dụng đất của thành phố Hà Nội là tiếp tục chuyển đổi 5.516 ha đất từ đất nông nghiệp sang đất chuyên dùng, xây dựng cơ bản…, trong đó 894 ha dành cho đất ở, 3.545 ha là đất chuyên dùng (trong đó dành 100 ha xây dựng trụ sở các cơ quan, 100 ha đất quốc phòng an ninh, 1.087 ha đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp và 2.258 ha đất có mục đích công cộng); dành 1.000 ha đất dự phòng cho mục đích công cộng, phát triển đô thị, công nghiệp, dịch vụ; và 77 ha đất nghĩa trang, nghĩa địa.

Kế hoạch sử dụng đất trên của Hà Nội kéo theo hệ luỵ là hàng ngàn hộ nông dân bị mất đất nông nghiệp, mất việc làm, được hưởng đền bù về đất khi thành phố giải phóng mặt bằng, không được đào tạo chuyển đổi nghề, chỉ biết chi dùng số tiền đền bù khi mất đất cho các nhu cầu sinh hoạt, từ đó một bộ phận nông dân được “đổi đời”, sinh ra lười lao động, ham ăn chơi, cơ bạc lô đề thậm chí còn bị sa vào các tệ nạn xã hội khác.

Ưu tiên quỹ đất cho ngành công nghiệp "sạch" là một trong những giải pháp thực hiện kế hoạch sử dụng đất được thành phố Hà Nội nhấn mạnh, ưu tiên phân bổ quỹ đất cho các ngành mũi nhọn như ngành công nghiệp hiện đại, công nghiệp sạch, kỹ thuật cao, những ngành sản xuất có giá trị gia tăng cao.

Tập trung đầu tư mạng lưới giao thông và hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ theo tiến độ thực hiện các dự án, đặc biệt quan tâm đến tiến độ, chất lượng khu tái định cư.

Theo số liệu của Chi cục phát triển nông thôn Hà Nội, hiện nay toàn thành phố còn trên 20% HTX nông nghiệp yếu kém và 30% trung bình. Trong số các HTX yếu kém, nhiều HTX đã tạm ngừng hoạt động do thua lỗ nhiều năm, số còn lại cũng hoạt động cầm chừng.

Tồn tại yếu kém nhất của các HTX nông nghiệp trên địa bàn thành phố là nội dung hoạt động còn nghèo nàn, phạm vi bó hẹp, một số HTX chỉ tồn tại trên danh nghĩa. Do vậy, vai trò của HTX với xã viên còn mờ nhạt, mối quan

hệ không chặt chẽ về lợi ích. Một số HTX hoạt động chủ yếu kinh doanh một vài ngành nghề, do đó khó cạnh tranh với các thành phần kinh tế khác. Hầu hết đội ngũ cán bộ HTX nông nghiệp yếu về chuyên môn, quản lý, điều hành, thậm chí một số chủ nhiệm trình độ văn hóa chưa hết tiểu học. Trong khi đó, lương và phụ cấp của cán bộ các HTX nông nghiệp thì quá thấp. Hiện còn có những HTX còn không có tiền để trả lương, dẫn tới một bộ phận cán bộ không an tâm công tác.

Theo Chi cục phát triển nông thôn Hà Nội cho biết, các HTX nông nghiệp trên địa bàn thành phố còn đang đối mặt với hàng loạt vấn đề như, nhận thức về mô hình hợp tác kiểu mới chưa thật sự thấu đáo, cơ sở vật chất nghèo nàn, mối liên kết với các thành phần kinh tế khác còn rời rạc, công nợ sản phẩm chồng chất… Mặt khác, việc chuyển đổi và thành lập các HTX nông nghiệp kiểu mới còn mang nặng tính hình thức và thiếu các mô hình hoạt động có hiệu quả. Hầu hết số HTX khi chuyển đổi hoạt động theo luật đều xây dựng điều lệ theo hình thức dập khuôn, không xác định được những thuận lợi và khó khăn của địa phương để xây dựng điều lệ cho phù hợp. Quyền lợi của xã viên thì chung chung và bị bỏ bễ nên tâm lý bà con không quan tâm đến các công việc chung của HTX. Đó là chưa kể đến một số nơi, chính quyền địa phương can thiệp quá sâu vào công việc điều hành của ban quản trị, dẫn đến HTX mất chủ động trong sản xuất, kinh doanh. Có những HTX làm ăn thua lỗ vẫn không thể giải thể được bởi chính quyền địa phương ngại giải quyết những tồn đọng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn Thủ đô Hà Nội (Trang 66 - 68)