Những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn Thủ đô Hà Nội (Trang 43)

Thứ nhất, thực tế cho thấy rằng: không có sự ổn định của nông thôn sẽ không có sự ổn định của cả nước; không có sự sung túc của nông thôn sẽ không có sự sung túc của nhân dân cả nước; không có sự HĐH nông nghiệp sẽ không có HĐH nền kinh tế quốc dân. Do đó, phải chung tay, góp sức để “tạo chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn và nâng cao đời sống cho nhân dân”

Hiện nay và trong nhiều năm tới, vấn đề NN, ND, NT có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng. Cho nên phải luôn coi trọng đẩy mạnh CNH, HĐH NN, NT hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp hàng hoá lớn mạnh, đa dạng và phát triển bền vững, có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao trên thương trường quốc tế. Chỉ có như vậy mới tạo được cơ sở cho KT-XH vững chắc để tạo môi trường cho sự phát triển bền vững của đất nước. Thực tế nhắc nhở chúng ta cần phải nhận thức một cach sâu sắc và toàn diện, tích cực phấn đấu góp phần đảm bảo phát huy tốt hơn nữa vai trò to lớn của NN, ND, NT trong thời kỳ đổi mới.

Thứ hai, cần tạo được sự đột phá trong quan điểm lý luận, luật pháp, thể chế, chính sách về chế độ sở hữu và sử dụng ruộng đất trong nông nghiệp, nông thôn nước ta hiện nay sao cho quyền chủ sở hữu của Nhà nước và quyền sử dụng của nông dân đề được đảm bảo và biến đổi phù hợp với sự phát triển

của nền kinh tế trong quá trình CNH, HĐH.

Thứ ba, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật, KT-XH cho NN, NT gắn với xây dựng nông thôn mới. sự hạn chế, thiếu đồng bộ về cơ sở hạ tầng của NN, NT nước ta không chỉ làm cho nông nghiệp phải chịu thiệt thòi và những tổn thất nặng nề do hạn hán, lũ lụt, … thường xuyên diễn ra mà còn làm nản lòng các nhà đầu tư. Hệ thống cơ sở hạ tầng yếu kém cũng do kinh tế nông thôn kém phát triển, lao động thiếu việc làm, thu nhập và đời sống của nông dân chậm được cải thiện; khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển, về đời sống giữa đô thị và nông thôn ngày càng lớn rộng. Đối nước ta hiện nay là phải đẩy mạnh việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật cùng KT-XH cho NN, NT gắn với xây dựng nông thôn mới nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho phân bổ không gian kinh tế và thu hút các nhà đầu tư, tạo việc làm và nâng cao cao mức sống cho người nông dân.

Thứ tư, ưu tiên đầu tư thoả đáng cho phát triển KH-CN và giáo dục đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp, KT-XH nông thôn. NN, NT nước ta chỉ phát triển mạnh mẽ, hiệu quả, bền vững, đời sống nông dân chỉ được cải thiện và nâng cao khi năng lực nội sinh của lĩnh vực này có điều kiện phát triển. Cùng với sự đầu tư nâng cao năng lực KH-CN cho NN, NT là đầu tư cho phát triển giao dục đào tạo, nâng cao dân trí cho người nông dân, nâng cao kỹ năng trình độ sản xuất trong nông nghiệp cho lao động ở nông thôn, vì đây là chủ thể của sản xuất NN, NT nhằm đảm bảo sự phát triển nhanh, bền vững về cả kinh tế, xã hội, môi trường. Trình độ dân trí được nâng cao chính là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển, ứng dụng KH-CN hiện đại vào trong sản xuất nông nghiệp, phát huy năng lực nội sinh của lĩnh vực nông nghiệp. Nhờ đó mà quá trình CNH, HĐH NN, NT được đẩy mạnh và đạt được những

mục tiêu chiến lược đã đề ra.

Thứ năm, sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn thường gặp phải rủi ro bất ngờ do thiên tai, dịch bệnh, biến động trên thị trường, nên người nông dân gặp rất nhiều khó khăn trong đời sống, mức thụ hưởng về chăm sóc y tế còn rất thấp. Vì vậy, cần phải thiết lập lại hệ thống bảo hiểm rủi ro và an sinh xã hội cho NN, ND, NT bằng cách:

Thành lập quỹ bảo hiểm rủi ro cho nông dân.

Nghiên cứu, dự báo xu hướng phát triển nhu cầu của thị trường và thông tin chính xác kịp thời đến với nông dân để có kế hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn phù hợp với nhu cầu thị trường.

Phát triển, nâng cao chất lượng của các tổ chức khuyên nông để hỗ trợ, hướng dẫn nông dân sản xuất nông nghiệp đúng qui trình kỹ thuật, đúng thời vụ, đúng thế mạnh.

Thành lập hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người nông dân, thực hiện hiệu quả chương trình xoá đói, giảm nghèo và chống tái nghèo, nhất là đối với người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn Thủ đô Hà Nội (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w