Nguyên nhân khách quan
Là công ty hoạt động với tuổi đời còn khá trẻ trong ngành B2B cung cấp trang thiết bị. Thời gian An Phát hoạt động ổn định cũng là giai doạn của khủng hoảng của các nền kinh tế lớn trên thế giới có ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế trong nước. Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam năm 2008 lên đến 19.89%, năm 2009 là 5% trong khi đó tốc độ tăng trưởng GDP năm 2008 có dấu hiệu suy giảm chỉ đạt mức 6.23% so với mức 8.48% năm 2007. Năm 2008, chính phủ ta đã phải tiếp tục áp dụng các chính sách tiền tệ, tài khóa thắt chặt để kiềm chế lạm phát. Điều này có phần làm cho các công ty kinh doanh gặp khó khăn trong việc tích lũy vốn hoặc kích thích tiêu dùng. Năm 2010 có 43.000 đơn vị ngừng hoạt động, phá sản. Con số này của năm 2011 là trên 53.000, năm 2012 trên 54.000. Ba tháng đầu năm nay, mỗi tháng có 4.900-5.000 đơn vị và
tổng số đến nay đã là 20.000. Có thể nói đây là thời kỳ tồi tệ với tất cả các doanh nghiệp. An Phát phải hoạt động cầm chừng bảo vệ dòng tiền để đứng vững trong thời ký này. Việc chi tiêu ngân sách cho hoạt đông Marketing là rất dè dặt.
Nguyên nhân chủ quan
Công ty còn thiếu tính kế hoạch cao trong việc phát triển XTTM. Hoạt động giám sát, chỉ đạo thực hiện giữa ban giám đốc và các bộ phận chức năng vẫn chưa đồng bộ về mặt thời gian, nội dung, hình thức dẫn đến sự chồng chéo, không thống nhất. Việc xây dựng và thực hiện các kế hoạch XTTM của các đơn vị chức năng còn thiếu sự điều tiết từ phía giám đốc. Các hoạt động xúc tiến không được chú trọng đầu tư nên dẫn tới tình trạng làm hời hợt mất tiền nhưng không được gì. Việc để phòng kinh doanh phụ trách các hoạt động marketing dẫn tới tình trạng các hoạt động chưa được đầu tư tính toán đúng đắn do phòng kính doanh còn quá nhiều việc liên quan đến chăm sóc khách hàng.
4.2 Dự báo triển vọng và quan điểm giải quyết việc phát triển phối thức xúctiến thương mại sản phẩm Điện lạnh của công ty cổ phần đầu tư và xuất nhập tiến thương mại sản phẩm Điện lạnh của công ty cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu thiết bị An Phát