Nhóm các giải pháp chung

Một phần của tài liệu Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức cho phát triển nông nghiệp tại tỉnh Sơn La Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 83)

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

4.2.1. Nhóm các giải pháp chung

4.2.1.1. Hoàn thiện các văn bản pháp lý trong công tác thu hút và sử dụng ODA

- Cần nhanh chóng triển khai, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành về quản lý, thu hút và sử dụng ODA.

Năm 2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 131/2006/NĐ-CP về quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức. Tuy nhiên, cần bổ sung thêm yêu cầu đối với các cơ quan chủ quản phải xây dựng được cho mình một quy chế thu hút và sử dụng ODA. Để cho cơ quan chủ quản có được hệ thống danh mục tốt nhất thì cần thiết phải dựa trên cả định hướng thu hút và sử dụng ODA trong phạm vi của cơ quan chủ quản đó. Đây cũng là một điều hết sức quan trọng ở tầm vĩ mô nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng ODA. Chính vì vậy, yêu cầu các cơ quan chủ quản phải xây dựng cho mình định hướng thu hút và sử dụng ODA là một điều quan trọng.

- Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với việc sử dụng ODA

Thực tế cho thấy hiện nay vấn đề vốn đối ứng vẫn chưa được giải quyết hiệu quả, nhiều địa phương trong đó có Sơn La chưa bố trí kịp thời ngân sách để giải ngân vốn đối ứng, điều này gây khó khăn cho tiến độ thực hiện dự án. Từ năm 2007, sau khi nghị định 131/2006/NĐ-CP có hiệu lực thực hiện, Bộ Tài chính đã điều chỉnh và ban hành Thông tư số 108/2007/TT-BTC ngày 9 tháng 7 năm 2007 về Hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Nhưng trong việc bố trí vốn đối ứng từ các cấp trung ương đến địa phương, chưa xác định nêu bật được việc phải dành ưu tiên hàng đầu vốn NSNN để thanh toán cho các chương trình, dự án ODA. Vì vậy cần sửa đổi cơ chế quản lý tài chính một cách rõ ràng.

75

Như những phân tích đã đưa ra, có thể thấy rằng vấn đề về văn bản pháp lý, thủ tục hành chính nếu không đảm bảo tính đơn giản, khả thi sẽ làm cho hoạt động thu hút và tử dụng ODA sẽ bị hạn chế. Do đó Chính phủ và các cơ quan, ban ngành cần phải điều chỉnh kịp thời các quy định để phù hợp với các nhà tài trợ và theo thông lệ quốc tế.

4.2.1.2. Xây dựng và hoàn thiện đề án thu hút và sử dụng ODA vào phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam đến năm 2020

Theo Nghị định số 38/2013/NĐ-CP của Chính phủ và xuất phát từ thực tế cần thiết phải xây dựng đề án thu hút và sử dụng ODA cho phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam tới năm 2020 để làm đinh hướng cho vận động, thu hút cũng như quản lý ODA một cách có quy hoạch và kế hoạch.

Đề án được xây dựng dựa trên căn cứ pháp lý gồm:

+ Nghị định số 38/2013/NĐ-CP của Chính phủ (thay thế Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006 của Chính phủ) về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ.

+ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Mục tiêu của đề án là tăng cường quan hệ đối tác và tạo niềm tin cho Nhà tài trợ, với mục tiêu thu hút nguồn vốn ODA cam kết cho ngành nông nghiệp thời kỳ 2011 - 2015 là 2,25 tỷ USD, thời kỳ 2016 - 2020 là 2,722 tỷ USD, bên cạnh đó việc thu hút nguồn vốn ODA sẽ là đòn bẩy để thu hút nguồn vốn khác (FDI, vốn tư nhân,...) vào phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân nhằm duy trì tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh thông qua tăng năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng; đáp ứng tốt hơn nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành bình quân từ 2,6% - 3,0%/năm trong giai đoạn 2011 - 2015, từ 3,5 đến 4,0%/năm trong giai đoạn 2016 - 2020.

Tuy nhiên, trong định hướng này có thể đưa ra những nội dung có thể đánh giá, so sánh được thực tế thực hiện so với định hướng đã đề ra về tất cả mọi mặt,

76

những mặt làm được, chưa làm được, những giải pháp trong chiến lược đó có phù hợp hay không. Để từ đó có những giải pháp thực hiện chiến lược mới phù hợp và thành công hơn.

Đối với từng vùng cũng cần có những định hướng thu hút và sử dụng ODA khác nhau vào từng lĩnh vực ưu tiên nhất định phù hợp với nhu cầu của khu vực đó.

Mỗi nhà tài trợ đều có chính sách, quy mô tài trợ riêng cho Việt Nam. Vì vậy cần phải định hướng cụ thể đối với từng nhà tài trợ dựa trên thế mạnh của họ, từ đó có được định hướng mới mỗi nhà tài trợ sẽ tập trung vào việc nhận hỗ trợ, vay vào những lĩnh vực nào, cho địa phương nào, . .

4.2.1.3. Thành lập các cơ quan quản lý riêng về kiểm tra, giám sát hoạt động thu hút và sử dụng vốn ODA cho phát triển nông nghiệp nông thôn

Hoạt động kiểm tra, giám sát là một trong những nội dung rất quan trọng trong quản lý ODA. Những vấn đề như việc thực hiện văn bản pháp luật về ODA như thế nào, ODA sử dụng có đạt hiệu quả không, có thực hiện các chương trình, dự án đúng tiến độ không,... đều phải thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát.

Chế độ báo cáo, đánh giá hiện nay cho cơ quan quản lý Nhà nước về ODA thông qua báo cáo bằng văn bản, hoặc là báo cáo thông qua các cuộc họp, ... Chính điều này, làm cho việc phát hiện kịp thời những vướng mắc, những vi phạm trong sử dụng ODA là khó tránh khỏi. Điều này đòi hỏi cần phải xây dựng bộ máy chuyên nghiệp từ Trung ương tới địa phương để quản lý, kiểm tra, giám sát riêng đối với nguồn vốn này. Trong mô hình quản lý dự án ODA thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, việc xác định rõ địa vị pháp lý của các Ban quản lý dự án theo hướng đảm bảo tính chuyên nghiệp, tăng cường tính minh bạch, chống khép kín và tự chịu trách nhiệm là hết sức quan trọng

Một phần của tài liệu Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức cho phát triển nông nghiệp tại tỉnh Sơn La Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)