Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút và sử dụng ODA

Một phần của tài liệu Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức cho phát triển nông nghiệp tại tỉnh Sơn La Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 26)

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút và sử dụng ODA

1.2.5.1. Các nhân tố khách quan

Tình hình kinh tế, chính trị ở quốc gia tài trợ: Các yếu tố như tăng trưởng kinh tế, tổng thu nhập quốc dân, lạm phát, thất nghiệp hay những thay đổi chính trị ở một quốc gia có tác động đến các hoạt động hỗ trợ phát triển cho các quốc gia khác. Chẳng hạn, các quốc gia đang cung cấp ODA, do nền kinh tế gặp khủng hoảng, tỷ lệ thất nghiệp tăng hoặc có sự thay đổi về thể chế,… có thể giảm mức cam kết ODA với các quốc gia nhận tài trợ.

Các chính sách, quy chế của Nhà tài trợ: Nhìn chung, mỗi nhà tài trợ đều có chính sách và thủ tục riêng đòi hỏi các quốc gia tiếp nhận viện trợ phải tuân thủ khi thực hiện các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA của họ. Các thủ tục này thường khác nhau ở một số lĩnh vực như xây dựng báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, các thủ tục về đấu thầu, các thủ tục về giải ngân hay chế độ báo báo cáo định kỳ,… Các thủ tục này có thể khiến cho nhiều quốc gia tiếp nhận viện trợ lúng túng trong quá trình thực hiện dự án. Tiến độ các chương trình dự án bị đình trệ, kéo dài hơn so với dự kiến, giảm hiệu quả đầu tư. Vì vậy, việc hiểu biết và thực hiện đúng các chủ trương, hướng dẫn và quy định của từng Nhà tài trợ là một điều vô cùng cần thiết đối với các quốc gia tiếp nhận viện trợ.

Môi trường cạnh tranh: Trong thời gian gần đây, tổng lượng ODA trên thế

giới đang có chiều hướng suy giảm, trong khi đó nhu cầu ODA của các nước đang phát triển tăng liên tục, nhất là sau các cuộc khủng hoảng kinh tế và các cuộc xung đột vũ trang khu vực. Vì vậy, trên thế giới hiện đang diễn ra cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa các nước đang phát triển để tranh thủ nguồn vốn ODA. Vì vậy, để thu hút được nguồn vốn ODA trong thời gian tới đòi hỏi các quốc gia tiếp nhận viện trợ phải không ngừng nâng cao hơn nữa trình độ kinh nghiệm và

18

năng lực của mình trong công tác quản lý, điều phối và thực hiện các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn này

1.2.5.2. Các nhân tố chủ quan

Các nhà tài trợ thường có xu hướng đầu tư vốn ODA vào các nước có mối quan hệ chính trị tốt và sử dụng vốn ODA có hiệu quả. Vì vậy, các nhân tố kinh tế chính trị của nước nhận tài trợ có ảnh hưởng lớn đến thu hút nguồn vốn ODA. Các nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến thu hút nguồn vốn ODA bao gồm:

Tình hình kinh tế, chính trị ở quốc gia tiếp nhận viện trợ: Trong môi trường này, các yếu tố như tăng trưởng kinh tế, tổng thu nhập quốc dân, lạm phát, thất nghiệp, cơ chế quản lý kinh tế, sự ổn định chính trị,… sẽ có những tác động trực tiếp đến quá trình thu hút và sử dụng vốn ODA. Ví dụ, ở các quốc gia có cơ chế quản lý kinh tế tốt, viện trợ tương đương 1% GDP có thể dẫn đến mức tăng trưởng bền vững tương đương 0,5% GDP. Vì vậy, ổn định về mặt chính trị, tăng trưởng về kinh tế là một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng để vận động, thu hút ODA cho đất nước và sử dụng ODA hiệu quả.

Quy trình và thủ tục của nước tiếp nhận viện trợ: Đây là nhân tố quan trọng nhất tác động trực tiếp tới hoạt động thu hút và sử dụng vốn ODA. Ở những quốc gia có quy trình và thủ tục thông thoáng, thuận lợi cho công tác thực hiện các chương trình, dự án ODA thì ở nơi đó các chương trình, dự án ODA sẽ triển khai thuận lợi, đúng tiến độ và phát huy tốt, qua đó sẽ làm tăng khả năng thu hút thêm nguồn vốn này.

Năng lực của cơ quan quản lý và cán bộ hoạt động trong lĩnh vực thu hút và sử dụng vốn ODA: Năng lực của cơ quan quản lý và các cán bộ thực hiện chương trình, dự án ODA cũng là một nhân tố ảnh hưởng không nhỏ tới công tác thu hút và sử dụng vốn ODA. Các cơ quan và cán bộ hoạt động trong lĩnh vực thu hút và sử dụng vốn ODA cần phải có năng lực về đàm phán, ký kết dự án, triển khai thực hiện, quản lý nguồn vốn… Điều này đòi hỏi các cán bộ phải có kiến thức chuyên môn sâu về pháp luật, kinh tế, kỹ thuật, ngoại ngữ. Bởi vì trên

19

thực tế, các hoạt động thực hiện dự án vừa phải tuân thủ các quy định, luật pháp của Chính phủ Việt Nam vừa phải tuân thủ các quy định, hướng dẫn của Nhà tài trợ. Ngoài năng lực công tác chuyên môn, các cán bộ quản lý dự án nhất thiết phải có phẩm chất trung thực, khách quan và có khả năng chịu đựng được áp lực cao trong công việc.

Năng lực tài chính của các nước tiếp nhận viện trợ ODA: Đối với các chương trình dự án ODA, để tiếp nhận 1 USD vốn ODA thì các quốc gia tiếp nhận phải có ít nhất 0,15 USD vốn đối ứng (khoảng 15%). Ngoài ra, cũng cần một lượng vốn đầu tư nhất định từ ngân sách cho công tác chuẩn bị các chương trình, dự án. Vì vậy, để thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA các quốc gia tiếp nhận vốn phải biết tăng cường và phát huy năng lực tài chính tự có.

Một phần của tài liệu Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức cho phát triển nông nghiệp tại tỉnh Sơn La Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)