Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức cho phát triển nông nghiệp tại tỉnh Sơn La Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 68)

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

* Hạn chế: Bên cạnh những kết quả đạt được, các dự án ODA cho phát triển

nông nghiệp của tỉnh Sơn La vẫn còn những hạn chế nhất định. Dựa trên những phân tích về thực trạng thu hút và sử dụng cũng như kết quả điều tra (bảng 3.13) thì có kể rút ra một số hạn chế như sau:

- Khả năng thu hút ODA của tỉnh cho ngành nông nghiệp vẫn còn yếu kém, đặc biệt trong việc xây dựng các biện pháp xúc tiến đầu tư và thu hút vốn. Đáng lưu ý là trong giai đoạn 2008 – 2013 tỉnh Sơn La thu hút được rất ít dự án đầu tư mới dù ODA ký kết của Việt Nam vẫn có xu hướng tăng lên. Hoạt động thu hút còn phụ thuộc quá nhiều vào Chính phủ, Bộ ngành mặc dù luôn có những danh mục đầu tư hàng năm nhưng không thu hút được các nhà tài trợ. Đối với các dự án ODA cho phát triển nông nghiệp thì chưa có sự tham gia thu hút, vận động của tỉnh mà vẫn phụ thuộc vào phân bổ từ cấp Trung ương.

Bảng 3.13: Khảo sát về hạn chế trong thu hút và sử dụng ODA cho phát triển nông nghiệp của tỉnh Sơn La

- Đơn vị: Người

Khảo sát về hạn chế trong thu hút và sử dụng

(Mức độ hạn chế tăng dần từ 1 đến 5)

Mức độ

1 2 3 4 5

Tính rõ ràng, tính thực tiễn của nội dung văn bản các

dự án 0 10 9 9 2

Năng lực tiếp nhận, thực hiện và quản lý dự án của cơ quan quản lý nhà nước các cấp và đối tượng thụ hưởng

60

Khả năng bố trí vốn đối ứng 1 7 12 6 4

Tốc độ phê duyệt, triển khai Quy hoạch phát triển các

ngành, Quy hoạch phân bổ vốn… 1 1 8 2 3

Trình độ, năng lực của cán bộ tham gia thực hiện dự án 4 2 8 12 4

Nguồn: Được tổng hợp từ kết quả phỏng vấn, điều tra

- Công tác quy hoạch thu hút và sử dụng ODA vào ngành nông nghiệp của tỉnh Sơn La chưa phát huy được vai trò định hướng các nhà tài trợ và các cơ quan tham gia.

- Cơ chế vốn đầu tư thu hút ODA cho ngành nông nghiệp chưa thông thoáng, tính rõ ràng của các văn bản dự án chưa thực sự đảm bảo tính rõ ràng và thực tế, thủ tục rườm rà, chưa tích cực tạo điều kiện cho nhà đầu tư.

- Tiến độ thực hiện các dự án là không đồng đều. Tốc độ phê duyệt, triển khai Quy hoạch phát triển các ngành, quy hoạch phân bổ vốn còn thấp. Có những dự án còn chậm. Mức độ phù hợp của các chương trình, dự án với năng lực của địa phương chưa cao.

- Vốn đối ứng được bố trí chưa kịp thời, trong khi tốc độ giải ngân ODA là khá tốt làm ảnh hưởng đến tiến độ dự án. (22/30 người được hỏi cho rằng còn hạn chế)

- Hoạt động theo dõi, giám sát tiến độ dự án, đúc rút kinh nghiệm còn chưa có được những đánh giá kịp thời do đó việc điều chỉnh việc thực hiện không được thuận lợi. Nhiều dự án không đủ năng lực để tự đánh giá việc thực hiện.

- Năng lực tiếp nhận, thực hiện và quản lý dự án của cơ quan quản lý nhà nước các cấp và đối tượng thụ hưởng còn hạn chế. Trình độ năng lực của cán bộ tham gia dự án chưa đáp ứng được yêu cầu. (80% đối tượng điều tra cho rằng còn chưa tốt).

* Nguyên nhân:

Nguyên nhân từ phía nhà tài trợ: Nhiều nhà tài trợ nước ngoài còn chưa thực

61

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để thực hiện tốt công tác chuẩn bị hồ sơ dự án, cũng như trong quá trình thực nên làm kéo dài thời gian thẩm định và giải ngân.

Nguyên nhân từ phía cơ quan quản lý:

Chưa xác lập được một cơ chế, định hướng thu hút mang tính chiến lược cho ODA vào ngành nông nghiệp của tỉnh

Tỉnh đã ban hành Kế hoạch vận động nguồn viện trợ năm 2013 – 2014, 2013- 2020, nhưng kế hoạch này vẫn chưa thể hiện được một cách cụ thể phương thức và định hướng thu hút cho các ngành, lĩnh vực mà vẫn còn mang tính chung chung. Riêng với ngành nông nghiệp, đây là ngành nhận được sự ưu tiên rất lớn của các nhà tài trợ nhưng lại chưa nhận được sự ưu tiên thích đáng từ phía cơ quan quản lý của Tỉnh. Chưa có một cơ chế được ban hành riêng cho hoạt động thu hút ODA vào lĩnh vực này dù tỉnh có những ưu thế và thuận lợi hơn so với nhiều tỉnh thành khác, đặc biệt khi ngành nông nghiệp vẫn là sinh kế của phần đông người dân ở các địa bàn khó khăn và cần tới sự hỗ trợ.

Cơ chế, chính sách quản lý và sử dụng chưa đồng bộ:

Công tác quản lý, theo dõi, giám sát các chương trình, dự án ODA đến hiện nay mặc dù đã có những quy định rất cụ thể về chế độ báo cáo theo dõi, đánh giá các chương trình dự án ODA, trong đó có các dự án phát triển nông nghiệp. Nhưng thực tế, các ban quản lý dự án thực hiện báo cáo tình hình thực hiện chương trình, dự án ODA vẫn thực sự chỉ mang tính hình thức chứ chưa nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này. Cơ quan đầu mối cấp tỉnh trong việc thực hiện nhiệm vụ này cũng chưa thật sự hiệu quả, các báo cáo đó theo mẫu mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã quy định, đó mới chỉ là báo cáo về tình hình giải ngân chứ chưa thực sự phản ánh hết được những thành công, hạn chế còn tồn tại của từng chương trình, dự án để có những nhận định nhanh chóng, đưa ra được những biện pháp xử lý kịp thời. Công tác đánh giá chương trình, dự án ODA là chưa được chặt chẽ, chưa được làm thường xuyên theo quy định, có chăng thì các báo cáo đó chỉ mang tính hình thức. Hay nói cách khác, đến nay chúng ta vẫn còn phải xem xét đến việc có một cơ quan chức năng để thanh tra, giám sát các chương trình, dự án ODA.

62

Hệ thống thông tin về ODA của tỉnh còn nhiều bất cập:

Đến hiện nay hệ thống thông tin về ODA trong đó có các dự án ODA cho phát triển nông nghiệp của tỉnh Sơn La còn chưa tốt. Như đã biết thông tin về ODA sẽ ảnh hưởng gián tiếp đến công tác thu hút ODA, hiệu quả sử dụng ODA.

Đối với cấp độ quốc gia thì hệ thống thông tin ODA có 2 kênh, còn đối với các địa phương như tỉnh Sơn La thì kênh thông tin có thể có 4 kênh: Kênh thông tin giữa nhà tài trợ với các Bộ, ngành trung ương; Kênh thông tin giữa bộ ngành trung ương với tỉnh Sơn La; Kênh thông tin giữa tỉnh Sơn La với nhà tài trợ và Kênh thông tin trong nội bộ tỉnh.

Thông tin về ODA cho ngành nông nghiệp hiện nay của tỉnh còn chưa được công bố một cách rộng rãi. Vì vậy, người dân trực tiếp thụ hưởng rất khó có thể tìm hiểu được thông tin về ODA trên địa bàn tỉnh, nhất là lĩnh vực được quan tâm như nông nghiệp, các nhà tài trợ khó có thể làm tốt công tác giám sát thực hiện một số hạng mục của các dự án do thiếu thông tin chính thống.

Khó khăn về vốn đối ứng:

Theo nguyên tắc thì vốn đối ứng của chương trình, dự án thuộc cấp chủ quản nào thì cấp đó xử lý trong ngân sách của mình, còn nếu vốn đối ứng quá lớn địa phương không thể đủ thì trình thủ tướng Chính phủ xin hỗ trợ một phần. Vốn đối ứng thường dùng để chi cho các khoản mua sắm, dịch vụ ở trong nước, ngoài ra còn sử dụng giải phóng mặt bằng, tái định cư, kinh phí hành động chuẩn bị trước dự án, . .. Như vậy, nếu vốn đối ứng không được huy động kịp thời chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện của dự án.

Ở tỉnh Sơn La, là một tỉnh nghèo, nguồn vốn đầu tư phát triển còn phụ thuộc nhiều vào ngân sách nhà nước cấp nên việc bố trí vốn đối ứng cho các chương trình, dự án ODA nói chung và cho ngành nông nghiệp nói riêng còn chưa thực sự kịp thời, chưa bố trí đầy đủ theo nhu cầu thực hiện của các chương trình, dự án đó. Điều này ảnh hưởng nhiều đến kết quả thực hiện của dự án.

Công tác kiểm tra, giám sát, báo cáo và đánh giá các chương trình, dự án ODA là chưa kịp thời, đầy đủ:

63

Công tác báo cáo tình hình thực hiện các chương trình, dự án ODA mặc dù đã có những quy định khá đầy đủ tại Nghị định số 131/2006/NĐ-CP. Nhưng về thực tế thực hiện thì chưa chấp hành nghiêm túc, các báo cáo chưa được cập nhật thường xuyên, đặc biệt là phân tích rõ nguyên nhân của những mặt chưa thực hiện được, thời gian là chậm so với yêu cầu đặt ra, số liệu chưa trung thực. Công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá các chương trình, dự án ODA từ trước đến nay vẫn bị buông lỏng và chưa được chú trọng đúng mức. Mặc dù theo quy định tại nghị định 131/2006/NĐ-CP đã quy định rất rõ quy trình, trách nhiệm trong việc theo dõi, đánh giá chương trình, dự án. Nhưng công việc này đến nay tại tỉnh Sơn La, từ các BQL dự án nông nghiệp cho tới các Sở, ban, ngành vẫn chưa làm một cách triệt để, có chăng chỉ có sự đánh giá của từng chương trình, dự án sử dụng từ nguồn kinh phí của họ, còn việc báo cáo, cung cấp thông tin cho cơ quan đầu mối của tỉnh là chưa thường xuyên, dẫn đến nhiều trường hợp các cấp có thẩm quyền chưa kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc.

Tỉnh chưa tổ chức một bộ phận chuyên trách về các chương trình, dự án ODA và bộ máy quản lý về chương trình, dự án ODA hiện nay vẫn là cơ chế phối kết hợp giữa các sở như Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước tỉnh, Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, các Sở khác có chương trình, dự án thực hiện,... do đó, việc thực hiện các dự án ODA, trong đó có các dự án ODA cho nông nghiệp đôi khi bị đình trệ.

Năng lực của các ban quản lý và cán bộ thực hiện dự án:

Năng lực của nhiều ban quản lý dự án ODA cho ngành nông nghiệp còn yếu, đặc biệt là các đơn vị lần đầu tiên sử dụng ODA. Các yếu kém này bắt nguồn từ thực tế cán bộ chưa được đào tạo đầy đủ, chưa có những kinh nghiệm trong việc thông hiểu các điều lệ, điều kiện theo quy định của nhà tài trợ. Việc tăng cường năng lực cho các ban quản lý đã có làm nhưng làm một cách riêng lẻ cho từng chương trình, dự án nên chưa thể có một cách nhìn tổng thể trong việc nâng cao năng lực thực sự của các ban quản lý.

64

Các ban quản lý dự án ODA ngành nông nghiệp tại Sơn La còn có những vấn đề như: cán bộ là những người sắp về hưu, lao động hợp đồng với những người mới ra trường khi họ có công việc mới sẽ kết thúc hợp đồng, dự án tiếp tục pha tiếp theo nhưng đội ngũ ban quản lý lại không lựa chọn sử dụng những người đã có kinh nghiệm từ dự án giai đoạn trước. Chính những điều này làm cho đội ngũ cán bộ tại các ban quản lý dự án là những người trẻ, mới ra trường và thường xuyên có sự biến động.

Nguyên nhân về phía ngƣời thụ hƣởng:

Nhận thức về tầm quan trọng của ODA cho phát triển nông nghiệp của cấp quản lý và người dân còn chưa rõ ràng

Hiệu quả sử dụng ODA của tỉnh Sơn La là chưa cao, tiến độ thực hiện một số chương trình, dự án là chậm, tiến độ giải ngân chưa cao, ... có một nguyên nhân rất cơ bản đó chính là nhận thức của các nhà quản lý cũng như người dân của tỉnh Sơn La về ODA.

Nguyên nhân cho việc chưa có một chiến lược về thu hút và sử dụng ODA của tỉnh có thể khẳng định là xuất phát từ sự quan tâm chưa đúng mức đến nguồn vốn này của các nhà quản lý, chưa có sự nhận thức tầm quan trọng của nó trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tỉnh Sơn La chưa một lần tổ chức hội nghị các nhà tài trợ giữa kỳ như hầu hết các tỉnh có thành tích trong việc sử dụng ODA của Việt Nam.

Riêng đối với người dân, họ còn chưa thực sự hiểu rõ về nguồn vốn ODA nói chung và ODA cho nông nghiệp nói riêng. Một số người còn lầm tưởng đây là nguồn vốn cho không và không có khả năng gây nợ nên không có ý thức trong việc sử dụng vốn dẫn tới không phát huy được hiệu quả của nguồn vốn, không tạo dựng được tính bền vững của các dự án phát triển nông nghiệp.

65

CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH THU HÖT VÀ SỬ DỤNG ODA CHO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH SƠN LA

Một phần của tài liệu Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức cho phát triển nông nghiệp tại tỉnh Sơn La Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)