Thực trạng thu hút ODA cho phát triển nông nghiệp tại tỉnh Sơn La

Một phần của tài liệu Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức cho phát triển nông nghiệp tại tỉnh Sơn La Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 53)

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

3.2.1.Thực trạng thu hút ODA cho phát triển nông nghiệp tại tỉnh Sơn La

3.2.1.1. Lượng vốn ODA thu hút

Trong giai đoạn 2008 đến 2013, theo bảng 3.6, toàn tỉnh có thêm 7 dự án thuộc lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn và xóa đói giảm nghèo (tập trung vào ngành nông nghiệp). Trong đó năm 2008 và 2009 mỗi năm ký kết được 2 dự án, còn lại là 1 dự án và năm 2012 không có dự án ký kết mới. Như vậy, có thể thấy rằng số lượng các dự án thu hút mỗi năm cho lĩnh vực này rất ít và càng về sau càng sụt giảm. Còn xét về lượng vốn ODA trong toàn giai đoạn thì số liệu tại bảng 3.6 cho thấy từ năm 2008 đến năm 2010 có xu hướng tăng lên từ 153,446 tỷ đồng đến 487,615 tỷ đồng. Tuy nhiên từ năm 2011 lại có sự sụt giảm rõ rệt (giảm 69% so với năm 2010 và đạt 149,826 tỷ đồng) và cho tới năm 2013 chỉ có 40 tỷ đồng từ Dự án Hỗ trợ cacbon thấp do ADB tài trợ.

Thực tế trên thể hiện sự hạn chế trong khả năng thu hút ODA của tỉnh trong giai đoạn qua. Nguyên nhân chủ yếu là các dự án viện trợ hầu hết đều được phân bổ từ Trung ương xuống tỉnh và tỉnh thì chưa thực sự chủ động trong hoạt động thu hút vốn. Trong khi đó, các dự án tài trợ cho lĩnh vực phát triển nông nghiệp đã được triển khai đều phát huy được hiệu quả khá tốt khi hỗ trợ cho người dân trong hoạt động sản xuất. Điển hình có thể kể tới dự án hỗ trợ thủy sản FSPS II do Đan Mạch tài trợ hay dự án phát triển thủy lợi của AFD – Pháp đã hỗ trợ người dân trong việc cải thiện cơ sở hạ tầng cho phát triển nông nghiệp và kiến thức sản xuất, canh tác.

Bảng 3.6: Số lƣợng chƣơng trình, dự án và lƣợng vốn ODA ký kết cho lĩnh vực nông nghiệp nông thôn và xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2008 - 2013 Năm Số lƣợng chƣơng trình, Lƣợng vốn ODA thu hút Tỷ lệ vốn

45 dự án ký kết mới (tỷ đồng) (%) 2008 2 153,446 13,05 2009 2 344,595 29,32 2010 1 487,615 41,48 2011 1 149,826 12,75 2012 0 0 0.00 2013 1 40 3,40 Tổng 07 1175.482 100.00

Nguồn: Số liệu được tổng hợp từ Báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Sơn La

3.2.1.2. Cơ cấu vốn thu hút phân theo nhà tài trợ

Trong tổng số các nhà tài trợ đã từng tài trợ ODA cho tỉnh thì riêng vốn cho lĩnh vực phát triển nông nghiệp nông thôn - xóa đói giảm nghèo tập trung đến từ 5 nhà tài trợ chính bao gồm: Ngân hàng Phát triển Châu Á, Đức, Pháp, Đan Mạch và Ngân hàng thế giới. Trong đó ADB là nhà tài trợ cho nhiều dự án nhất bao gồm 3 dự án: Dự án Hỗ trợ cacbon thấp, Dự án phát triển Cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc và Nâng cao chất lượng an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học. Tuy nhiên, xét về lượng vốn thì Pháp (AFD) và WB là hai nhà tài trợ lớn nhất. Trong đó, Pháp tài trợ 1 dự án thủy lợi và WB tập trung vào lĩnh vực xóa đói giảm nghèo. Riêng WB, tuy chỉ có 1 dự án nhưng lại chiếm số vốn rất lớn chiếm 41,48% tổng lượng vốn trong cả giai đoạn.

Bảng 3.7: Danh sách các nhà tài trợ cho lĩnh vực phát triển nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2008 – 2013

Stt Nhà tài trợ Số chương trình, dự án Tỷ lệ (%) Tổng vốn ký kết (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) 1 ADB 3 42,86 248,647 21,15 2 Đức 1 14,29 130,000 11,06 3 Pháp 1 14,29 286,074 24,34

46

4 Đan Mạch 1 14,29 23,146 1,97

5 WB 1 14,29 487,615 41,48

Tổng 07 100 1175,482 100

Nguồn: Số liệu được tổng hợp từ Báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Sơn La

3.2.1.3. Cơ cấu vốn ODA thu hút cho phát triển nông nghiệp phân theo ngành, lĩnh vực

ODA cho phát triển nông nghiệp tại tỉnh Sơn La được phân bổ cho một số tiểu ngành và lĩnh vực như: Phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản, xóa đói giảm nghèo, khuyến nông, chuyển giao công nghệ trồng trọt và chăn nuôi, cung cấp tín dụng quy mô nhỏ, hỗ trợ tăng cường năng lực cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp và chăn nuôi, áp dụng công nghệ sạch, nâng cao chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm.

Số liệu tại bảng 3.8 cho thấy các dự án ODA cho phát triển nông nghiệp của tỉnh được phân bổ chủ yếu cho ngành trồng trọt và các dự án phát triển nông thôn xóa đói giảm nghèo. Riêng trong giai đoạn 2008-2013, tiểu ngành trồng trọt chiếm tới 2 trên 7 dự án nông nghiệp nông thôn nhưng với lượng vốn khá nhỏ 98,821 tỷ đồng.

Tính riêng về lượng vốn đầu tư thì phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo đứng thứ nhất với 54,4% tổng số vốn, tiếp đến là phát triển thủy lợi và lâm nghiệp.

Trong số các tiểu ngành và lĩnh vực, thì trong giai đoạn 2008-2013, ngành chăn nuôi và thú y không thu hút được thêm dự án mới nào cả. Còn dự án phát triển thủy sản có số vốn khá nhỏ, chỉ 23,146 tỷ đồng (dự án FSPSII do Đan Mạch tài trợ). Nhu vậy, có thể thấy rằng đối với lĩnh vực phát triển nông nghiệp thì trong giai đoạn này thì lượng vốn cho các ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản còn khá hạn chế, đây cũng là điểm mà các cơ quan ban ngành của Tỉnh có thể xem xét và thực hiện bố trí thu hút đa đạng hơn các dự án ODA vì trên thực tế, Sơn La có rất nhiều tiềm năng để phát triển nông, lâm, thủy sản.

47

Bảng 3.8: Cơ cấu phân bổ vốn ODA cho các lĩnh vực nông nghiệp giai đoạn 2008 - 2013

Đơn vị: tỷ đồng

Stt Tiểu ngành/lĩnh

vực Số ct, dự án Lƣợng vốn Loại tài trợ Phƣơng thƣ́c tài trợ

1 Trồng trọt 2 98,821 ODA vay Hỗ trợ dự án

2 Lâm nghiệp 1 130,000 ODA vay Hỗ trợ dự án

3 Chăn nuôi 0 0 - -

4 Thủy sản 1 23,146 ODA vay Hỗ trợ dự án

5 Phát triển thủy lợi 1 286,074 ODA vay Hồ trợ dự án

6 PTNT và xóa đói giảm nghèo (lĩnh vực nông nghiệp) 2 637,441 ODA vay Hỗ trợ dự án Tổng 07 1175,482 ODA vay (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Số liệu được tổng hợp từ Báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở NN&PTNT tỉnh Sơn La

Trong cơ cấu vốn ODA thu hút cho phát triển nông nghiệp nông thôn thì hiện nay 100% đều là vốn vay ưu đãi và được thực hiện theo phương thức hỗ trợ dự án.

Một phần của tài liệu Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức cho phát triển nông nghiệp tại tỉnh Sơn La Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 53)