Môi trường quốc tế

Một phần của tài liệu Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức cho phát triển nông nghiệp tại tỉnh Sơn La Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 74)

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

4.1.1.Môi trường quốc tế

Xu hướng dòng vốn ODA:

Ngày 17/6/2014, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã công bố báo cáo về dòng vốn đầu tư nước ngoài.

Theo đó, nguồn vốn hỗ trợ chính thức (ODA) năm 2013 đạt mức kỷ lục 134,8 tỉ USD, tăng 6,1% so với năm 2012. Trong đó, dòng vốn ODA dưới dạng tín dụng vào các nước thu nhập trung bình tăng khoảng 33%. Tuy nhiên, dòng vốn viện trợ vào các nước chậm phát triển chỉ tăng 3,5% (không kể viện trợ không hoàn lại). Thậm chí, nguồn vốn viện trợ song phương vào khu vực cận Sahara giảm tới 4%. Dòng vốn ODA dành cho những nước nghèo nhất có nguy cơ giảm mạnh.

Đối với nhóm quốc gia nghèo nhất trên thế giới, viện trợ ODA vẫn là nguồn vốn quan trọng, chiếm tới 75% nguồn vốn vào và đóng góp khoảng 59% trong tổng thu thuế trong nước. Trái lại, tại các nước thu nhập trên trung bình, vốn ODA chỉ chiếm 6% nguồn vốn vào và đóng góp 0,8% vào thu nhập thuế trong nước.

Trong những năm gần đây, dòng vốn ODA có xu hướng tăng mạnh, vượt xa vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI), chủ yếu dưới hình thức hỗ trợ theo cơ chế thị trường như tín dụng không ưu đãi và cho vay có hoàn lại. Hơn nữa, nhiều nước đang phát triển có khả năng huy động nguồn vốn rất lớn ngay tại trong nước để phát triển kinh tế.

Đối với các nước đang phát triển, dòng vốn ODA có ý nghĩa quan trọng, nhưng lượng vốn đổ vào các nước nghèo lại tụt hậu. Trước xu hướng tiêu cực này, Ủy ban Hỗ trợ phát triển của OECD đang cân nhắc xây dựng mục tiêu của Liên hiệp quốc, kêu gọi các nhà tài trợ dành 0,15-0,2% tổng thu nhập quốc dân (GNI) cho các nước chậm phát triển, thậm chí đưa ra những mục tiêu tham vọng hơn.

66

Ủy ban Hỗ trợ phát triển của OECD cũng đề nghị góp phần tăng lượng vốn ODA cho những nước nghèo và giảm sự lệ thuộc của một số quốc gia vào vốn ODA. Đồng thời, cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA tại những nước nghèo và dễ bị tổn thương theo hướng tập trung vào xây dựng hạ tầng cơ sở để thúc đẩy tăng trưởng, tạo việc làm và giảm nghèo.

Như vậy, với xu hướng của dòng vốn ODA trong thời gian tới, Việt Nam hoàn toàn có thể thu hút được ODA cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế trong đó có phát triển ngành nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức cho phát triển nông nghiệp tại tỉnh Sơn La Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 74)