Tình hình thu hút ODA

Một phần của tài liệu Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức cho phát triển nông nghiệp tại tỉnh Sơn La Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 42)

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

3.1.1.Tình hình thu hút ODA

Trong giai đoạn 2008-2013, Sơn La đã đón nhận khá nhiều dự án ODA, song trên thực tế lượng vốn thu hút còn rất hạn chế.

Số liệu tại bảng 3.1 cho thấy rằng trong giai đoạn 2008 đến 2013, tổng vốn đầu tư của tỉnh Sơn La có xu hướng ngày một tăng. Năm 2008 chỉ có 4844,071 tỷ

34

đồng nhưng đến năm 2013 đã tăng lên gấp 3,8 lần với 12591,288 tỷ đồng, cao nhất là năm 2011 và 2012. Đây là mức tăng rất nhanh chỉ trong vòng 6 năm. Tuy nhiên, sự gia tăng này chủ yếu là do tăng nguồn vốn đến từ NSNN. Điều này cho thấy Sơn La còn phụ thuộc khá nhiều vào nguồn vốn này, đây là một trong số những nguyên nhân khiến cho hoạt động đầu tư phát triển của tỉnh còn bị động.

35

Bảng 3.1: Cơ cấu tổng nguồn vốn đầu tƣ tỉnh Sơn La giai đoạn 2008 – 2013

Đơn vị: Tỷ đồng

Nguồn: Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Sơn La

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Trung bình Tổng vốn đầu tư 4850,708 5437,159 12443,181 13881,201 13979,786 12913,647 10584,28 Trung ương - - 6724,403 7112,247 6924,230 5945,435 5341,263 Địa phương 4776,734 5404,964 5547,657 6566,133 6445,916 6645,853 5897,87617 Vốn FDI 6,637 6,800 84,831 103 206,445 227,159 105,812 ODA 67,337 25,395 86,290 99,821 403,195 95,200 129,53967 (đã giải ngân) Tỷ lệ (%) Vốn FDI/TVĐT 0,14 0,13 0,68 0,74 1,48 1,76 0,63 Vốn ODA/TVĐT 1,39 0,47 0,69 0,72 2,88 0,74 1,23 Vốn của địa phương/TVĐT 98,47 99,41 44,58 47,30 46,11 51,46 67,18

Vốn của trung ương

36

Trong cơ cấu vốn đầu tư phát triển của tỉnh tỷ lệ đóng góp của vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là ODA trong vốn đầu tư phát triển rất nhỏ, trung bình mỗi năm vốn ODA chỉ đóng góp 1,23% trong tổng lượng vốn, đây là tỷ lệ khá thấp so với trung bình cả nước (trên 3%) trong khi Sơn La hoàn toàn có những điều kiện thuận lợi để thu hút nguồn vốn này. Nguyên nhân chính là do tỉnh chưa có một cơ chế và chính sách thu hút riêng để tự thực hiện thu hút mà còn phụ thuộc vào nguồn ODA được phân bổ từ Chính phủ, các Bộ, ngành.

Trước năm 2007, các chương trình, dự án ODA tại Sơn La hầu hết do các Bộ, ngành ở Trung ương vận động và đưa về giải ngân tại tỉnh. Hay có thể cho rằng tỉnh Sơn La chủ yếu chỉ là đơn vị thụ hưởng, chưa chủ động thu hút nguồn này phục vụ thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội của tỉnh. Từ sau năm 2007 tỉnh Sơn La mới thực sự tham gia vào việc vận động ODA cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. Cho đến năm 2013, tỉnh đã vận động thu hút và ký kết được một số dự án có ý nghĩa quan trọng trong phát triển cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo từ các nhà tài trợ như Nhật Bản, ADB,... Tuy nhiên, vẫn còn ở mức rất hạn chế so với các tỉnh, thành khác.

Ngoài ra, cho tới nay tỉnh vẫn chưa thành lập một cơ quan hay ban quản lý riêng chuyên trách về thu hút và quản lý vốn ODA mà chủ yếu các hoạt động này vẫn do các cơ quan như UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và đầu tư thực hiện.

Trong khi đó, đối với nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, xóa đói giảm nghèo, phát triển cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế… tỉnh đều có nhu cầu phát triển, điều này có thể thấy rõ trong định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và trong “Quyết

định về việc công bố danh mục thu hút đầu tư giai đoạn 2014 – 2020 trên địa bàn tỉnh Sơn La” đã được ban hành. Vì vậy, việc tranh thủ nguồn viện trợ không hoàn

lại và các khoản vay ưu đãi là cần thiết, giúp tỉnh có thể chủ động thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế thay vì chỉ chờ đợi nguồn vốn từ Nhà nước.

37

Bảng 3.2: Số lƣợng chƣơng trình, dự án và số vốn ODA ký kết của tỉnh Sơn La từ trƣớc năm 2000 đến năm 2014 Đơn vị: tỷ đồng Giai đoạn Số lƣợng chƣơng trình, dự án Lƣợng vốn ODA ký kết Số lượng Tỷ lệ (%) Lượng vốn (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Trước 2000 12 23,53 801,697 18,70 2000 - 2005 11 21,57 306,716 7,15 2006 - 2010 18 35,29 1672,849 39,01 2011 - 2014 10 19,61 1507,000 35,14 Tổng 51 100 4288,262 100

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sơn La

Xét về lượng vốn ODA ký kết của tỉnh từ trước năm 2000 cho tới năm 2014. Theo bảng 3.2 thấy rằng trong các giai đoạn phát triển của tỉnh thì giai đoạn 2006 – 2010 là giai đoạn thu hút được số chương trình, dự án cũng lượng vốn ODA lớn nhất với 1672,849 tỷ đồng cho 18 dự án, chiếm 39,01% lượng vốn ký kết kể từ khi tỉnh nhận viện trợ ODA tới nay. Còn giai đoạn 2011 – 2014 thì chỉ có 10 dự án, tuy nhiên so với các giai đoạn trên thì giai đoạn này thu hút được lượng vốn trung bình/ dự án lớn nhất (150,7 tỷ đồng vốn ODA ký kết). Như vậy, cho thấy rằng tuy số lượng dự án có xu hướng giảm nhưng tỉnh lại thu hút được những dự án có nguồn vốn lớn hơn so với các giai đoạn trước. Có thể kể đến các dự án như Dự án giảm nghèo của WB, Dự án phát triển thủy lợi của AFD,…

Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên thì lượng vốn ODA thu hút của tỉnh còn rất hạn chế, trong khi Sơn La là một trong những tỉnh nghèo nhất nước và cần được quan tâm phát triển.

Xét về các đối tác tài trợ ODA cho tỉnh tính đến thời điểm năm 2013 thì đã có 15 quốc gia và tổ chức tham gia. Trong đó, ADB và WB là hai nhà tài trợ lớn nhất cho Sơn La, trong đó cho tới năm 2013 WB đã viện trợ 9 tổng số 51 chương trình dự án, chiếm 17,65%; ADB đã viện trợ 7 dự án, chiếm 13,73%. Trong tổng lượng

38

vốn, WB đã tài trợ 1032,416 tỷ đồng vốn ODA cho tỉnh, chiếm 24,08%. Đối tác lớn thứ 2 là ADB với 640,387 tỷ đồng, tương ứng14,93%. Nguyên nhân chủ yếu do Sơn La có những điều kiện phù hợp với mục tiêu viện trợ của WB và ADB, đặc biệt trong các lĩnh vực ưu tiên như xóa đói giảm nghèo, phát triển nông nghiệp nông thôn.

Theo số liệu tại bảng 3.3, trong số các nhà tài trợ thì Nhật Bản tài trợ nhiều chương trình dự án ODA nhất cho Sơn La (chiếm 21,57% tổng số dự án). Tuy nhiên, các dự án này thường có quy mô khá nhỏ và thời gian thực hiện ngắn. Ngược lại, có một số nhà tài trợ như Đức, Pháp, Hàn Quốc, Hà Lan tuy chỉ tham gia viện trợ từ 1 đến 3 dự án nhưng các dự án có lượng vốn dầu tư trung bình khá lớn. Với Đức là 174,2 tỷ đồng/ dự án, Pháp là 168.1 tỷ đồng/dự án, Hàn Quốc là 239,77 tỷ đồng/ dự án và Hà Lan là 189,115 tỷ đồng/dự án. Và hầu hết các dự án từ các nhà tài trợ này đều phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông và thủy lợi.

Các số liệu trong bảng 3.3 còn cho thấy rằng đối với nhiều nhà tài trợ tuy đã có hoạt động tài trợ cho tỉnh Sơn La nhưng số dự án rất khiêm tốn, điển hình là Úc, Ấn Độ, Hà Lan... Điều này đặt ra sự cần thiết là tỉnh cần phải chủ động xây dựng kế hoạch tự thu hút đầu tư phù hợp với yêu cầu và ưu tiên của cá nhà tài trợ để gia tăng nguồn vốn ODA. Đồng thời, cần thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa công tác xúc tiến đầu tư để thu hút các nhà tài trợ lớn của Việt Nam, đặc biệt là các nhà tài trợ không hoàn lại hàng đầu như Đan Mạch, Hà Lan chứ không chỉ chờ đợi nguồn vốn NSNN cấp để phát triển kinh tế - xã hội.

39

Bảng 3.3: Danh sách nhà tài trợ và quy mô tài trợ cho Sơn La đến năm 2013

Đơn vị: Tỷ đồng Stt Nhà tài trợ Số chƣơng trình, dự án Tỷ lệ (%) Tổng vốn ký kết (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) 1 ADB 7 13,73 640,387 14,93 2 Ấn độ 1 1,96 4,570 0,11 3 Australia 1 1,96 21,450 0,50 4 Danida 2 3,92 163,541 3,81 5 Đức 3 5,88 522,626 12,19 6 Anh 1 1,96 130,000 3,03 7 EC 4 7,84 188,736 4,40 8 Hà Lan 1 1,96 189,115 4,41 9 Italia 1 1,96 6,013 0,14 10 Hàn Quốc 2 3,92 479,533 11,18 11 Mỹ 2 3,92 16,355 0,38 12 NaUy 3 5,88 225,99 5,27 13 Nhật Bản 11 21,57 362,887 8,46 14 Pháp 2 3,92 336,178 7,84 15 WB 9 17,65 1032,416 24,08 Tổng 51 100 4288,262 100

Nguồn: Số liệu được tổng hợp từ các báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sơn La (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ 3, xét theo tính chất nguồn vốn thì ODA cho tỉnh Sơn La chủ yếu là vốn viện trợ của các tổ chức quốc tế (WB, ADB,...), vốn viện trợ này do cơ quan trung ương phân bổ về tỉnh sử dụng. Có một số khoản vốn vay là do tỉnh Sơn La tự vận động tuy nhiên với lượng vốn ít hơn. Đặc biệt, trong giai đoạn 2008 – 2013 thì hầu hết các chương trình dự án chủ yếu đều được thực hiện từ vốn ODA vay ưu đãi và có

40

ít lượng vốn không hoàn lại hơn. Đây là một bài toán mà tỉnh rất thận trọng để giải quyết, tỉnh vẫn duy trì thu hút vốn ODA, tuy nhiên phải dựa trên sự xem xét kỹ lưỡng nguồn lực hiện có để cân đối vốn đối ứng và quan trọng nhất là trả các khoản nợ.

Một phần của tài liệu Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức cho phát triển nông nghiệp tại tỉnh Sơn La Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 42)