5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
3.1. Tổng quan ODA cho tỉnh Sơn La
Tỉnh Sơn La là một tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 320 km, phía Bắc giáp tỉnh Yên Bái, phía Đông giáp tỉnh Phú Thọ và Hoà Bình, phía Tây giáp tỉnh Điện Biên, phía Nam giáp tỉnh Thanh Hoá; Sơn La có 250 Km đường biên giới với nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào với cửa khẩu quốc gia Lóng Sập và Chiềng Khương. Có tổng diện tích tự nhiên là 14.174 km2, đứng thứ 3 trong 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của cả nước (sau Nghệ An và Gia Lai), bằng 4,28% diện tích tự nhiên toàn quốc và bằng 37,88% tổng diện tích tự nhiên vùng Tây Bắc. Tỉnh có 12 đơn vị hành chính cấp huyện (11 huyện và 01 thành phố). Dân số toàn tỉnh năm 2014 khoảng 1.160.000 người gồm 12 dân tộc cùng sinh sống, tạo nên một môi trường giao thoa văn hóa đặc trưng vùng Tây Bắc Việt Nam.
Là một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, kinh tế - xã hội phát triển ở mức trung bình so với các địa phương khác trên cả nước. Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân các dân tộc Sơn La trong những năm qua vẫn luôn phấn đấu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao mức sống bình quân, thay đổi diện mạo của tỉnh nhà. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh ở mức khá qua từng năm, bình quân giai đoạn 2012- 2014 tăng trên 10% /năm. Tuy nhiên, so với nhiều địa phương, mức tăng trưởng trên còn khá khiêm tốn. Đồng thời, tỉnh còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng. Về nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế, về lâu dài phải dựa chủ yếu vào nguồn vốn nội lực, tuy nhiên, do Sơn La có xuất phát điểm còn thấp nên nguồn vốn đầu tư của địa phương còn thấp so với nhu cầu đầu tư phát triển. Ngoài ra, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La còn có một số điểm hạn chế: Tốc độ tăng trưởng GDP có cao nhưng chưa thực sự bền vững, chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh còn thấp. Tỷ trọng các ngành trong GDP còn chuyển dịch chậm. Năng suất lao động, hiệu quả đầu tư, hiệu quả kinh tế - xã hội còn thấp. Đời sống nhân dân đã được cải thiện nhưng chưa triệt để, tỷ lệ hộ nghèo còn rất cao (tính đến năm 2013 là 29,5%).
33
Trong nhiều năm qua, sự tham gia của nguồn vốn ODA nói chung và ODA cho phát triển nông nghiệp nói riêng đã có tác động tích cực tới sự phát triển của tỉnh. ODA hỗ trợ các tỉnh nghèo như Sơn La đảm bảo chi đầu tư phát triển và giảm gánh nặng cho Ngân sách Nhà nước. Với đặc tính là thời hạn cho vay ân hạn dài, lãi suất thấp và luôn có một phần viện trợ không hoàn lại thì đây là nguồn vốn giúp tỉnh tập trung đầu tư cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế nông thôn tạo tiền đề thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, ODA còn giúp tỉnh phát triển nguồn nhân lực thông qua các dự án giáo dục đào tạo; cải thiện và đảm bảo sức khỏe cộng đồng với các dự án y tế. Đặc biệt, trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, với sự hỗ trợ tích cực từ các nhà tài trợ (điển hình là dự án giảm nghèo của WB) đã góp phần tạo nên bước chuyển biến rõ rệt cho việc cải thiện đời sống của nhân dân trong tình.
Với đặc trưng là một tỉnh nghèo, phần lớn dân cư là người dân tộc thiểu số và kinh tế còn phụ thuộc nhiều vào sản xuất nông nghiệp thì Sơn La thật sự cần những nguồn vốn hỗ trợ ngoài nguồn NSNN cấp hàng năm để hỗ trợ người dân phát triển sản xuất và đảm bảo đời sống. Chính vì vậy, việc tăng cường thu hút nguồn vốn ODA nói chung và ODA cho lĩnh vực nông nghiệp nói riêng sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của tỉnh trong giai đoạn tới. Đây cũng là lý do mà thời gian qua tỉnh Sơn La đã mở rộng cánh cửa chào đón các nhà tài trợ, nhà đầu tư, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thân thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước đến tìm hiểu, triển khai các dự án trên các lĩnh vực nhằm tận dụng các lợi thế sẵn có của địa phương. Đặc biệt, hiện nay tỉnh thực hiện chú trọng tới công tác xúc tiến đầu tư để thu hút nhiều hơn các dự án ODA từ các nhà tài trợ để bổ sung vốn phát triển cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo phát và triển kinh tế. Trong đó, ưu tiên các chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn và xóa đói giảm nghèo.