Tình hình sử dụng ODA

Một phần của tài liệu Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức cho phát triển nông nghiệp tại tỉnh Sơn La Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 49)

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

3.1.2. Tình hình sử dụng ODA

3.1.2.1. Tiến độ giải ngân ODA

Xét về tình hình sử dụng ODA của tỉnh Sơn La, cụ thể là tình hình giải ngân vốn trong giai đoạn 2008 đến năm 2013 thì tổng lượng vốn theo kế hoạch giải ngân là 1119,647 tỷ đồng trong đó vốn ODA là 856,426 tỷ đồng và vốn đối ứng là 263,221 tỷ đồng. Số liệu được tổng hợp tại bảng 3.4 và biểu đồ 3.1 cho thấy rằng trong giai đoạn 2008 – 2013 thì tỷ lệ giải ngân vốn ODA thực tế và tỷ lệ giải ngân vốn đối ứng có xu hướng tăng, giảm không đồng đều.

Về giải ngân vốn ODA, năm 2010 và năm 2011 có xu hướng giảm sút mạnh (năm 2010 sụt giảm 4 lần so với năm 2009) và đạt mức giải ngân thấp nhất vào năm 2011 là 11,47%, đây là con số giải ngân rất thấp và không đạt yêu cầu. Sau đó vào 2 năm 2012 và 2013 thì có chiều hướng tăng mạnh trở lại với 70,06% (gấp 6,1 lần năm 2011) và 90,75% (tăng 20,69% so với 2012). Diễn biến giải ngân vốn đối ứng cũng tương tự khi có sự sụt giảm ở các năm 2009, 2011 và 2013. Năm 2009 đạt mức giải ngân thấp nhất là 46%.

Trung bình cả giai đoạn 2008 – 2013 thì tỷ lệ giải ngân tổng vốn đạt 94,24%, trong đó giải ngân ODA là 90,75%, vốn đối ứng là 105,59%, đây là một kết quả khá tốt tuy nhiên phần lớn là do một số năm có tỷ lệ giải ngân cao và vượt mức kế hoạch chứ hoạt động giải ngân vẫn chưa được tiến hành tốt trong tất cả các năm. Như vậy, có thể thấy tiến độ giải ngân ODA còn chưa thực sự hiệu quả và đồng đều.

Theo báo cáo thực hiện của UBND tỉnh và Sở Kế hoạch đầu tư nguyên nhân chủ yếu là do một số đơn vị, tổ chức, nhà tài trợ nước ngoài còn chưa chủ động trong việc liên hệ với Sở Kế hoạch và Đầu tư để thực hiện tốt công tác chuẩn bị hồ sơ dự án, dẫn tới còn chuẩn bị thiếu, chưa chính xác, làm kéo dài thời gian thẩm định và giải ngân.

41

Ngoài ra, một số đơn vị, cơ quan trên địa bàn tỉnh được giao làm chủ khoản viện trợ nhưng chưa thực sự nắm vững các quy định của nhà nước về tiếp nhận, sử dụng và quản lý các khoản viện trợ từ các tổ chức phi chính phủ nước ngoài. Nhiều dự án còn chậm trong bố trí vốn đối ứng làm chậm tiến độ giải ngân chung.

Như vậy, có thể thấy rằng công tác giải ngân cho các chương trình, dự án ODA của tỉnh còn có một vài hạn chế, bố trí vốn đối ứng còn chậm. Điều nay đòi hỏi tỉnh cần theo dõi, bám sát tình hình thực hiện giải ngân vốn từ các nhà tài trợ, xem xét bố trí vốn đối ứng kịp thời, đồng thời phải đúc rút, giải quyết những hạn chế trong quá trình thực hiện để đảm bảo tiến độ các chương trình, dự án.

Đơn vị : %

Biểu đồ 3.1: Giải ngân vốn ODA và vốn đối ứng của tỉnh Sơn La giai đoạn 2008-2013

42

Bảng 3.4: Tỷ lệ giải ngân vốn ODA và vốn đối ứng của tỉnh Sơn La giai đoạn 2008 – 2013

Đơn vị: Tỷ đồng

Nguồn: Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Sơn La, Báo cáo tình hình thu hút và thực hiện các dự án ODA từ năm 2006 đến năm 2013

Năm Kế hoạch vốn (triệu đồng) Giải ngân thực tế (triệu đồng)

Tỷ lệ giải ngân theo kế hoạch (%)

Tổng ODA Đối ứng Tổng ODA Đối ứng Tổng ODA Đối ứng

2008 156,393 115,745 40,648 92,725 67,337 25,388 59,29 35,12 62,46 2009 131,463 82,000 49,463 48,148 25,395 22,753 36.62 60,32 46,00 2010 194,985 169,096 25,889 107,117 86,290 20,827 54.94 15,31 80,45 2011 179,782 161,282 18,500 110,106 99,821 10,285 61.24 11,47 55,59 2012 295,124 233,103 62,021 515,387 403,195 112,192 174.63 26,61 180,89 2013 161,900 95,200 66,700 181,700 95,200 86,500 112.23 70,06 129,69 Tổng 1,119,647 856,426 263,221 1,055,183 777,238 277,945 94.24 90,75 105,59

43

3.1.2.2. Cơ cấu sử dụng ODA theo ngành và lĩnh vực

Xét về cơ cấu lĩnh vực sử dụng, ODA chủ yếu đều được phân bổ đầu tư cho lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn kết hợp với xoá đói giảm nghèo, lĩnh vực này thực sự đã góp phần hỗ trợ phát triển nông nghiệp và cải thiện một phần đời sống nhân dân trong tỉnh.

Có thể thấy rằng, từ khi nhận viện trợ ODA cho tới năm 2013 thì phát triển nông nghiệp nông thôn luôn là lĩnh vực được quan tâm hàng đầu không những về mặt chương trình, dự án mà còn về lượng vốn ký kết tại tỉnh Sơn La.Tính đến năm 2014, lĩnh vực này đã chiếm tới 48% tổng số vốn ODA ký kết (bảng 3.5). Đồng thời số dự án cũng lớn nhất với 15 trên tổng số 51 dự án (tương ứng với 29%).

Lĩnh vực thu hút ODA nhiều thứ hai của tỉnh là y tế với những dự án nâng cao cơ sở vật chất và thiết bị cho bệnh viện đa khoa tỉnh, khám chữa bệnh cho người nghèo, ... Đến năm 2013, số chương trình và dự án tài trợ cho lĩnh vực này là 11 dự án, chiếm 24% tổng dự án tương ứng với 469,579 tỷ đồng vốn tài trợ. Cấp thoát nước và phát triển đô thị cũng là lĩnh vực thu hút nhiều vốn ODA cho tỉnh với 8 dự án lớn, trong đó bao gồm nhiều tiểu mục dự án đã hoàn thành và đi vào sử dụng tại các địa phương trong tỉnh.

Bảng 3.5: Phân bổ số lƣợng chƣơng trình, dự án theo ngành, lĩnh vực và quy mô vốn từ 1993 đến 2013 Ngành, lĩnh vực Số lượng chương trình, dự án Số ODA ký kết Số lượng Tỷ lệ (%) Số vốn (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Nông nghiệp và phát triển nông thôn

kết hợp xoá đói giảm nghèo 15 29 1315,251 48

Cấp thoát nước và phát triển đô thị 8 15 380,132 14

Giáo dục và đào tạo 6 12 86,071 3

Giao thông vận tải 5 12 172,217 6

44

Y tế 11 24 469,579 17

Khác 3 2 135,148 5

Tổng 51 100 4288,262 100

Một phần của tài liệu Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức cho phát triển nông nghiệp tại tỉnh Sơn La Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)