5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
4.1.2. Môi trường trong nước
Giai đoạn 1993-2013, Việt Nam đã thu hút được 78 tỷ USD vốn ODA từ hơn 50 nhà tài trợ trên thế giới. Trong đó, riêng ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn thu hút được 5,5 tỷ USD vốn ODA từ 41 nhà tài trợ, chiếm khoảng 7% tổng vốn ODA dành cho Việt Nam.
Theo đó, 2 nhà tài trợ đa phương lớn nhất của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) là Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Tính đến năm 2013, hai đối tác này đã tài trợ cho ngành nông nghiệp 3,15 tỷ USD, chiếm 57,3 tổng vốn ODA vào nông nghiệp. Riêng ADB là tài trợ lớn nhất với 1,6 tỷ USD, chiếm gần 30% tổng vốn ODA vào ngành nông nghiệp.
Đối với tài trợ song phương, Nhật Bản là đối tác ODA lớn nhất trong lĩnh vực nông nghiệp. Đến nay, Nhật Bản đã tài trợ cho ngành NN&PTNT 70 dự án với tổng vốn 1,3 tỷ USD. Trong đó, 60 dự án là dự án hỗ trợ kỹ thuật, viện trợ không hoàn lại, hỗ trợ khẩn cấp với tổng vốn đạt trên 300 triệu USD, và 10 dự án vốn vay lớn trong lĩnh vực thủy lợi, lâm nghiệp với gần 1 tỷ USD.
Mặc dù nguồn vốn ODA chảy vào nông nghiệp không nhiều, nhưng theo đánh giá của Bộ NN&PTNT, nguồn vốn này đã đóng góp đáng kể cho sự phát triển của ngành trong những năm qua. Cụ thể, nguồn vốn ODA góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân nông thôn, giảm tỷ lệ đói nghèo của Việt Nam từ 60% vào năm 1993 xuống còn 10% vào năm 2012; với nguồn vốn ODA vay ưu đãi, hệ thống hạ tầng nông nghiệp nông thôn, hệ thống điện, trường học, trạm y tế xã đã được cải thiện;
67
ODA cũng góp phần trợ giúp tăng cường nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ mới trong nông nghiệp. Thông qua các dự án hỗ trợ phát triển ngành, hỗ trợ khoa học và công nghệ nông nghiệp, các trang thiết bị nghiên cứu được tăng cường, nhiều giống cây trồng vật nuôi tốt đã được nghiên cứu, ứng dụng vào sản xuất.
Trong số các giải pháp nhằm tiếp tục thu hút nguồn vốn ODA trong bối cảnh Việt Nam đã trở thành nước thu nhập trung bình, Bộ NN&PTNT nhấn mạnh việc tiếp tục huy động, quản lý và thực hiện nguồn vốn ODA lãi suất ưu đãi, đồng thời đón đầu huy động nguồn vốn ODA với lãi suất kém ưu đãi.
Để thu hút ODA, Bộ NN&PTNT cũng cho biết sẽ lựa chọn những chương trình, dự án ưu tiên theo các tiêu chuẩn ngành, vùng sinh thái và hoàn thiện cơ chế, thể chế và bộ máy quản lý thực hiện các dự án ODA do bộ quản lý sao cho thật hiệu quả, tạo được niềm tin với các nhà tài trợ.
Nhằm tăng cường thu hút ODA, Bộ NN&PTNT cũng cho biết sẽ kiến nghị với Chính phủ ưu tiên đầu tư ODA cho NN&PTNT vào một số lĩnh vực như hạ tầng thủy lợi và đê điều, chuyển dịch cơ cấu và phát triển nông nghiệp, hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, xây dựng nông thôn mới và ứng phó với biến đổi khí hậu. Như vậy, có thể thấy rằng phát triển nông nghiệp sẽ là lĩnh vực có khả năng thu hút vốn ODA lớn từ các nhà tài trợ.
Riêng đối với vùng Tây Bắc thời gian qua (tính đến hết năm 2013), trong cơ cấu sử dụng ODA tại vùng Tây Bắc cho thấy lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn kết hợp với xóa đói giảm nghèo được ưu tiên cao nhất, đạt 731,82 triệu USD, chiếm 35,44% tổng vốn ODA.
68
Hình 4.1. Cơ cấu thu hút vốn ODA cho các ngành, lĩnh vực khu vực Tây Bắc tính đến năm 2013
Theo Báo cáo kết quả thu hút đầu tư các dự án ODA vào các tỉnh Tây Bắc của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện nay một số dự án ODA quy mô vốn lớn trong lĩnh vực này gồm dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc do ADB tài trợ với tổng trị giá 138 triệu USD; dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía bắc giai đoạn II do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ với trị giá 165 triệu USD… Do đó, có thể thấy rằng các nhà tài trợ dành sự ưu tiên đặc biệt cho lĩnh vực này.
Đối với vùng Tây Bắc, với đặc điểm là khu vực tập trung nhiều tỉnh nghèo và điều kiện phát triển kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, vì vậy việc thu hút vốn ODA cho phát triển nông nghiệp nông thôn và xóa đói giảm nghèo của vùng luôn được ưu tiên. Như vậy, trong bối cảnh hiện nay, thì Sơn La hoàn toàn có thể đẩy manh hoạt động thu hút ODA cho phát triển nông nghiệp trong giai đoạn tới.