Cạnh tranh bình đẳng

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh Thái Nguyên (Trang 73)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.10. Cạnh tranh bình đẳng

Theo báo cáo PCI 2013, “tình trạng cạnh tranh thiếu bình đẳng hiện diện ở khắp các địa phƣơng trên toàn quốc với mức độ khác nhau”. Chỉ số thành phần Cạnh tranh bình đẳng của Thái Nguyên đạt 4,77 điểm, thấp hơn mặt bằng chung cả nƣớc là 5,5 điểm, và chênh lệch tƣơng đối lớn so với tỉnh đứng đầu cả nƣớc là Kiên Giang 8,19 điểm. Trong khu vực, Thái Nguyên chỉ xếp thứ 8/14 cho thấy lĩnh vực này đặc biệt cần nhiều nỗ lực cải thiện trong thời gian tới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Biểu đồ 3.25: Kết quả chỉ số Cạnh tranh bình đẳng khu vực miền núi phía Bắc năm 2013

(Nguồn: Báo cáo PCI 2013)

Theo báo cáo PCI 2013, 95,52% doanh nghiệp đều đồng ý rằng "Hợp đồng, đất đai,… và các nguồn lực kinh tế khác chủ yếu rơi vào tay các DN có liên kết chặt chẽ với chính quyền tỉnh”, 37,86% cho biết ƣu đãi đối với tổng công ty, tập đoàn nhà nƣớc là trở ngại đáng kể. Trong đó, lĩnh vực đƣợc ƣu đãi rõ rệt nhất là lĩnh vực cấp phép khai thác khoáng sản (30,59% doanh nghiệp đồng ý), song cũng khá rõ nét trong lĩnh vực tiếp cận đất đai (25,88%), tiếp cận vốn (22,35%), dễ dàng có đƣợc các hợp đồng từ cơ quan Nhà nƣớc (23,53%), còn thủ tục hành chính nhanh chóng và đơn giản là 16,47%. Ngoài yếu tố quan hệ, 30,21% doanh nghiệp cho rằng các doanh nghiệp lớn trong tỉnh (về quy mô doanh thu và lao động) cũng đƣợc ƣu ái nhiều hơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Biểu đồ 3.26: Đánh giá đặc quyền dành cho các tập đoàn kinh tế Nhà nước

(Nguồn: Báo cáo PCI 2013)

Hiện nay, Thái Nguyên đang tập trung ƣu tiên thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, do đó có sự thiếu bình đẳng giữa doanh nghiệp nƣớc ngoài và doanh nghiệp trong nƣớc là điều dễ hiểu. Thật vậy, theo khảo sát PCI 2013, 46,3% doanh nghiệp cho rằng tỉnh ƣu tiên thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài hơn là khu vực tƣ nhân, đứng đầu trong cả nƣớc về lĩnh vực này, và đƣợc tỉnh ƣu tiên giải quyết các vấn đề, khó khăn hơn (29,79%). 19,44% doanh nghiệp đồng ý rằng hoạt động của các doanh nghiệp FDI nhận đƣợc nhiều quan tâm hỗ trợ hơn từ tỉnh. Đồng thời, họ (doanh nghiệp FDI) cũng nhận đƣợc khá nhiều đặc quyền nhƣ: thuận lợi trong việc tiếp cận đất đai (22,9% doanh nghiệp đồng ý), đƣợc miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp (17,36%), các thủ tục hành chính nhanh chóng và đơn giản hơn (18,06%), cao hơn nhiều so với mặt bằng chung của cả nƣớc khi tỷ lệ này lần lƣợt là 12,64%, 9,64% và 10,85%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Biểu đồ 3.27: Đánh giá đặc quyền dành cho các doanh nghiệp FDI

(Nguồn: Báo cáo PCI 2013)

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh Thái Nguyên (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)