Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnhThái Nguyên

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh Thái Nguyên (Trang 30)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnhThái Nguyên

Xác nhận tính khoa học về sự đánh giá của các chỉ số PCI để từ đó có những điều chỉnh phù hợp, nhƣng quan trọng nhất chính là sự nỗ lực không ngừng và quyết tâm mạnh mẽ của tập thể lãnh đạo tỉnh và các sở, ngành trong việc đồng hành cùng doanh nghiệp, cải thiện chất lƣợng điều hành kinh tế của địa phƣơng. Chuyển từ nhận thức đến hành động và có sự vào cuộc quyết liệt từ cấp lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh. Tỉnh ủy cần có văn bản chỉ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đạo, thể hiện rõ quyết tâm trong việc cải thiện môi trƣờng kinh doanh, từ đó có sự tham gia của cấp ủy, chính quyền các cấp và sự tham gia của đoàn thể địa phƣơng. Tăng cƣờng thông tin, tuyên truyền về nội dung, tổ chức tập huấn cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức về nội dung chƣơng trình nâng cao chỉ số PCI, tạo bƣớc chuyển hóa về nhận thức về vai trò trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức thực thi công vụ chính là góp phần nâng cao chỉ số PCI của tỉnh. Chuyển nhận thức từ “Quản lý doanh nghiệp” sang “Phục vụ doanh nghiệp” từ đó nâng cao nhận thức vai trò trách nhiệm của ngƣời lãnh đạo cho đến tòan thể cán bộ, công chức, viên chức. Xác định rõ vai trò tự chịu trách nhiệm của ngƣời đứng đầu. Lãnh đạo các đơn vị đƣợc giao trách nhiệm nâng cao các chỉ số thành phần phải xây dựng kế hoạch thực hiện hàng năm và kế hoạch cho từng giai đoạn, gắn trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ tại đơn vị. Thể hiện rõ vai trò trách nhiệm trong điều hành, tính nhạy bén trong công tác thực thi chính sách và tham mƣu các nội dung liên quan đến lĩnh vực phụ trách. Hoạt động dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, cần có chính sách và sự tham gia của các dịch vụ tƣ về: pháp lý, đào tạo lao động, xúc tiến đầu tƣ, thƣơng mại.... Nâng cao vai trò tham vấn của Hiệp hội, doanh nghiệp về ban hành và thực hiện chính sách tại địa phƣơng. Minh bạch công khai các hoạt động quản lý nhà nƣớc. Cải cách thủ tục hành chính phải đƣợc triển khai đồng bộ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Sơ đồ 1.1: Khung lý thuyết

BIẾN ĐỘC LẬP (Các yếu tố ảnh hƣởng ) BIẾN PHỤ THUỘC (Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh) Chi phí gia nhập thị trƣờng Tiếp cận đất đai và ổn định sử dụng đất Tính minh bạch

Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nƣớc

Chi phí không chính thức

Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh

Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp Đào tạo lao động

Thiết chế pháp lý Cạnh tranh bình đẳng

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Thực trạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay nhƣ thế nào?

Những yếu tố nào ảnh hƣởng không tốt đến chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh Thái Nguyên, làm PCI của tỉnh thấp?

Giải pháp nào để Thái Nguyên nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong thời gian tới?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

Loại dữ liệu: Đề tài sử dụng các số liệu thứ cấp đã đƣợc công bố từ các nguồn khác nhau. Đây là các công trình nghiên cứu và các báo cáo đã có có liên quan và đƣợc lựa chọn để sử dụng vào mục đích phân tích, minh họa cho nội dung nghiên cứu. Nguồn gốc của các tài liệu này đã đƣợc nêu rõ trong phần “Tài liệu tham khảo”.

Nguồn dữ liệu thứ cấp này bao gồm:

- Các sách, báo, tạp chí khoa học, các kết quả nghiên cứu đã đƣợc công bố của các cơ quan nghiên cứu, các tài liệu tìm kiếm trên các trang mạng internet.

- Tài liệu, số liệu và các báo cáo đã đƣợc công bố về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên đƣợc thu thập từ Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, Cục thống kê và các Sở, Ban, Ngành khác có liên quan thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin

Thông tin và số liệu sau khi thu thập đƣợc sẽ đƣợc tổng hợp, cập nhật, sắp xếp, xử lý bằng các công cụ phần mềm của Microsoft Office để dựng thành các bảng biểu, biểu đồ, đồ thị theo các nội dung nghiên cứu của PCI. Các công cụ minh hoạ đƣợc dùng là:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng biểu: Đƣợc sử dụng để tổng hợp kết quả điều tra các chỉ tiêu nghiên cứu hoặc so sánh kết quả đạt đƣợc giữa các chỉ tiêu nghiên cứu.

Biểu đồ: Đƣợc sử dụng để biểu diễn thông tin trực quan, dễ hiểu, sinh động và đặc biệt là dễ quan sát để thấy sự phát triển, quy luật thay đổi, sự so sánh dữ liệu so với việc quan sát, theo dõi trên bảng số liệu. Luận văn sử dụng 5 loại biểu đồ là: biểu đồ cột, biểu đồ hình tròn, biểu đồ đƣờng gấp khúc, biểu đồ kết hợp và biểu đồ hình nhện. Trong đó:

- Biểu đồ cột: dùng để biểu diễn và so sánh dữ liệu các chỉ tiêu nghiên cứu theo không gian hoặc thời gian.

- Biểu đồ đƣờng: biểu thị các dữ liệu của một hoặc nhiều chỉ tiêu, liên tục theo thời gian, để so sánh dữ liệu và dự đoán xu thế biến động tăng hoặc giảm.

- Biểu đồ kết hợp: là biểu đồ phối hợp giữa biểu đồ hình cột và biểu đồ đƣờng. - Biểu đồ hình tròn: dùng để biểu thị phần trăm cơ cấu kinh tế

- Đồ thị hình nhện: thể hiện sự thay đổi của các giá trị so với giá trị trung tâm, dùng để biểu diễn điểm số các chỉ số thành phần PCI.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

2.2.3.1 Phương pháp phân tích dãy số theo thời gian

Dãy số thời gian là dãy các trị số của chỉ tiêu thống kê đƣợc sắp xếp theo thứ tự thời gian. Phƣơng pháp này cho phép nghiên cứu đặc điểm biến động của hiện tƣợng theo thời gian để làm rõ xu hƣớng và tính quy luật của sự biến động, đồng thời dự đoán các mức độ của hiện tƣợng trong tƣơng lai.

Về kết cấu, dãy số thời gian gồm hai thành phần: thời gian và chỉ tiêu của hiện tƣợng đƣợc nghiên cứu.

Thời gian có thể đo bằng ngày, tháng, năm… tùy theo mục đích nghiên cứu. Độ dài thời gian giữa hai thời gian liền nhau đƣợc gọi là khoảng cách thời gian.

Chỉ tiêu về hiện tƣợng đƣợc nghiên cứu là chỉ tiêu đƣợc xây dựng cho dãy số thời gian. Các trị số của chỉ tiêu đƣợc gọi là các mức độ của dãy số thời gian. Các trị số này có thể là tuyệt đối, tƣơng đối hay bình quân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Phƣơng pháp dãy số thời gian có hai tác dụng chính sau: Thứ nhất, cho phép nghiên cứu các đặc điểm và xu hƣớng biến động của hiện tƣợng theo thời gian. Từ đó, chúng ta có thể đề ra định hƣớng hoặc các biện pháp xử lí thích hợp. Thứ hai, cho phép dự đoán các mức độ của hiện tƣợng nghiên cứu có khả năng xảy ra trong tƣơng lai.

2.2.3.2. Phương pháp so sánh

So sánh là phƣơng pháp đƣợc sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hƣớng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Luận văn sử dụng phƣơng pháp này để so sánh các chỉ tiêu nghiên cứu qua các năm trên một bặt bằng thống nhất về không gian, nội dung, tính chất và đơn vị tính toán.

2.3. Các tiêu chí nghiên cứu của năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

Các tiêu chí sử dụng trong nghiên cứu năng lực cạnh tranh cấp tỉnh bao gồm:

- Chi phí gia nhập thị trƣờng

- Tiếp cận đất đai và ổn định trong sử dụng đất - Tính minh bạch

- Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nƣớc - Chi phí không chính thức

- Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh - Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp

- Đào tạo lao động - Thiết chế pháp lý - Cạnh tranh bình đẳng

Ngoài ra, các phƣơng pháp đo mức độ tăng (giảm) tuyệt đối và tƣơng đối các giá trị còn đƣợc sử dụng, trong đó cụ thể là:

- Lƣợng tăng (giảm) tuyệt đối: Chỉ tiêu này phản ánh sự thay đổi về trị số tuyệt đối của chỉ tiêu trong dãy số giữa thời gian nghiên cứu với thời gian nghiên cứu liền trƣớc đó. Nếu mức độ của hiện tƣợng tăng thì trị số của chỉ tiêu mang dấu (+) và ngƣợc lại mang dấu (-).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Luận văn sử dụng tiêu chí tăng (giảm) tuyệt đối về lƣợng theo thời gian để phản ánh mức chênh lệch tuyệt đối giữa mức độ (yi) với mức độ kì liền trƣớc đó (yi-1). Công thức:

i yi yi 1

    (i =2,n)

Trong đó: i: Lƣợng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn

n: Số lƣợng các mức độ trong dãy thời gian

- Tốc độ phát triển liên hoàn: Tốc độ phát triển phản ánh sự phát triển của hiện tƣợng giữa hai thời gian liền nhau. Công thức:

y(i) ti

y(i 1)

 (i =2,n)

Trong đó: ti có thể đƣợc tính theo lần hoặc phần trăm (%).

- Tốc độ tăng (giảm): Chỉ tiêu này phản ánh mức độ của hiện tƣợng nghiên cứu giữa hai thời gian đã tăng (+) hoặc giảm (-) bao nhiêu lần (hoặc bao nhiêu %). Tƣơng ứng với mỗi tốc độ phát triển, chúng ta có: tốc độ tăng (giảm) liên hoàn, tốc độ tăng (giảm) định gốc.

Luận văn sử dụng tiêu chí tốc độ tăng (giảm) liên hoàn để phản ánh sự biến động tăng (giảm) giữa hai thời gian liền nhau, là tỉ số giữa lƣợng tăng (giảm) liên hoàn kỳ nghiên cứu (yi) với mức độ kì liền trƣớc trong dãy số thời gian (yi-1).

Nếu ai là tốc độ tăng (giảm) liên hoàn, ta có công thức:

i yi y(i 1) Ai y(i 1) y(i 1)        (i=2,n)

Hay: ai = ti - 1 (nếu tính theo đơn vị lần) ai = ti - 100 (nếu tính theo đơn vị %)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN

3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên

3.1.1. Điều kiện địa lý, tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thái Nguyên là một tỉnh miền núi nằm ở vùng TDMNPB, có diện tích tự nhiên 3.531,7 km2, chiếm 1,07% diện tích cả nƣớc. Năm 2011, dân số toàn tỉnh là 1.139,4 nghìn ngƣời, chiếm 1,30% dân số cả nƣớc. Về mặt hành chính, sau khi chia tỉnh (theo Nghị quyết Quốc hội tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá IX) Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính gồm Thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công và 7 huyện (Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Đại Từ, Định Hóa, Phú Lƣơng) với tổng số 181 xã, phƣờng và thị trấn (trong đó vùng cao: 16, vùng núi: 109, vùng trung du và đồng bằng: 56).

Tỉnh Thái Nguyên giáp với tỉnh Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Tuyên Quang ở phía Tây, Lạng Sơn, Bắc Giang ở phía Đông và Thủ đô Hà Nội ở phía Nam.

Về vị trí địa lý tự nhiên, Thái Nguyên có hai lợi thế: thứ nhất là nằm ở vị trí trung tâm vùng TDMNPB, và thứ hai là nằm ở khu vực có tài nguyên khoáng sản có ích với trữ lƣợng khá lớn, đủ để phát triển công nghiệp, đã đƣợc khai thác để phát triển ngành luyện kim đầu tiên trong cả nƣớc.

Về vị trí địa kinh tế, chính trị, Thái Nguyên là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng TDMNPB và là cửa ngõ giao lƣu kinh tế - xã hội giữa vùng TDMNPB với vùng đồng bằng sông Hồng.

Thái Nguyên là đầu mối giao thông nối thủ đô Hà Nội với các tỉnh miền núi phía Bắc, có vị trí quan trọng về quốc phòng - an ninh, là vành đai bảo vệ cho thủ đô Hà Nội. Trƣớc đây và hiện nay, tỉnh Thái Nguyên vẫn đƣợc Chính phủ coi là trung tâm văn hóa và kinh tế của các dân tộc phía Bắc; là trung tâm đào tạo lớn thứ ba trong cả nƣớc (với 9 trƣờng đại học, 12 trƣờng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cao đẳng, 7 trƣờng trung học và dạy nghề, 33 trung tâm đào tạo nghề), có bệnh viện đa khoa khu vực, đồng thời cũng là trung tâm công nghiệp cơ khí luyện kim lớn của cả nƣớc.

Thái Nguyên là tỉnh có mối liên hệ chặt chẽ với vùng tam giác kinh tế phát triển mạnh là Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Trong tƣơng lai, Thái Nguyên sẽ nằm trong vùng tứ giác tăng trƣởng kinh tế là Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh - Thái Nguyên, phát triển dọc QL18 nối vùng Tây Bắc, Việt Bắc với cảng nƣớc sâu Cái Lân và đƣờng cao tốc QL5 nối với cảng Hải Phòng.

Nhờ có vị trí địa kinh tế, chính trị, mà mạng lƣới giao thông kết nối tỉnh Thái Nguyên với bên ngoài rất thuận lợi. Tỉnh Thái Nguyên có hệ thống đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng sông hình dẻ quạt mà thành phố Thái Nguyên là đầu mối. Đƣờng quốc lộ số 3 từ Hà Nội lên Bắc Kạn, Cao Bằng cắt dọc toàn bộ tỉnh Thái Nguyên chạy qua thành phố Thái Nguyên là cửa ngõ phía Nam nối Thái Nguyên với Hà Nội, với các tỉnh đồng bằng sông Hồng và với các tỉnh khác trong cả nƣớc, đồng thời còn là cửa ngõ phía Bắc qua tỉnh Bắc Kạn lên Cao Bằng thông sang biên giới Trung Quốc. Các quốc lộ 37, 1B cùng với hệ thống tỉnh lộ, huyện lộ là những mạch giao thông quan trọng nối Thái Nguyên với các tỉnh xung quanh. Tuyến đƣờng sắt Hà Nội - Quán Triều, Lƣu Xá - Kép - Đông Triều nối với khu công nghiệp Sông Công, khu Gang Thép và thành phố Thái Nguyên. Vị trí này đã và đang tạo điều kiện cho Thái Nguyên trở thành trung tâm kinh tế vùng TDMNPB, một cực phát triển ở phía Bắc thủ đô Hà Nội.

3.1.1.2. Địa hình

Thái Nguyên có nhiều dãy núi cao chạy theo hƣớng Bắc Nam, thấp dần xuống phía Nam. Phía Tây Nam có dãy Tam Đảo với các vách núi dựng đứng và kéo dài theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam. Dãy Ngân Sơn chạy theo hƣớng Đông Bắc - Tây Nam đến Võ Nhai tạo nên vùng ít mƣa. Dãy núi Bắc Sơn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chạy theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam. Cả ba dãy núi Tam Đảo, Ngân Sơn, Bắc Sơn đều là những dãy núi cao che chắn gió mùa Đông Bắc, vì thế Thái Nguyên ít chịu ảnh hƣởng lớn của gió mùa Đông Bắc.

3.1.1.3. Khí hậu, thủy văn

Khí hậu của tỉnh Thái Nguyên chia làm bốn mùa rõ rệt, bao gồm mùa xuân, mùa hạ, mùa thu và mùa đông. Theo số liệu của Tổng cục Khí tƣợng - Thuỷ văn, nhiệt độ trung bình chênh lệch giữa tháng nóng nhất (28,90

C - tháng 6) với tháng lạnh nhất 15,20

C - tháng 1) là 13,70C. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300-1.750 giờ và phân phối tƣơng đối đều cho các tháng trong năm. Tổng tích nhiệt độ vƣợt 7.5000C, thời kỳ lạnh (nhiệt độ trung bình tháng dƣới 180C) chỉ trong 3 tháng.

Lƣợng mƣa trung bình hàng năm khoảng 1.500 - 2.500 mm, cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1, tổng lƣợng nƣớc mƣa tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên dự tính lên tới 6,4 tỷ m3/năm. Tuy nhiên, lƣợng mƣa phân bố không đều theo thời gian và không gian. Theo không gian lƣợng mƣa tập trung nhiều ở thành phố Thái Nguyên, huyện Đại Từ, trong khi đó tại huyện Võ Nhai, Phú Lƣơng lƣợng mƣa tập trung ít hơn. Theo thời gian, lƣợng mƣa tập trung khoảng 87% vào mùa mƣa (từ tháng 5 đến tháng 10) trong đó riêng lƣợng mƣa tháng 8 chiếm đến gần 30% tổng lƣợng mƣa cả năm và vì vậy thƣờng gây ra những trận lũ lụt lớn. Vào mùa đông, đặc biệt là tháng 12, lƣợng mƣa trong tháng chỉ bằng 0,5% lƣợng mƣa cả năm.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh Thái Nguyên (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)