5. Kết cấu của luận văn
3.3.3. Tính minh bạch và tiếp cận thông tin
Sau một thời gian (2009 - 2011) liên tục giảm điểm, hai năm trở lại đây (2012,2013) tính minh bạch và tiếp cận thông tin đã có những cải thiện rõ nét. Năm 2009, Thái Nguyên chỉ đạt 5,68 điểm,mức điểm này giảm xuống 5,43 điểm năm 2010 và tiếp tục giảm đáng kể xuống thêm hơn ½ điểm năm 2011. Với 4,87 điểm năm 2011, Thái Nguyên là một trong ba tỉnh đƣợc đánh giá là ít minh bạch nhất trong khu vực miền núi phía Bắc, cùng Cao Bằng và Sơn La. Tuy nhiên, với nỗ lực tăng tính minh bạch và khả năng tiếp cận thông tin Thái Nguyên liên tục nằm trong nhóm có điểm số trên giá trị trung bình và thu hẹp khoảng cách với các tỉnh đứng đầu. Năm 2012, tính minh bạch bắt đầu tăng mạnh đạt 6,05 điểm, và tiếp tục tăng đến nay (6,21 điểm), cao hơn mặt bằng chung của cả nƣớc là 5,66 điểm. So với các tỉnh khác trong khu vực, Thái Nguyên đứng thứ 2/14 tỉnh miền núi phía Bắc, chỉ sau Lào Cai.
Biểu đồ 3.9: So sánh chỉ tiêu tính minh bạch và tiếp cận thông tin của Thái Nguyên qua các năm 2009 - 2013
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Trƣớc hết, theo kết quả điều tra năm 2011, khả năng tiếp cận các văn bản quy phạm pháp luật (nhƣ luật, nghị định, văn bản hƣớng dẫn của cấp trung ƣơng, công báo tỉnh, biểu mẫu thủ tục hành chính) đƣợc doanh nghiệp đánh giá là dễ dàng hơn so với việp tiếp cận thông tin, tài liệu có liên quan đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (nhƣ ngân sách, quy hoạch và kế hoach sử dụng đất, các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, các chính sách ƣu đãi đầu tƣ ...). 80% doanh nghiệp cho rằng các tài liệu về ngân sách đƣợc công bố ngay sau khi cơ quan, cá nhân có thẩm quyền phê duyệt và đủ chi tiết để doanh nghiệp sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Biểu đồ 3.10 dƣới đây cho thấy, nếu tính theo thang điểm 5, trong đó điểm 0 là không thể tiếp cận và điểm 5 là rất khó tiếp tiếp cận, thì điểm tiếp cận tài liệu quy hoạch chỉ đạt 2,65 điểm, thấp hơn chỉ tiêu của các tài liệu pháp lý là 3,1 điểm. Tuy nhiên, nếu so sánh với năm 2012, tiếp cận tài liệu quy hoạch đã cải thiện nhẹ, và chênh lệch không nhiều so với tỉnh tốt nhất là 3,31 điểm. Điều đáng quan tâm là chỉ tiêu về tiếp cận tài liệu pháp lý dù ở mức cao hơn, không quá chênh lệch so với tỉnh tốt nhất là 3,5 điểm nhƣng lại hầu nhƣ không có sự cải thiện so với năm trƣớc đó (3,09 điểm).
Không chỉ thiếu tính minh bạch, công khai về các thông tin, tài liệu hay các quy định ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mà việc thực thi các quy định tại tỉnh cũng rất hạn chế và doanh nghiệp rất khó đoán biết. Kết quả điều tra trong thời gian từ năm 2009 đến 2013 cho thấy chỉ có khoảng 10% doanh nghiệp cho rằng có thể thƣờng xuyên dự đoán đƣợc tình hình thực thi các quy định tại địa phƣơng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Biểu đồ 3.10: So sánh khả năng tiếp cận tài liệu
(1: Rất khó - 5: Rất dễ)
(Nguồn: Báo cáo PCI 2009, 2010, 2011, 2012, 2013)
Theo đánh giá của doanh nghiệp, việc phải sử dụng “mối quan hệ” để tiếp cận thông tin, tài liệu kế hoạch nói trên đang giảm dần, từ 8/10 doanh nghiệp (năm 2010- 2011) cho rằng cần có mối quan hệ với cơ quan nhà nƣớc để tiếp cận thông tin xuống 6/10 (năm 2012) và năm 2013 tỷ lệ này còn 4/10 doanh nghiệp. Tƣơng tự, tỷ lệ doanh nghiệp đồng ý với nhận định “Thƣơng lƣợng các khoản thuế phải nộp là một phần thiết yếu trong hoạt động kinh doanh” cũng có xu hƣớng giảm dần từ năm 2011 (38,36%) đến nay (29,59%).
Biểu đồ 3.11: Tổng hợp kết quả một số chỉ tiêu của Tính minh bạch qua các năm 2009 - 2013
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Về độ mở và chất lƣợng trang website của UBND tỉnh Thái Nguyên năm vừa qua đạt 22 điểm, tăng 7 điểm so với năm ngoái, thu hút 51,91% doanh nghiệp truy cập. Nếu so với mức điểm tuyệt đối của nhiều địa phƣơng khác thì Thái Nguyên còn cần phải quan tâm hơn nữa đến việc nâng cấp website để trở thành kênh cung cấp thông tin hữu ích cho doanh nghiệp.
Cuối cùng, chỉ tiêu góp phần đánh giá tính minh bạch của một địa phƣơng là khả năng các doanh nghiệp tại đây thông qua đại diện của mình là các hiệp hội, có thể tham gia vào quá trình tƣ vấn, phản biện chính sách. Song chỉ tiêu này của Thái Nguyên đang có xu hƣớng giảm,từ 46,15% năm 2012 xuống còn 43,64% năm 2013.
Có thể nói, môi trƣờng kinh doanh minh bạch sẽ góp phần tăng lòng tin vào hiệu quả quản trị của cơ quan quản lý nhà nƣớc, nâng cao hiệu quả phân bổ nguồn lực của doanh nghiệp, đồng thời tăng tính bình đẳng về cơ hội kinh doanh cho các nhóm doanh nghiệp khác nhau. Vì thế chỉ số tính minh bạch đƣợc cải thiện trong thời gian vừa qua là “tin vui” về khả năng cạnh tranh cấp tỉnh của Thái Nguyên. Điều này sẽ có tác động lớn đến sự phát triển của khu vực kinh tế tƣ nhân.
3.3.4. Chi phí thời gian để thực hiện các quy định Nhà nước
So với các tỉnh trong khu vực, Thái Nguyên luôn đƣợc xếp ở nhóm top 3 tỉnh đứng đầu về chỉ tiêu chi phí thời gian để thực hiện các quy định Nhà nƣớc, nhƣng liên tục diễn biến theo chiều hƣớng không tốt. Năm 2009, lĩnh vực này của Thái Nguyên đạt 6,61 điểm, và tăng lên mức 6,75 điểm năm 2010. Một năm sau đó, điểm số lại sụt xuống mức 6,43 điểm. Đến năm 2012, chỉ số thành phần này lấy đƣợc đà phục hồi, gần chạm ngƣỡng mức điểm năm 2010. Tuy nhiên, sự đảo chiều lại xuất hiện vào năm 2013.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Biểu đồ 3.12: So sánh tổng hợp chỉ tiêu chi phí thời gian để thực hiện các quy định Nhà nước của Thái Nguyên qua các năm 2009 - 2013
(Nguồn: Báo cáo PCI 2009, 2010, 2011, 2012, 2013)
Theo kết quả khảo sát năm 2013, một số chỉ tiêu thành phần trong Chi phí thời gian của Thái Nguyên đang là chỉ báo đáng lo ngại về môi trƣờng kinh doanh của Thái Nguyên. Hơn 71% doanh nghiệp đồng ý rằng không thấy bất kỳ sự thay đổi đáng kể nào trong việc giảm bớt chi phí về thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nƣớc. Nếu nhƣ năm 2011 Thái Nguyên đƣợc các doanh nghiệp ghi nhận và đánh giá cao nỗ lực không ngừng cắt giảm thời gian doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục hành chính của các cơ quan địa phƣơng trong suốt những năm trƣớc đó, thì hai năm vừa năm, phần trăm doanh nghiệp sử dụng hơn 10% tổng thời gian làm việc để tìm hiểu và thực hiện các quy định nhà nƣớc tăng mạnh, từ 9,4% năm 2011 lên 26,23% năm 2013, cao hơn cả năm 2009 là 18,5%.
Điều tra cũng cho thấy, số cuộc thanh tra, kiểm tra trung bình, tính chung cho tất cả các cơ quan trong tỉnh chỉ là 1 cuộc mỗi năm. Tuy nhiên, thời gian trung bình của mỗi đợt thanh tra thuế dƣờng nhƣ dài hơn, năm 20102 chỉ khoảng 4 giờ, nay tăng lên 8 giờ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Biểu đồ 3.13: Một số chỉ tiêu thành phần chi phí thời gian của Thái Nguyên qua các năm 2009 - 2013
(Nguồn: Báo cáo PCI 2009, 2010, 2011, 2012, 2013)
Tuy nhóm chỉ tiêu còn lại của Chi phí thời gian mới đƣợc đƣa vào điều tra khảo sát lấy ý kiến năm 2013 nhƣng đƣợc cộng đồng doanh nghiệp đánh giá tƣơng đối khả quan. Phí và lệ phí khá công khai (90,84%). 70,63% doanh nghiệp đồng ý hoặc hoàn toàn đồng ý rằng không cần phải đi lại nhiều để lấy dấu và chữ ký. Đội ngũ cán bộ nhà nƣớc chính quyền tỉnh giải quyết công việc hiệu quả đạt 70,31% và có 66,433,6% doanh nghiệp nhận xét là chƣa thân thiện. Chỉ có 62,5% số doanh nghiệp cho rằng các thủ tục giấy tờ đơn giản. Có thể nói, công tác cải cách hành chính bƣớc đầu đã tạo đƣợc cảm nhận tích cực từ phía cộng đồng doanh nghiệp.
3.3.5. Chi phí không chính thức
Một trong ba lĩnh vực bị giảm điểm trong lần điều tra năm 2013 là chi phí không chính thức. Ở lĩnh vực này, Thái Nguyên đạt 6.13 điểm, giảm 1,11 điểm so với năm 2013 và cách không xa so với mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua là 5,99 điểm. Với mức điểm này, Thái Nguyên xếp thứ 4/14 tỉnh khu vực miền núi phía Bắc, thấp hơn mặt bằng chung của cả nƣớc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Biểu đồ 3.14: So sánh chỉ số Chi phí không chính thức của tỉnh Thái Nguyên qua các năm 2009 - 2013
(Nguồn: Báo cáo PCI 2009, 2010, 2011, 2012, 2013)
Chỉ tiêu đƣợc cải thiện mạnh mẽ nhất trong chi phí không chính thức là tỷ lệ doanh nghiệp phải trả thêm các khoản chi phí không chính thức. Chỉ tiêu này đã giảm đáng kể từ hơn 72% (năm 2011) xuống còn khoảng 52% (năm 2013). Hiện tƣợng nhũng nhiễu khi giản quyết thủ tục cho doanh nghiệp là phổ biến cũng đƣợc cải thiện đáng kể từ 51,69% (2009) xuống 38,55% (2012) thì nay lại có xu hƣớng thay đổi theo chiều ngƣợc lại, tăng lên 51,92% (2013). Đồng thời, các doanh nghiệp cho biết phải trả hơn 10% tổng thu nhập của doanh nghiệp cho chi phí không chính thức có xu hƣớng tăng trong 3 năm gần đây, từ 4,69 (2011) lên gần 8% (năm 2013).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Biểu đồ 3.15: Một số chỉ tiêu Chi phi không chính thức
(Nguồn: Báo cáo PCI 2009, 2010, 2011, 2012, 2013)
Khi doanh nghiệp đã trả các khoản chi phí không chính thức, tỷ lệ doanh nghiệp cho biết công việc đƣợc giải quyết sau khi chi trả chi phí không chính thức là 62,5%, tƣơng đƣơng năm 2009 (61,26%). Nhìn chung, việc doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức là vấn đề chung trên cả nƣớc. Vấn đề này đã tồn tại lâu nên phần lớn doanh nghiệp (80%) dù phải trả chi phí này nhƣng vẫn coi đó là bình thƣờng và nằm trong giới hạn chấp nhận đƣợc.
3.3.6. Tính năng động và tiên phong của chính quyền tỉnh
Một trong hai chỉ số thành phần có điểm số thấp nhất của Thái Nguyên là Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh. Nhìn vào biểu đồ 3.16 ta thấy, cảm nhận và đánh giá cán bộ quản lý tại tỉnh vẫn kém năng động hơn so với mặt bằng chung của cả nƣớc. Đặc biệt, năm 2011 có thể coi là một năm không vui đối với các cấp lãnh đạo cũng nhƣ cán bộ chính quyền tỉnh Thái Nguyên khi chỉ số này sụt điểm mạnh về mức thấp nhất từ trƣớc đến nay là 1,55 điểm. Hai năm sau, với những nỗ lực cố gắng của chính quyền tỉnh và quyết tâm của lãnh đạo tỉnh, chỉ số này đã đƣợc cải thiện rõ rệt khi điểm số tăng mạnh lên 4,4 điểm năm 2012 và tiếp tục tăng lên 5,08 điểm năm 2013. Tuy nhiên, với sự chênh lệch lớn về điểm số giữa Thái Nguyên với tỉnh đứng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
đầu cả nƣớc là Hậu Giang (8,06 điểm) cho thấy lĩnh vực này còn cần nhiều nỗ lực cải thiện hơn nữa.
Biểu đồ 3.16: So sánh chỉ số thành phần Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên qua các năm 2009 - 2013
(Nguồn: Báo cáo PCI 2009, 2010, 2011, 2012, 2013)
Theo khảo sát PCI, tỷ lệ doanh nghiệp tại Thái Nguyên cho rằng lãnh đạo tỉnh rất năng động và sáng tạo để giải quyết các vấn đền mới phát sinh, các trở ngại cho doanh nghiệp giảm đều đặn từ năm 2009 (66,39% ) đến năm 2012 (chỉ còn 34,62%.). Năm 2013 chỉ tiêu này đạt 55,79%, có sự cải thiện so với năm 2012 nhƣng vẫn thấp hơn năm 2009. Ngƣợc lại, năm 2009, chỉ có 37,3% doanh nghiệp cho biết quan chức tỉnh khá linh hoạt trong khuôn khổ pháp luật để tạo môi trƣờng kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp tƣ nhân, nhƣng nay đã tăng mạnh, đạt 71,82%. Cảm nhận của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh về thái độ tích cực đối với khu vực kinh tế tƣ nhân cũng có nhiều biến động, không ổn định qua nhiều năm. Năm 2009, 39,64% doanh nghiệp đồng ý rằng tỉnh có thái độ tích cực đối vực khu vực kinh tế tƣ nhân. Tỷ lệ này liên tục tăng lên rồi giảm xuống những năm sau đó (năm 2010 tăng lên 47%, năm 2011 giảm xuống 32,91%, năm 2012 lại tăng lên 50% )và hiện nay chỉ còn 44,44%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Biểu đồ 3.17: Một số chỉ tiêu thành phần Tính năng động
và tiên phong của lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên qua các năm 2009 - 2013
(Nguồn: Báo cáo PCI 2009, 2010, 2011, 2012, 2013)
Theo kết quả điều tra năm 2013, 47,73% doanh nghiệp đồng ý lãnh đạo tỉnh có chủ trƣơng, chính sách đúng đắn nhƣng không đƣợc thực hiện tốt ở cấp huyện. Thậm chí số doanh nghiệp cho biết các cấp Sở, ngành chƣa thực thi tốt những sáng kiến hay ở cấp tỉnh còn cao hơn nhiều, lên đến 76,84%. Tỷ lệ thấp nhất trên cả nƣớc ở hai chỉ tiêu này lần lƣợt là 24,3% và 32,71%. Do đó, cần có sự chỉ đạo sát sao hơn nữa trong việc thực thi các chính sách, chủ trƣơng đúng đắn, sáng kiến hay ở cấp tỉnh xuống các cấp Sở, ngành, địa phƣơng. Đồng thời, lãnh đạo tỉnh cần có những phản ứng tích cực hơn khi có điểm chƣa rõ trong chính sách/văn bản trung ƣơng chứ không nên “trì hoãn thực hiện và xin ý kiến chỉ đạo” hoặc “không làm gì cả”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 3.6: Một số chỉ tiêu đánh giá tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên năm 2013
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu Thái
Nguyên
Cả nƣớc 2013 Max Min
Có những sáng kiến hay ở cấp tỉnh nhƣng chƣa đƣợc thực thi tốt ở các Sở, ngành (% hoàn toàn đồng ý hoặc đồng ý)
76.84 87.74 32.71
Lãnh đạo tỉnh có chủ trƣơng, chính sách đúng đắn nhƣng không đƣợc thực hiện tốt ở cấp huyện (% hoàn toàn đồng ý hoặc đồng ý)
47.73 76.47 24.3
Phản ứng của tỉnh khi có điểm chƣa rõ trong chính sách/văn bản trung ƣơng: “trì hoãn thực hiện và xin ý kiến chỉ đạo” và “không làm gì” (% lựa chọn)
36.25 58.16 11.29
(Nguồn: Báo cáo PCI 2009, 2010, 2011, 2012, 2013)
3.3.7. Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp
Một trong những lĩnh vực điều hành đƣợc cải thiện mạnh mẽ từ năm 2011 đến nay là dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp. Liên tiếp tăng điểm từ 3,36 điểm năm 2011 lên 4,38 điểm năm 2012 đến 5,42 điểm năm 2013. Hai năm liên tiếp cao hơn mặt bằng chung của cả nƣớc là 3,87 năm 2012 và 5,3 năm 2013, nhƣng khoảng cách chênh lệch khá lớn so với tỉnh có điểm số cao nhất cùng lĩnh vực. Với mức điểm này, Thái Nguyên xếp thứ 5/14 tỉnh khu vực phía Bắc, điểm số cao nhất trong khu vực cũng chỉ đạt 6,1 điểm (Sơn La) cho thấy phần lớn các tỉnh miền núi đều chia sẻ những hạn chế chung về dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Biểu đồ 3.18: So sánh kết quả chỉ số Dịch vụ hỗ trợ DN của Thái Nguyên qua các năm 2009 - 2013
(Nguồn: Báo cáo PCI 2009, 2010, 2011, 2012, 2013)
Biểu đồ 3.19: So sánh kết quả chỉ số Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp khu vực miền núi phía Bắc
(Nguồn: Báo cáo PCI 2009, 2010, 2011, 2012, 2013)
Bảng 3.7 cho thấy số doanh nghiệp đã từng sử dụng các dịch vụ này ngày càng giảm và tƣơng đối thấp, trung bình chỉ có khoảng 1/3 số doanh nghiệp đƣợc hỏi cho biết họ đã từng sử dụng các loại dịch vụ hỗ trợ (trừ dịch vụ đào tạo kế toán tài chính là 50%) và khoảng 1/3 trong số này sử dụng dịch
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
vụ do tƣ nhân cung cấp. Nguyên nhân chính là chất lƣợng các dịch vụ dù đang dần đƣợc cải thiện qua các năm nhƣng vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu, từ năm 2012 trở về trƣớc, chƣa đầy 50% doanh nghiệp sẽ tiếp tục duy trì sử dụng. Chính vì vậy, hiện nay chất lƣợng các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp đang đƣợc tỉnh Thái Nguyên chú trọng nâng cao. Số lƣợng hội chợ thƣơng