Kinh nghiệm nâng cao chỉ số PCI của thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh Thái Nguyên (Trang 27)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.1.Kinh nghiệm nâng cao chỉ số PCI của thành phố Đà Nẵng

Thành phố Đà Nẵng đƣợc đánh giá là một trong những địa phƣơng đi đầu trong nỗ lực tạo một môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh thuận lợi và hấp dẫn. Điều này đã đƣợc thể hiện qua kết quả xếp hạng chỉ số PCI, Đà Nẵng luôn là địa phƣơng nằm trong nhóm “Rất tốt” và dẫn đầu bảng xếp hạng trong nhiều năm. Mặc dù, trong 2 năm 2011 và 2012, chỉ số PCI Đà Nẵng liên tục giảm cả về điểm số và thứ hạng, nhƣng năm 2013 Đà Nẵng đã cải thiện bức phá và trở lại vị trí đầu bảng với 66,45 điểm. Một số kinh nghiệm thực tiễnđƣợc lãnh đạo thành phố Đà Nẵng chia sẻ sẻ đó là:

Trƣớc hết, đó là nhờ lãnh đạo thành phố đã nhận thức đúng, có tâm huyết cao và chọn giải pháp phù hợp.

Mục đích của việc nâng cao chỉ số PCI chính là cải thiện công tác quản lý, điều hành kinh tế của chính quyền địa phƣơng và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động. Nhờ có nhận thức đúng đắn đó mà ngay từ những năm đầu VCCI công bố kết quả xếp hạng PCI, mặc dù Đà Nẵng đã ở vị trí rất cao (xếp thứ 2 từ năm 2005 đến 2007, và vƣơn lên xếp thứ nhất từ năm 2008 đến 2010) nhƣng thành phố vẫn không ngừng tìm kiếm giải pháp cải thiện các chỉ số thành phần mà Đà Nẵng còn hạn chế hoặc có điểm số thấp hơn các tỉnh thành khác.

Sau mỗi kỳ PCI đƣợc công bố, thành phố đều giao cho Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng phân tích kết quả chi tiết các chỉ số thành phần trong chỉ số PCI của Đà Nẵng từ bộ số liệu gốc do VCCI cung cấp, nhất là các chỉ số thành phần bị giảm điểm hoặc giảm hạng so với năm trƣớc, đồng thời tiến hành khảo sát độc lập nhằm tìm hiểu nguyên nhân hạn chế và tiếp thu những đánh giá, góp ý của cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn. Từ đó, đề xuất các giải pháp thiết thực tham mƣu lãnh đạo thành phố chỉ đạo cải thiện tốt hơn năng lực điều hành của chính quyền thành phố.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bên cạnh đó, hằng năm Đà Nẵng đều tổ chức hội thảo phân tích kết quả chỉ số PCI nhằm thảo luận và tìm kiếm các giải pháp cải thiện môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh của thành phố, tạo thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tƣ kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cho thành phố.

Lãnh đạo thành phố cũng nhận thấy rằng muốn địa phƣơng pháp triển bền vững thì việc đầu tiên là phải phát triển khu vực doanh nghiệp. Vì vậy, khi PCI Đà Nẵng bị tụt hạng nghiêm trọng vào năm 2012, lãnh đạo thành phố đã chỉ đạo quyết liệt yêu cầu các sở, ngành, quận, huyện xây dựng kế hoạch hành động, giải pháp cụ thể gắn với việc cung cấp dịch vụ công của đơn vị để có lộ trình khắc phục những hạn chế, tiếp tục nâng cao chất lƣợng dịch vụ công và hỗ trợ tích cực hơn cho doanh nghiệp. Nhờ đó, năm 2013 Đà Nẵng đã trở lại dẫn đầu bảng xếp hạng PCI của cả nƣớc.

Thứ hai, biết phát huy trách nhiệm cá nhân của ngƣời đứng đầu các sở, ngành, địa phƣơng. Vai trò đứng đầu của giám đốc các sở, ngành rất quan trọng. Đây là những “tƣ lệnh ngành” triển khai thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo thành phố, vì vậy khi họ đã cam kết công khai trƣớc cộng đồng doanh nghiệp bằng danh dự và gắn với trách nhiệm cá nhân thì họ sẽ vào cuộc một cách rất quyết liệt và sớm giải quyết các yêu cầu bức xúc của doanh nghiệp, từ đó cải thiện đƣợc mạnh mẽ các chỉ số thành phần trong PCI. Bên cạnh việc tổ chức chỉ đạo thực hiện, thành phố còn chú trọng việc kiểm tra quá trình thực hiện các cam kết, xem đó là một trong các tiêu chí cơ bản đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ và xét thi đua, khen thƣởng của các sở, ngành, địa phƣơng và ngƣời đứng đầu các cơ quan này.

Thứ ba, tiếp thu và coi trọng các ý kiến đóng góp tâm huyết, chia sẻ và cộng đồng trách nhiệm của doanh nghiệp. Thành phố đã xem doanh nghiệp với tƣ cách là ngƣời trong cuộc để cùng chính quyền thành phố cải thiện chỉ số PCI. Lãnh đạo thành phố đã tổ chức các cuộc gặp gỡ, đối thoại cùng doanh nghiệp thông qua nhiều kênh từ gặp mặt trực tiếp, trả lời chuyên mục hỏi đáp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trên cổng thông tin điện tử, cho đến tiếp chuyện qua điện thoại, nhắn tin (lãnh đạo thành phố đã công khai số điện thoại trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng để ngƣời dân và doanh nghiệp đều biết; trong năm 2014, Bí thƣ Thành ủy và Chủ tịch UBND thành phố tiếp, nghe và xử lý các vấn đề vƣớng mắc lớn của các doanh nghiệp, hai tuần một lần vào chiều thứ Sáu). Lãnh đạo thành phố sẵn sàng lắng nghe các kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, vƣớng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, các doanh nghiệp trong khả năng của mình đã tham gia tích cực và đồng hành cùng chính quyền thành phố xây dựng một môi trƣờng đầu tƣ và kinh doanh thông thoáng, minh bạch, cạnh tranh.

Thứ tƣ, biết phát huy vai trò và tác động của giới truyền thông báo chí.Thực tế, các phƣơng tiện truyền thông, báo chí đã có tác động lớn và kịp thời, vừa cổ vũ vừa chỉ ra những điểm yếu để lãnh đạo thành phố nhận dạng và hành động kịp thời đến việc cải thiện chỉ số PCI của Đà Nẵng.Những hoạt động của chính quyền thành phố, của doanh nghiệp trên địa bàn luôn đƣợc các cơ quan báo chí phản ảnh kịp thời. Sau hai năm PCI Đà Nẵng liên tiếp bị tụt hạng, có khá nhiều bài báo đã viết về năng lực cạnh tranh của thành phố Đà Nẵng. Có những bài phản ảnh toàn diện, có những bài cổ vũ động viên nhƣng cũng có những bài phê bình thẳng thắn, góp ý nghiêm túc đã tạo sức ép cho chính quyền thành phố phải đổi mới tƣ duy, vƣợt qua chính mình để làm tốt hơn.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh Thái Nguyên (Trang 27)