Điều kiện địa lý, tự nhiên

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh Thái Nguyên (Trang 37)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.1.Điều kiện địa lý, tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thái Nguyên là một tỉnh miền núi nằm ở vùng TDMNPB, có diện tích tự nhiên 3.531,7 km2, chiếm 1,07% diện tích cả nƣớc. Năm 2011, dân số toàn tỉnh là 1.139,4 nghìn ngƣời, chiếm 1,30% dân số cả nƣớc. Về mặt hành chính, sau khi chia tỉnh (theo Nghị quyết Quốc hội tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá IX) Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính gồm Thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công và 7 huyện (Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Đại Từ, Định Hóa, Phú Lƣơng) với tổng số 181 xã, phƣờng và thị trấn (trong đó vùng cao: 16, vùng núi: 109, vùng trung du và đồng bằng: 56).

Tỉnh Thái Nguyên giáp với tỉnh Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Tuyên Quang ở phía Tây, Lạng Sơn, Bắc Giang ở phía Đông và Thủ đô Hà Nội ở phía Nam.

Về vị trí địa lý tự nhiên, Thái Nguyên có hai lợi thế: thứ nhất là nằm ở vị trí trung tâm vùng TDMNPB, và thứ hai là nằm ở khu vực có tài nguyên khoáng sản có ích với trữ lƣợng khá lớn, đủ để phát triển công nghiệp, đã đƣợc khai thác để phát triển ngành luyện kim đầu tiên trong cả nƣớc.

Về vị trí địa kinh tế, chính trị, Thái Nguyên là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng TDMNPB và là cửa ngõ giao lƣu kinh tế - xã hội giữa vùng TDMNPB với vùng đồng bằng sông Hồng.

Thái Nguyên là đầu mối giao thông nối thủ đô Hà Nội với các tỉnh miền núi phía Bắc, có vị trí quan trọng về quốc phòng - an ninh, là vành đai bảo vệ cho thủ đô Hà Nội. Trƣớc đây và hiện nay, tỉnh Thái Nguyên vẫn đƣợc Chính phủ coi là trung tâm văn hóa và kinh tế của các dân tộc phía Bắc; là trung tâm đào tạo lớn thứ ba trong cả nƣớc (với 9 trƣờng đại học, 12 trƣờng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cao đẳng, 7 trƣờng trung học và dạy nghề, 33 trung tâm đào tạo nghề), có bệnh viện đa khoa khu vực, đồng thời cũng là trung tâm công nghiệp cơ khí luyện kim lớn của cả nƣớc.

Thái Nguyên là tỉnh có mối liên hệ chặt chẽ với vùng tam giác kinh tế phát triển mạnh là Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Trong tƣơng lai, Thái Nguyên sẽ nằm trong vùng tứ giác tăng trƣởng kinh tế là Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh - Thái Nguyên, phát triển dọc QL18 nối vùng Tây Bắc, Việt Bắc với cảng nƣớc sâu Cái Lân và đƣờng cao tốc QL5 nối với cảng Hải Phòng.

Nhờ có vị trí địa kinh tế, chính trị, mà mạng lƣới giao thông kết nối tỉnh Thái Nguyên với bên ngoài rất thuận lợi. Tỉnh Thái Nguyên có hệ thống đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng sông hình dẻ quạt mà thành phố Thái Nguyên là đầu mối. Đƣờng quốc lộ số 3 từ Hà Nội lên Bắc Kạn, Cao Bằng cắt dọc toàn bộ tỉnh Thái Nguyên chạy qua thành phố Thái Nguyên là cửa ngõ phía Nam nối Thái Nguyên với Hà Nội, với các tỉnh đồng bằng sông Hồng và với các tỉnh khác trong cả nƣớc, đồng thời còn là cửa ngõ phía Bắc qua tỉnh Bắc Kạn lên Cao Bằng thông sang biên giới Trung Quốc. Các quốc lộ 37, 1B cùng với hệ thống tỉnh lộ, huyện lộ là những mạch giao thông quan trọng nối Thái Nguyên với các tỉnh xung quanh. Tuyến đƣờng sắt Hà Nội - Quán Triều, Lƣu Xá - Kép - Đông Triều nối với khu công nghiệp Sông Công, khu Gang Thép và thành phố Thái Nguyên. Vị trí này đã và đang tạo điều kiện cho Thái Nguyên trở thành trung tâm kinh tế vùng TDMNPB, một cực phát triển ở phía Bắc thủ đô Hà Nội.

3.1.1.2. Địa hình

Thái Nguyên có nhiều dãy núi cao chạy theo hƣớng Bắc Nam, thấp dần xuống phía Nam. Phía Tây Nam có dãy Tam Đảo với các vách núi dựng đứng và kéo dài theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam. Dãy Ngân Sơn chạy theo hƣớng Đông Bắc - Tây Nam đến Võ Nhai tạo nên vùng ít mƣa. Dãy núi Bắc Sơn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chạy theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam. Cả ba dãy núi Tam Đảo, Ngân Sơn, Bắc Sơn đều là những dãy núi cao che chắn gió mùa Đông Bắc, vì thế Thái Nguyên ít chịu ảnh hƣởng lớn của gió mùa Đông Bắc.

3.1.1.3. Khí hậu, thủy văn

Khí hậu của tỉnh Thái Nguyên chia làm bốn mùa rõ rệt, bao gồm mùa xuân, mùa hạ, mùa thu và mùa đông. Theo số liệu của Tổng cục Khí tƣợng - Thuỷ văn, nhiệt độ trung bình chênh lệch giữa tháng nóng nhất (28,90

C - tháng 6) với tháng lạnh nhất 15,20

C - tháng 1) là 13,70C. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300-1.750 giờ và phân phối tƣơng đối đều cho các tháng trong năm. Tổng tích nhiệt độ vƣợt 7.5000C, thời kỳ lạnh (nhiệt độ trung bình tháng dƣới 180C) chỉ trong 3 tháng.

Lƣợng mƣa trung bình hàng năm khoảng 1.500 - 2.500 mm, cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1, tổng lƣợng nƣớc mƣa tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên dự tính lên tới 6,4 tỷ m3/năm. Tuy nhiên, lƣợng mƣa phân bố không đều theo thời gian và không gian. Theo không gian lƣợng mƣa tập trung nhiều ở thành phố Thái Nguyên, huyện Đại Từ, trong khi đó tại huyện Võ Nhai, Phú Lƣơng lƣợng mƣa tập trung ít hơn. Theo thời gian, lƣợng mƣa tập trung khoảng 87% vào mùa mƣa (từ tháng 5 đến tháng 10) trong đó riêng lƣợng mƣa tháng 8 chiếm đến gần 30% tổng lƣợng mƣa cả năm và vì vậy thƣờng gây ra những trận lũ lụt lớn. Vào mùa đông, đặc biệt là tháng 12, lƣợng mƣa trong tháng chỉ bằng 0,5% lƣợng mƣa cả năm.

Do địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam nên khí hậu của tỉnh vào mùa đông đƣợc chia thành ba vùng:

- Vùng lạnh nhiều nằm ở phía Bắc huyện Võ Nhai.

- Vùng lạnh vừa gồm huyện Định Hoá, Phú Lƣơng, Nam Võ Nhai. - Vùng ấm gồm các huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Phổ Yên, Phú Bình, thị xã Sông Công và thành phố Thái Nguyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nhìn chung, điều kiện khí hậu - thuỷ văn của tỉnh Thái Nguyên tƣơng đối thuận lợi về các mặt để có thể phát triển một hệ sinh thái đa dạng và bền vững, thuận lợi cho phát triển các ngành nông, lâm nghiệp nói chung. Tuy vậy, vào mùa mƣa với lƣợng mƣa tập trung lớn thƣờng xảy ra thiên tai nhƣ sụt lở, trƣợt đất, lũ quét ở một số triền đồi núi và lũ lụt ở khu vực dọc theo lƣu vực sông Cầu và sông Công.

3.1.1.4. Tài nguyên khoáng sản

Nhìn chung, tài nguyên khoáng sản của Thái Nguyên rất phong phú về chủng loại, trong đó có nhiều loại có ý nghĩa trong phạm vi cả nƣớc nhƣ quặng sắt, than (đặc biệt là than mỡ). Đây là một lợi thế lớn của tỉnh trong việc phát triển các ngành công nghiệp nhƣ luyện kim, khai khoáng, sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng...

Theo kết quả điều tra, thăm dò mới nhất phục vụ cho Quy hoạch các ngành công nghiệp khai khoáng của Tỉnh, tiềm năng khoáng sản của Thái Nguyên có các loại sau:

- Than: Đã phát hiện 11 mỏ và điểm khoáng sản với tổng trữ lƣợng còn lại trên 65 triệu tấn. Mỏ có trữ lƣợng lớn là Khánh Hòa 46 triệu tấn, Núi Hồng 15,1 triệu tấn, mỏ Làng Cẩm có trữ lƣợng trên 3,5 triệu tấn than mỡ dùng luyện cốc và một số điểm than nhỏ khác.

- Quặng sắt: Đã phát hiện, điều tra, đánh giá, thăm dò 21 mỏ và điểm khoáng sản sắt trên tổng số 42 điểm mỏ với tổng trữ lƣợng còn lại trên38 triệu tấn, đáng chú ý là các mỏ: Tiến Bộ 24 triệu tấn, Trại Cau 9,88 triệu tấn, Quang Trung 4 triệu tấn, v.v...

- Titan: Đã phát hiện 17 mỏ và điểm quặng Titan với trữ lƣợng dự báo hơn chục triệu tấn; Các mỏ có trữ lƣợng lớn là: Titan Hữu Sào, Titan Cây Châm mỗi mỏ vài triệu tấn ilmenít…

- Thiếc, vonfram: Đây là loại khoáng sản có tiềm năng ở tỉnh Thái Nguyên, tổng trữ lƣợng còn lại SnO2 của cả 03 mỏ chính là 18.648 tấn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Chì, kẽm: Đã điều tra, đánh giá, thăm dò 9/42 mỏ và điểm khoáng sản đƣợc phát hiện, với tổng trữ lƣợng chì - kẽm ƣớc khoảng trên 270 nghìn tấn kim loại (hàm lƣợng chì, kẽm trong quặng từ 8-30%).

Trên địa bàn tỉnh còn tìm thấy một vài nơi có vàng, đồng, thuỷ ngân trữ lƣợng tuy không lớn, nhƣng có ý nghĩa về mặt kinh tế.

- Nhóm khoáng sản phi kim loại: + Caolanh: Trên 100 triệu tấn + Pyrit: Chƣa có thống kê

+ Barit (BaSO4): Trên 124.000 tấn + Photphorit: Trên 89.558 tấn + Quazit: Trên 25,3 triệu tấn + Dolomit: Trên 100 triệu tấn

- Nhóm khoáng sản vật liệu xây dựng:

Có đá xây dựng, đất sét, đá vụn, cát sỏi… trong đó sét xi măng có trữ lƣợng khoảng 84,6 triệu tấn. Sét ở đây có hàm lƣợng các chất dao động nhƣ SiO2 từ 51,9-65,9%, Al2O3 khoảng từ 7-8%, Fe2O3 khoảng 7-8%. Ngoài ra Thái Nguyên còn có sét làm gạch ngói, cát sỏi dùng cho xây dựng... Đáng chú ý nhất trong nhóm khoáng sản phi kim loại của tỉnh Thái Nguyên là đá carbonat bao gồm đá vôi xây dựng có trữ lƣợng xấp xỉ 100 tỷ m3, đá vôi xi măng ở Núi Voi, La Giang, La Hiên có trữ lƣợng 194,7 triệu tấn.

3.1.1.5. Tài nguyên đất

Theo số liệu thống kê năm 2011, tổng diện tích đất tự nhiên của Tỉnh là 353.171,6 ha, trong đó:

- Đất núi chiếm 43,83% diện tích tự nhiên, có độ cao trên 200 m, hình thành do sự phong hoá trên các đá Macma, đá biến chất và đá trầm tích.

- Đất đồi chiếm 24,57% diện tích tự nhiên, chủ yếu hình thành trên cát kết, bội kết, phiến sét và một phần phù sa cổ kiến tạo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Các loại đất còn lại chiếm 18%, trong đó đất chƣa sử dụng còn khoảng 16.364,06 ha (chiếm 4,63% diện tích tự nhiên),

3.1.1.6. Tài nguyên du lịch

Tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái gắn với cảnh quan thiên nhiên và văn hoá dân gian và du lịch gắn với văn hoá, lịch sử: Thái Nguyên nằm sát Hà Nội nên có nhiều cơ hội nằm trong các tuyến, tour du lịch quốc gia.

Thái Nguyên có nhiều cảnh quan thiên nhiên đa dạng, hệ sinh thái động thực vật phong phú, sông hồ, hang động đẹp nhƣ: hồ Núi Cốc, đền thờ Lƣu Nhân Trú (huyện Đại Từ), hồ Bảo Linh (huyện Định Hoá), hang Phƣợng Hoàng - suối Mỏ Gà, di tích khảo cổ học mái đá ngƣờm Thần Xa và động ngƣời xƣa (huyện Võ Nhai), hang Chùa, hang Giơi, suối Tiên (huyện Đồng Hỷ)...

Theo thống kê, Thái Nguyên có trên 100 di tích, văn hoá, lịch sử, trong đó có nhiều di tích đã đƣợc xếp hạng. Đặc biệt nhất phải kể đến là ATK (An toàn khu) ở huyện Định Hoá, nơi các vị lão thành cách mạng bí mật hoạt động để lãnh đạo cách mạng thành công. Huyện Phú Lƣơng có Đền Đuổm nơi thờ Dƣơng Tự Minh vị anh hùng dân tộc. Thành phố Thái nguyên có Bảo tàng Văn hoá các Dân tộc Việt Nam, nơi trƣng bày- giới thiệu nét đẹp sinh hoạt văn hoá của cộng đồng 54 dân tộc Việt, và là Thủ Phủ của chiến khu Việt Bắc trong thời kỳ chống thực dân Pháp. Ở đây cũng là nơi có nhiều đền chùa miếu mạo nhƣ: Chùa Phủ Liễn, Chùa Đồng Mỗ, Đền Ông, Đền Xƣơng Rồng, Chùa Túc Duyên, Đồi Đội Cấn.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh Thái Nguyên (Trang 37)