điều chỉnh các thói xấu trong cách ăn uống và sinh hoạt chính là cách góp phần hoàn thiện hơn nét hấp dẫn, độc đáo trong văn hóa ẩm thực của dân tộc.
Như vậy, có thể thấy ngay cả những câu ca dao về quan hệ gia đình, xã hội, tình cảm nam nữ cũng có mối liên hệ phong phú và chặt chẽ với văn hóa ẩm thực. Mượn những hình ảnh quen thuộc trong việc ăn uống, ca dao khéo léo gửi gắm những mong muốn, quan niệm, ứng xử về cuộc sống, tình yêu, gia đình. Sự gặp nhau giữa các hình tượng đẹp nên tạo nên những tầng lớp ý nghĩa sâu xa trong văn hóa ẩm thực, văn hóa xử thế của con người Việt Nam.
2.4.2 Quan niệm, triết lý của người Việt qua tục ngữ truyền thống về ẩm thực ẩm thực
Từ xưa, tục ngữ dân gian có nhiều câu nói tới tầm quan trọng và sự cần thiết của ăn uống đối với cuộc sống hàng ngày của con người như Dân dĩ thực vi tiên;
Hay ăn hay ngủ là tiên; Hay ăn hay uống là tướng trời sinh; Ăn vi thủ, ngủ vi tiên…lý do là bởi Có thực mới vực được đạo… nghĩa là có ăn mới có sức khỏe, sống để làm việc. Cũng vì thế, ta bắt gặp những câu nói thường bắt đầu bằng từ “ăn” mà không phải một từ nào khác như ăn nói, ăn mặc, ăn chơi, ăn uống, ăn hỏi, ăn cắp, ăn tiêu…Rõ ràng, ăn để sống, để tồn tại là mục đích đầu tiên. Ăn uống được xem là một phần của cuộc sống của con người. Ăn uống còn liên quan mật thiết tới lối sống của con người, nói cách khác, nó biến thành đạo sống, đạo ứng xử của con người với con người trong xã hội, của con người với môi trường tự nhiên: Ăn để mà sống chứ không sống để mà ăn. Theo số liệu chúng tôi khảo sát được có 191 câu tục ngữ trong tổng số 1606 câu phản ánh về quan niệm ẩm thực, cao hơn hẳn so với ca dao chỉ với 146 câu khi đề cập cùng chủ đề.
Tục ngữ chỉ ra phải sống có đạo lý mới là mục đích sống của con người. Vì thế, phải lao động, sáng tạo ra lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm để nuôi sống bản thân và gia đình:
Có ăn thì có làm
Có cấy có trông, có trồng có ăn Có bụng ăn, có bụng lo
Bởi, nếu ăn không đúng chuẩn của văn hóa ứng xử trong cộng đồng rất dễ mắc vào trường hợp Miếng ăn là miếng nhục. Bởi vì theo lẽ thường ở đời ăn tùy nơi, chơi tùy chốn. Việc ăn luôn phải được cân nhắc, lựa chọn và sau dần trở thành thành thói quen Ăn có mời, làm có khiến…
Bàn về việc ăn, cách ăn của người Việt, tục ngữ đã đúc rút những kinh nghiệm quý báu như: Ăn cho sạch, bạch cho thông; Ăn kỹ no lâu, cày sâu cuốc bẫm; Ăn kỹ no dai hay Ăn cho no, đo cho thẳng…Trong ứng xử, giao tiếp điều quan trọng là sự chân thật, vô tư Ăn cho thật, nói cho thà.
Việc ăn uống tưởng chừng đơn gian nhưng ăn như thế nào cho đúng cách, ăn có văn hóa quả là điều không dễ dàng vì nó còn gắn liền với hàng loạt mối quan hệ khác.
Trước hết, cần nói đến quan hệ sòng phẳng, vay trả, “có đi có lại”: Ăn cái rau, trả cái dưa, Ăn cơm trả gạo, ăn cháo trả tiền… Gốc gác của mối quan hệ này là mong muốn, ý nguyện đòi hỏi sự công bằng trong xã hội Ăn cho đều kêu cho sòng. Người ta phản đối lối ngồi mát ăn bát vàng, cũng như không chấp nhận thói không làm mà hưởng như kiểu cốc mò cò xơi đồng thời không ưa cảnh
ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng…Đối với người Việt từ xưa tới nay, đức tính quan trọng là phải giữ cho được cái đạo nghĩa nhân và sống không được vong ân bội nghĩa. Đạo lý ấy có từ ngàn đời qua uống nước nhớ nguồn Ăn quả nhớ kẻ trồng cây…người ta biết trân trọng, đền đáp công ơn của người đi trước, người đời sau cũng cần tự ý thức trách nhiệm của mình: Ăn câu nào, rào cây đấy…Người đời cũng lên án những kẻ lừa lọc, vong ân bội nghĩa, phản trắc theo kiểu Ăn cháo đá bát thậm chí phá hoại không ăn được thì đạp đổ.
Người Việt vốn trọng lễ nghĩa nên trong quan hệ chủ - khách dù các gia đình không giàu có, không có điều kiện nhưng vẫn chuẩn bị một bữa cơm chu tất để mời khách dù ít dù nhiều.
Khách đến nhà chẳng gà thì gỏi
Khách đến nhà không con gà thì bát nếp
Người chủ không ít lần Nhịn miệng tiếp khách và giữ cái lệ Tiền chủ khách, hậu chủ. Đặc biệt, người Việt không thích lối “làm khách” khi ăn phải giữ ý, không tự nhiên. Vì thế, làm khách là sạch ruột, ăn mà “làm khách” thì sẽ đói.
Từ những hình ảnh gần gũi trong cuộc sống thường ngày gắn với việc ăn uống, tục ngữ đã ngầm phản ánh triết lý sống, văn hóa ứng xử trong quan hệ vợ chồng Cơm sôi bớt lửa, chồng giận bớt lời. Đó cũng là những kinh nghiệm, lời khuyên răn quý báu trong quan hệ ứng xử giữa người với người, nó phản ánh lối sống theo chủ nghĩa duy tình:
Cơm sôi cả lửa thì trào.
Cơm sôi cả lửa thì khê, việc làm hay hỏng là lề thế gian. Cơm sống vì nồi, không sống vì vung.
Cơ cấu bữa ăn phổ biến của người Việt là ba món cơm – rau – cá. Với người Việt ở vùng châu thổ Bắc Bộ, trong bữa cơm luôn luôn phải có rau, có canh. Cơ cấu bữa ăn này dường như đã trở thành một điều tất yếu:
Ăn cơm có canh, tu hành có vãi
Ăn cơm không rau như nhà giàu chết không kèn trống
Trong bữa ăn hàng ngày, ngoài cơm, canh, rau còn các thức ăn khác như cá, thịt…Trong đó, cơm ăn cùng với cá được tục ngữ nhắc tới nhiều bởi cá là nguồn chất đạm quan trọng bổ sung cho bữa ăn. Đặc biệt, ăn cơm với cá luôn tạo cho người ăn cảm giác ngon miệng, đậm đà và thường ăn được nhiều cơm: Có cá đổ vạ cho cơm; Ăn cơm với cá, cơm chó còn đâu…Đây được xem là những kinh nghiệm quý trong ăn uống đồng thời nó cũng thể hiện quan niệm của người Việt trong cơ cấu bữa ăn.
Tập tục ăn trầu, một phong tục đẹp của dân tộc ta từ bao đời nay cũng được tục ngữ phản ánh. Miếng trầu là đầu câu chuyện, là cách người ta giao tiếp,
chuyện trò, làm quen và cũng nên duyên từ đó. Miếng trầu không thể thiếu khi khách ghé thăm nhà, nó giúp cho tình cảm giữa người với người thêm gắn bó, dù không cao sang nhưng miếng trầu cũng đủ làm ấm lòng người. Mặc dù chỉ là một loại “ăn vui”, “ăn chơi” nhưng không thể thiếu trong đời sống văn hóa ẩm thực, nó góp phần tạo nên diện mạo phong phú của văn hóa Việt.
Cũng giống như ca dao, ngoài những kinh nghiệm trong lựa chọn thực phẩm, cách chế biến món ăn… thì tục ngữ cũng có một số lượng không nhỏ bàn về những thói hư tật xấu trong ăn uống để răn dạy người đời.
Khảo sát trong Kho tàng tục ngữ người Việt, thói xấu trong ăn uống được phản ánh trong tục ngữ với 265 câu trong đó chủ yếu phê phán thói tham ăn và lười làm như Ăn như gấu ăn trăng, Ăn như hùm đổ đố, Ăn như phát tấu, Ăn như tằm ăn rỗi, Ăn như thuồng luồng..Xuất phát điểm là một nước nông nghiệp, đời sống kinh tế khó khăn vì thế mong muốn được ăn no, ăn nhiều có lẽ không có gì đáng bàn nhưng thói tham ăn, tham uống vẫn bị phê phán … Ăn sâu ngập cánh;Ăn tham chắc mặc tham dày; Ăn tham mồm lam chóp chép; Ăn tham như chàm bàm chốc mép…
Những thói xấu này đều được tục ngữ mượn những hình ảnh khá ấn tượng để ví von so sánh như Ăn như tráng, làm như lão hay Ăn như xáng múc, làm như lục bình trôi…Và đối lập là những hình ảnh làm như lão, làm như lục bình trôi, làm như chổi cùn…
Không những thế, tục ngữ về ẩm thực cũng lên tiếng phê phán những kẻ tham lam, cố chịu nhẫn nhục để kiếm lợi: Cố đấm ăn xôi, cố lôi ăn thịt; Cố đấm ăn xôi, đấm thì vô hồi, xôi chẳng được ăn…Ngược lại, có những người làm ăn chân chính nhưng lại bị kẻ khác cướp công: Cốc làm cho diệc nó xơi hay Cóc mò cò ăn…Nhiều trường hợp kẻ được ăn, bạc đãi, kèm theo thái độ hờ hững, vô ơn
Ăn xong quẹt mỏ, Ăn xôi chùa ngậm miệng, mắc nước bí bó tay…bị tục ngữ lên án, chê trách.
Ở nhiều địa phương còn có tục lệ “lấy phần” tức lấy một lượng thức ăn trong mâm cỗ đem về, ngoài việc ăn tại đám. Tuy nhiên, nhiều khi người ăn lại lấy nhiều, lấy lộ liễu không có trước, có sau: Chưa ăn cỗ đã chực lấy phần; Chưa
một cách quá đà: Chưa ăn đã lo đói, hay Chưa đặt đít đã đặt mồm; Chưa đánh mõ đã băm thịt…
Việc ăn uống đúng cách là thể hiện văn hóa của mỗi con người, tuy nhiên, ăn cho lấy được, cho thỏa mãn nhu cầu: Ăn lấp „lấp mề; Ăn no giậm chuồng…lại trở thành một thói xấu, thậm chí khi đáp ứng được nhu cầu có không ít kẻ Ăn no sinh sự; Ăn no, to đám.... Trong quan hệ xã hội, việc vay trả luôn đi cùng với những mâu thuẫn mà nguyên nhân chủ yếu lại dựa trên lòng tham của con người:
Ăn mật trả gừng, Ăn quả vả, trả quả sung, Ăn sung trả ngái, Ăn thúng trả đấu, Ăn táo trả hột…
Ăn uống không chỉ phụ thuộc vào đồ ăn, cách ăn, thái độ ăn…mà còn phụ thuộc khá nhiều vào hoàn cảnh ăn. Trong điều kiện thiếu thốn, sự đòi hỏi cao lại trở thành sự a rua, kệch cỡm: Có cá mòi đòi cá chiên, Có cháo đòi chè, Có thịt đòi xôi… thậm chí có những kẻ không biết thân phận mình Ăn mày đòi mặc áo yếm, ăn mày đòi xôi gấc, ăn chực đòi bánh chưng.Sự tráo trở, phụ bạc giữa con người với con người cũng đáng trách và đáng lên án hơn: Có cam phụ quýt, Có oản phụ xôi…
Đặc biệt, những câu tục ngữ về quan niệm ẩm thực đã phê phán trực tiếp những dục vọng cá nhân, những hành vi xấu, sự tham lam, tính thực dụng của con người:
Ăn canh cả cận
Ăn cắp quen tay, ngủ ngày quen mắt Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau
Ăn trước, bước sau
Trong xã hội cũng có nhiều kẻ ghen ăn tức ở với những người hơn mình:
Giàu ăn khó chịu cho yên một bề; Giàu ăn uống, khó đánh nhau thậm chí còn có những hành động xấu xa Không được ăn thì đạp đổ.
Thói xấu tiết kiệm quá mức trong cuộc sống thường ngày: Hà tiện ăn cháo hoa, Hà tiện mà ăn cháo hoa, mười lăm đồng đỗ, mười ba đồng đường…thậm chí keo kiệt, bủn xỉn, Ruộng cheo, cháo thí, nghe hát nhờ…và cho
đến khi bị mất trắng: Ki cóp cho cọp nó ăn…đều được tục ngữ phản ánh bằng những câu nói ngắn gọn,giàu hình ảnh.
Trong cuộc sống, có không ít kẻ cậy quyền thế, cha mẹ để sống nhàn hạ
Cơm cha, áo mẹ ai ơi, chẳng ăn cũng thiệt, chẳng chơi cũng hoài”, chỉ đến khi phải tự lao động bằng sức lực của mình họ mới biết được giá trị của đồng tiền:
Cơm cha áo mẹ ăn chơi, cắt lấy cơm người đổ bát mồ hôi. Tục ngữ cũng lên tiếng phê phán những kẻ đi làm thuê, làm mướn thiếu trách nhiệm: Cơm người việc ta, nhân nha mà làm…Trong khi lại có người chỉ biết lo việc chung mà ít quan tâm tới việc nhà: Cơm nhà, việc người.
Xã hội cũng lắm bất công khi vẫn có những cảnh Kẻ ăn không hết, kẻ lần chẳng ra, và cũng có không ít cảnh:
Kẻ ăn không ngồi rồi, người làm không hết việc:
Kẻ ăn mắm người khát nước Kẻ ăn rươi, người chịu bão Kẻ chặt cây người ăn trái
Không ăn lươn vẫn phải chịu nhớt
Trong ăn uống, không ít người quá đề cao vai trò của miếng ăn khi Coi miếng ăn như cái tàn cái tán hay Coi miếng ăn như vàng…Tuy nhiên, đề cao việc ăn không đúng với hoàn cảnh dễ khiến nó trở thành Miếng ăn là miếng nhục, Miếng ăn là miếng tồi tàn…nhiều khi cũng vì miếng ăn mà có thể gây xô xát, đánh cãi chửi nhau: Miếng ăn quá khẩu thành tàn.
Từ bao đời nay Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân như một kinh nghiệm ứng xử khôn khéo, biết lựa miếng ngon để ăn, việc nhàn hạ để làm. Tuy nhiên, ở nghĩa xa hơn là khi có những điều lợi lộc, những dịp may mắn cần phải nhanh tay nắm bắt cơ hội cho mình còn khi có các việc khó khăn, nặng nhọc, gặp hiểm nguy thì sẽ chờ đợi hoặc đùn đẩy cho những người khác xông pha, gánh chịu, đi sau nhằm để tránh tổn thất cho bản thân. Sống trong một đất nước luôn có thiên tai địch họa đã nảy sinh trong con người những hành động, những quan niệm rất thực tiễn, nhiều khi có phần thực dụng. Với ý nghĩa này, câu tục ngữ trên nhằm chỉ sự khôn mọt, mánh khóe trong cuộc
sống. Điều này cho thấy sự đa nghĩa của tục nghĩa và tùy vào từng hoàn cảnh thực tế mà ý nghĩa của câu tục ngữ có thể thay đổi.
Trong quan hệ mẹ chồng nàng dâu, tục ngữ cũng lên tiếng phê phán những quan điểm cổ hủ Mẹ chồng ăn hồng cả hột; Mẹ chồng mà dữ mổ bò ăn khao hay
Mẹ chồng mà dữ giết trâu ăn mừng. Ngoài ăn phải kể đến uống, thói xấu la cà rượu chè trong việc uống đã được tục ngữ phê phán như Uống rượu li bì, công nợ Chúa Chổm hay Uống rượu ngồi dai, Uống rượu như hũ chìm…
Miếng ăn, cách ăn như thế nào đã phản ánh rõ ràng lối sống, lối cư xử của người ăn. Vì vậy, dễ dàng hiểu được lý do vì sao ngay từ còn nhỏ chúng ta đã phải học ăn, học nói, học gói, học mở…việc học này diễn ra thường xuyên và có khi là cả đời.
Như vậy, tục ngữ đã nêu ra những thói xấu trong ăn uống nhằm phê phán và cảnh tỉnh con người đồng thời giúp con người tạo dựng được cho mình những thói quen tốt.
Những quan điểm, triết lý, văn hóa ứng xử trong mỗi bài ca dao, mỗi câu tục ngữ đều thể hiện rõ nét đời sống văn hóa ẩm thực của người Việt. Đó là những bài học vô cùng sâu sắc và quý báu mà biết bao thế hệ đi trước đã đúc rút và truyền lại cho các thế hệ hôm nay. Đặc biệt, triết lý ăn uống đã thể hiện lối sống, lối ứng xử của con người: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Miếng ăn là miếng nhục... Mặc dù tục ngữ chiếm số lượng nhiều hơn hẳn trong việc thể hiện quan niệm ứng xử về ăn uống nhưng cả ca dao và tục ngữ đều cho thấy sự phong phú, đa dạng trong đời sống văn hóa ẩm thực nói chung của người Việt. Xét cho cùng, ăn uống không nằm ngoài nguyên tắc ứng xử của con người. Ăn uống không chỉ là một hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu cơ thể mà còn là một hoạt động giao tiếp xã hội cao. Qua ăn uống, con người muốn gửi gắm ước vọng của mình về một xã hội thanh bình, hạnh phúc, hài hòa trong các mối quan hệ xã hội.
2.5. So sánh sự phản ánh các vấn đề về văn hóa ẩm thực của ngƣời Việt trong ca dao, tục ngữ truyền thống.