Quan niệm, triết lý của người Việt qua ca dao truyền thống về ẩm thực

Một phần của tài liệu Văn hóa ẩm thực của người Việt qua ca dao tục ngữ truyền thống (Trang 70)

Ca dao là tấm gương phản ánh hiện thực khách quan của mỗi dân tộc về lối sống, điều kiện sống và những phong tục tập quán riêng. Đề cập đến vấn đề ẩm thực, ca dao không chỉ phản ánh các sản vật địa phương, những kinh nghiệm ăn uống mà còn thể hiện rõ nét những quan niệm, lối ứng xử thông qua việc ăn uống. Theo khảo sát trong tổng số 336 bài ca dao phản ánh về ẩm thực thì có 146 bài đề cập đến quan niệm về ẩm thực của người Việt. Tuy nhiên so với tục ngữ, con số này vẫn thấp hơn khá nhiều, những số liệu được thống kê cụ thể trong bảng thống kê sau cho thấy rõ điều đó

Bảng 9: Số lƣợng ca dao, tục ngữ phản ánh quan điểm ăn uống

STT Ca dao Tục ngữ

Số lượng ca dao tục ngữ phản ánh quan điểm ăn uống

146/336 690/1627

Thông qua các mối liên hệ trong cuộc sống như quan hệ gia đình, xã hội, ca dao đã phản ánh sinh động những quan niệm trong ẩm thực, đồng thời, chúng ta cũng thấy dân gian mượng một số câu ca dao về ẩm thực để phản ánh các vấn đề xã hội khác trong cuộc sống, đặc biệt là tình yêu của những đôi nam nữ.

Trước tiên, đó là kinh nghiệm chọn vợ, chọn chồng:

-Muốn ăn rễ tía trầu vàng

Đông con nên gả cho làng Chạ Nghi - Muốn làm kiểng lấy gái Sài Gòn

Muốn ăn mắm lấy gái đen giòn Bạc Liêu. -Thích ăn khoai sượng

Lấy chồng Yên Trung Thích ăn cà bung Lấy chồng dưới xóm

Những lời ca dao mượt mà không chỉ bó hẹp trong văn hóa ẩm thực nói chung mà nó còn thể hiện quan điểm, lối sống, lối nghĩ của người dân:

Từ khi em về làm dâu

Anh thì dặn trước, báo sau mọi lời Mẹ già dữ lắm em ơi!

Nhịn ăn, nhịn mặc, nhịn lời mẹ cha Nhịn cho nên cửa nên nhà

Nên kèo, nên cột, nên xà tầm vông Nhịn cho nên vợ nên chồng

Thời em coi sóc lấy trong cửa nhà Đi chợ thời chơi ăn quà

Dù ai bảo đợi, bảo chờ

Thời em nói dối con thơ em về

Cách dạy vợ như câu ca xưa “dạy con từ thuở còn thơ, dậy vợ từ thở bơ vơ mới về” được người chồng trong bài ca dao đã vận dụng rất tinh tế. Từ việc đối nhân xử thế với cha mẹ, đến chuyện ăn uống, chợ búa, chăm lo nhà cửa…tất cả đều được các tác giả dân gian gửi gắm ý nhị qua những câu ca chân tình.

Văn minh Việt Nam là nền văn minh nông nghiệp chủ yếu dựa vào việc trồng lúa nước. Vì thế, người dân chủ yếu sinh sống bằng nghề nông. Theo đó, lương thực chính trong bữa ăn hàng ngày là gạo, ngô khoai, ít ăn thịt động vật. Hơn nữa, đa phần người dân nuôi gia súc nhằm lấy sức kéo, lấy phân, giữ nhà…Vì vậy, thức ăn chính của người dân là các loại thực vật, thủy sản do nuôi trồng và đánh bắt được. Sản xuất nhiều khi gặp khó khăn do thiên tai, giặc giã nên cuộc sống của người dân không sung túc, bấp bênh. Chính cuộc sống không lấy gì đảm bảo đã nảy sinh ra lối sống tiết kiệm:

Làm người cho biết tiện tằn Đồ ăn thức mặc cho ngần thì thôi. Tuy nhiên cũng không ít kẻ hà tiện, keo kiệt:

-Hà tiện mà ăn cháo hoa

Đồng đường, đồng dậu cũng ra ba đồng

Trong văn hóa của người Việt, hội hè đình đám, cỗ làng diễn ra vào nhiều thời điểm trong năm. Việc ăn uống cũng được thực hiện ngay trong ngày đó trước là để tạ ơn thần linh, các bậc có công với dân làng sau là để mỗi người dân có cơ hội được thụ lộc. Vì thế, trong quan niệm và ý thức của nhiều người thì phải ăn trước, ăn đầu tiên vì có nhiều cái lợi còn ăn sau luôn bị coi là thiệt thòi khi vừa phải tham gia dọn dẹp, thức ăn lại có thể là đồ thừa. Do đó, cách ăn khôn ngoan nhất vẫn là chọn cách ăn trước:

Khôn thì ăn trước ngồi trên

Dại thì đứng dựa cột đình đánh chống cầm canh.

Đó là cuộc sống vật chất kham khổ, túng thiếu - Đói lòng ăn hột chuối ri

Đói năm, đói tháng chẳng phải đói chi một ngày

Dù cho cuộc sống có khốn khó nhưng mọi thành viên trong gia đình đoàn kết, yêu thương nhau sống hạnh phúc. Điều đó thể hiện quan niệm ứng xử lạc quan, tình nghĩa giữa con người với con người.

- Thà ăn bát cơm rau

Còn hơn cá thịt, nói nhau nặng lời - Thà ăn bắp hột chà vôi

Còn hơn giàu có bồ côi một mình

Trong xã hội cũ, việc dựng vợ gả chồng thường có sự quyết định của cả bố mẹ với quan niệm “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”.

- Mẹ em muốn ăn cá thu

Bắt anh ra biển mù mù tăm tăm Mẹ em thách cưới một trăm

Anh đi chín chục, mười lăm quan ngoài - Mẹ mong gả thiếp về vườn

Ăn bông bí luộc dưa hường nấu canh

Tuy nhiên, cũng có những cô gái không đồng ý và đưa ra tiếng nói của bản thân: bởi với các cô gái này, giàu nghèo giờ đây không còn quan trọng vì các cô đã tìm được người yêu thương. Đây được xem là những tâm sự, mong muốn rất chân tình:

- Mẹ ơi, đừng gả chồng xa

Tuy rằng ít ruộng, đất ta lắm màu Ngô, khoai, rau, đậu, bông, dâu Đây bến đò dọc, kia cầu chợ Hôm Chẳng tham tiền lắm, người giòn

Thương anh đò dọc, “hò khoan” cả ngày.

Nghĩ về cha mẹ, đặc biệt trong những năm đói kém, lòng hiếu thảo càng được tỏ rõ. Người con dù có chịu sống kham khổ, ăn cầm dạ, chủ yếu là những cây quả dại, miễn để mẹ già được no ấm.

Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng - Đói lòng ăn trái ổi non

Nhịn cơm nuối mẹ, cho tròn nghĩa xưa

Trong tình cảm vợ chồng, mượn những hình ảnh về ẩm thực, ca dao đã ca ngợi tình cảm gắn bó keo sơn ấy: Đôi ta là nghĩa tào khang/Xuống khe bắt ốc, lên ngàn hái rau. Và dù nghèo túng nhưng cả hai vợ chồng hòa thuận, tâm đầu ý hợp trong cả bữa ăn đạm bạc thì khó khăn cũng chẳng nản:

Dâu tôm nấu với ruột bầu

Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon.

Không chỉ thương mình, mà con người còn nghĩ đến những bất hạnh của người khác, những người sống trong cảnh đời đói rét, đau khổ hay đang phải chịu cảnh sống đơn côi, gối chiếc:

Thóc bồ thương kẻ ăn đong

Có chồng thương kẻ nằm không một mình Có chồng thương kẻ vắng chồng

Vắng chồng thương kẻ đứng đồng mà kêu

Trong quan hệ mẹ chồng – nàng dâu, ca dao phản ánh về ẩm thực cũng phê phán định kiến xấu:

Đói thì ăn khế ăn sung

Trông thấy mẹ chồng thì nuốt chẳng trôi.

Từ lâu, ăn trầu đã trở thành một phong tục đẹp, ăn sâu vào đời sống văn hóa giao tiếp của người Việt Nam với ý nghĩa “Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Mượn miếng trầu để làm quen, bắt liên lạc, đặc biệt trong chuyện tình yêu, trầu cau là cái cớ để chàng và nàng có thể gặp gỡ làm quen và trao duyên từ đây.

- Thiên duyên kì ngộ gặp chàng

Khác chi như thể phượng hoàng gặp nhau Tiện đây ăn một miếng trầu

Hỏi thăm quê quán ở đâu chăng là - Gặp nhau đây ăn miếng trầu xanh Chả ăn cầm lấy cho anh vừa lòng

Cũng nhờ có vật giao duyên này mà nhiều đôi đã nên duyên vợ chồng. Trầu cau cũng trở thành lễ vật không thể thiếu trong lễ cưới hỏi, là một nét đẹp trong đời sống ẩm thực nói riêng và đời sống văn hóa của dân tộc nói chung.

- Trầu em, trầu gói trong khăn Trầu gói, trầu em, trầu quế, vừa vôi Anh ăn một miếng kết đôi vợ chồng.

Văn hóa ẩm thực được thể hiện trong ca dao không chỉ dừng lại ở việc ăn cái gì, chế biến như thế nào mà còn giáo dục cho con người cách đối nhân xử thế, cách ứng xử. Trong ăn uống, bên cạnh những thói quen, tính cách tốt đẹp, người Việt cũng có những hành động, thói quen chưa đẹp…Bằng những câu ca thâm trầm, sâu sắc, các tác giả dân gian đã đưa ra hàng loạt những thói hư tật xấu trong ăn uống ảnh hưởng. Trước tiên là phê phán thói phàm ăn tụng uống, không biết lễ nghi, phép tắc.

Tham ăn mà chẳng cho mèo Có hai con mắt mà xèo một con. Hay

Người khôn ăn miếng thịt gà Tuy rằng ăn ít nhưng mà ngon lâu Người dại ăn trái bồ nâu

Ăn no bĩnh bầu chẳng biết mùi ngon

Cũng có khi là người tham ăn đổ vạ cho người khác:

Muốn ăn gắp bỏ cho người/ Gắp đi gắp lại, lại rơi vào mình;

Học đòi, ăn vụng, ăn trộm cũng là một thói xấu mà nhiều người thường mắc phải:

Học đòi ăn ớt với gừng

Vừa cay vừa đắng lại chừng mắt lên. Ca dao cũng phê phán thói xấu ăn vụng, ăn bốc bải:

Học trò ăn vụng càng cua Bà thầy bắt được, để tôi mua tôi đền

Không những tham ăn, tham uống mà nhiều người còn lười làm, muốn hưởng thụ mà không muốn lao động. Ca dao xưa đã cực lực lên tiếng phê phán thói xấu này:

Muốn ăn mà chẳng muốn mần Cha mi lại bỏ cái bần cho mi

hay

Làm thì chẳng dám bằng ai Ăn thì thứ nhất thứ hai trong làng.

Ca dao cũng đã liệt kê hàng loạt những thói xấu của người chồng, người vợ trong ăn uống, đặc biệt ca dao tập trung vào thói tham ăn.

-Tham ăn tranh vợ là trai Kim Bồng Nhọn như đầu cá nhồng

Tham ăn tranh chồng là gái Cẩm Phô

- Lấy chồng ăn những của chồng Ăn hết con mắt, khoét lòng con ngươi - Làm trai cho đáng nên trai

Véo đũa cho dài, ăn vụng cơm con

Đối với những cô gái chưa chồng, ca dao đã chỉ ra 7 thói xấu trong đó có thói hay ăn quà vặt:

Thì la thì bẩy Con gái bảy nghề Ngồi lê là một Dựa cột là hai Theo trai là ba Ăn quà là bốn Trốn việc là năm Hay nằm là sáu Láu táu là bảy.

Ca dao về ẩm thực còn Phê phán những thói xấu của con người, đặc biệt là sự tham lam, bất chính:

Mồm thì tụng niệm nam mô Miệng thì rượu thịt lu bù sớm hôm.

Có thể thấy các thói hư, tật xấu trong ca dao được thể hiện khá chi tiết và rõ ràng. Việc điều chỉnh và hạn chế các thói xấu trong cách ăn uống và xa hơn là lối sống, cách ứng xử trong xã hội giữa người với người là điều quan trọng và cần

Một phần của tài liệu Văn hóa ẩm thực của người Việt qua ca dao tục ngữ truyền thống (Trang 70)