Phong tục tập quán ăn uống của người Việt qua tục ngữ truyền thống

Một phần của tài liệu Văn hóa ẩm thực của người Việt qua ca dao tục ngữ truyền thống (Trang 67)

Văn hóa ẩm thực có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần và vật chất bởi qua cách ăn, lối ứng xử trong ăn uống, người ta dễ dàng có thể nhìn nhận đánh giá tính cách, con người đó. Trong kho tàng tục ngữ, phong tục tập quán ăn uống người Việt được khái quát phần nào qua 70 câu tục ngữ nhưng đã phác họa phần nào nét đẹp, nét đặc thù trong lối ăn uống của người Việt.

Phong tục, tập quán ăn uống của người Việt đã hình thành dưới tác động chi phối của điều kiện tự nhiên, môi trường, đặc điểm đời sống dân cư khu vực. Việt Nam nằm ở vùng Đông Nam châu Á, có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều, nắng lắm. Điều kiện tự nhiên thuận lợi là nguồn lợi to lớn và ưu đã cho người Việt. Tuy nhiên, khí hậu thường lụt, bão, hạn hán đã gây không ít khó khăn, thiệt hại ảnh hưởng đến đời sống con người. Sống trong môi trường thiên nhiên này, con người đã biết gắn bó, thích nghi với nó và tận dụng các yếu tố của tự nhiên để đảm bảo cuộc sống của mình.

Ăn bữa nay bày bữa mai, để củ khoai bữa mốt Ăn bữa sáng, lo bữa tối

Với tính đa nghĩa của tục ngữ, nhiều câu tục ngữ không chỉ có ý nghĩa đơn thuần là đúc rút kinh nghiệm ăn uống, lựa chọn lương thực, thực phẩm mà nó còn thể hiện phong tục, tập quán ăn uống như nhiều câu tục ngữ được đề cập trong phần này. Chính việc thích nghi với điều kiện tự nhiên và xã hội đã giúp người Việt trong điều kiện lao động thủ công thô sơ, trước tác động của thiên nhiên

khắc nghiệt vẫn tồn tại và vững vàng trước mọi thử thách. Cách ứng xử hòa đồng với thiên nhiên của con người đã chi phối lớn đến vấn đề ăn uống.

Hình thành dưới sự tác động và chi phối của các hình thái trên, phong tục tập quán của người Việt cũng mang đậm bản sắc dân tộc và được thể hiện rõ nét trong cơ cấu thành phần bữa ăn.

Ăn uống là văn hóa tận dụng môi trường tự nhiên, sẽ không có gì ngạc nhiên khi cư dân các nền văn hóa gốc du mục thiên về ăn thịt còn trong cơ cấu bữa ăn của người Việt Nam bộc lộ rõ dấu ấn của truyền thống văn hóa nông nghiệp lúa nước. Đây là một cơ cấu thiên về thực vật. Trong tục ngữ về phong tục ăn uống có những câu như: Cơm tẻ mẹ ruột, cơm mắm thắm về lâu…Cây lúa có một vai trò quan trọng trong đời sống người dân Việt Nam, đó không phải là ngẫu nhiên khi bữa ăn của người Việt được gọi là bữa cơm. Sau lúa gạo, trong bữa ăn của người Việt không thể thiếu rau quả. Rau quả ở Việt Nam mùa nào thức ấy, vô cùng phong phú, nếu bữa cơm của người Việt thiếu rau sẽ như Ăn cơm không rau như nhà giàu chết không kèn trống; Ăn cơm không rau như đánh nhau không có người gỡ. Nhắc đến rau trong bữa ăn của người Việt không thể không nhắc đến hai món đặc thù là rau muống và dưa cà: Có dưa chừa rau/Có cà thì tha gắp mắm/ Thịt cá là hương hoa, tương cà là gia bản. Đây được xem là hai món ăn truyền thống, dân dã gắn liền với đời sống của người dân Việt. Món ăn cũng làm nên lối sống thanh tao, đạm bạc của con người Việt. Đứng thứ ba trong cơ cấu ăn và đứng đầu trong hàng thức ăn động vật của người Việt Nam là các loại thủy sản. Nước ta có diện tích mặt nước lớn, đường bờ biển dài, lắm ao hồ nên ngay từ sớm người dân đã biết tận dụng điều này để đánh bắt, người dân biết nuôi trồng và chế biến thành những sản phẩm đặc trưng của vùng sông nước. Sau cơm rau thì cơm cá được xem là cơ cấu bữa ăn thông dụng nhất: Cơm với cá như mạ với con; Có cá đổ vạ cho cơm; Con cá đánh ngã bát cơm… Với cơ cấu ăn uống chính là thực vật và thủy sản đã hình thành nên tập quán ăn uống của người Việt. Đây cũng chính là cơ cấu bữa ăn của người Việt như công thức “Cơm – rau – cá” mà cố GS Trần Quốc Vượng đã tổng kết về lương thực, thực phẩm thường ngày của nhân dân ta.

Bên cạnh những món ăn chính trong ẩm thực Việt còn có những món ăn, thức uống mang đậm phong cách truyền thống Việt Nam như trầu cau với Miếng trầu là đầu câu chuyện, nước chè, nước vối, rượu gạo...

Ngoài những phong tục chung thể hiện đặc điểm văn hóa của cả dân tộc, mỗi vùng miền trên cả nước còn có những phong tục, tập quán riêng dựa theo điều kiện tự nhiên, kinh tế và văn hóa, xã hội của mỗi vùng. Đề cập đến vấn đề này, tục ngữ xưa có câu Ăn Bắc mặc Kinh. Nhiều người cho rằng, ăn Bắc là nói đến người miền Bắc thường kén món ăn và cách ăn, còn mặc Kinh là nói tới việc ăn mặc ở kinh đô Huế. Ngày xưa ở Huế, người dân ăn mặc rất kỹ lưỡng, ngay cả những người buôn thúng bán mẹt cũng mặc áo dài. Có ý kiến khác lại cho rằng, Kinh ở đây là kinh thành Hà Nội, bởi Thăng Long – Hà Nội xưa và nay thường có cách ăn mặc đẹp, vừa lịch sự nền nã, hào hoa, trang nhã, lại vừa lộng lẫy mà vẫn kín đáo. Những trang phục mà người Hà Nội xưa thường mặc là áo tứ thân, áo đổi vai, áo mớ ba mớ bẩy, sau này có áo dài…cùng với những nữ trang như kiềng, xuyến, vòng…

Đề cập đến phong tục hai miền, tục ngữ còn có câu: Ăn như Nam, làm như Bắc ý nói tới việc miền Nam người dân thường hay tiêu sài thoáng tay, làm được bao nhiêu ăn bấy nhiêu trong khi người miền Bắc thường tiết kiệm, có kế hoạch tiêu sài.

Coi trọng nền nếp trong ăn uống cũng trở thành một phong tục, tập quán đẹp của người Việt Ăn trông nồi ngồi trông hướng. Hơn thế nữa, người Việt cũng đặc biệt coi trọng tình nghĩa giữa con người với con người như ở những dịp lễ cưới xin, khao vọng, giỗ Tết, họ đến dự cỗ là vị tình vị nghĩa, không phải vì đĩa xôi đầy.

Từ nhiều đời nay, truyền thống đền ơn đáp nghĩa đã trở thành một phong tục đẹp, có ý nghĩa vô cùng sâu sa trong đời sống đạo đức văn hóa của nước ta không chỉ dừng lại trong văn hóa ăn uống đơn thuần: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây,

Uống nước nhớ nguồn…Những câu tực ngữ này vừa phản ánh phong tục tốt đẹp của nhân dân ta vừa là quan niệm thể hiện lối sống, lối ứng xử của người Việt.

Ăn uống có tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống con người. Từ việc ăn uống đến ứng xử của mỗi con người là quá trình chuyển hóa nhờ vào hệ thống

tục ngữ giàu ý nghĩa. Với các lớp nghĩa bao phủ, đan quyện vào nhau, tục ngữ về phong tục ăn uống đã mang đến những lớp ý nghĩa, biểu tượng và mã văn hóa khác nhau. Vì vậy, việc tìm hiểu ý nghĩa của các câu tục ngữ sẽ giúp chúng ta khám phá nhiều điều hấp dẫn trong kho tàng tục ngữ về ẩm thực.

Như vậy, tìm hiểu về phong cách ẩm thực người Việt qua ca dao, tục ngữ truyền thống đã phần nào cho ta thấy rõ hơn tính cách của con người Việt Nam: con người mang cốt cách Á đông: kín đáo, cẩn trọng và tình nghĩa.

Một phần của tài liệu Văn hóa ẩm thực của người Việt qua ca dao tục ngữ truyền thống (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)