Phong tục tập quán ăn uống của người Việt qua ca dao truyền thống

Một phần của tài liệu Văn hóa ẩm thực của người Việt qua ca dao tục ngữ truyền thống (Trang 65)

Ca dao vốn là kho tàng phản ánh sinh động các khía cạnh khác nhau trong đời sống, tư tưởng, tình cảm của con người. Thông qua những câu ca dao về văn hóa ẩm thực, chúng ta có thể hiểu thêm về phong tục tập quán ăn uống của mỗi vùng miền. Qua khảo sát, chúng tôi đã có bảng thống kê sau:

Bảng 8: Số lƣợng ca dao tục ngữ phản ánh phong tục tập quán ăn uống

STT Ca dao Tục ngữ

Số lượng ca dao tục ngữ phản ánh phong tục tập quán ăn uống

10/336 70/1627

Tỷ lệ % 2,97 4,3

Dựa vào bảng số liệu trên, ca dao phản ánh về phong tục chiếm10 bài. Xét theo đặc điểm vị trí địa lý, thổ nhưỡng mỗi vùng lại có những đặc sản riêng, vì thế thói quen, phong tục tập quán trong ăn uống cũng khác nhau.

Trước hết qua ca dao, chúng ta biết được các ở mỗi miền quê lại có những đặc sản như Bến Tre với bưởi, tôm cá, thóc lúa, xoài, Tứ Kỳ có bún, Biên Hòa – Đồng Nai lại có bưởi…nó làm nên những nét đặc trưng trong phong tục truyền thống của mỗi địa phương.

- Bến Tre giàu mía Mỏ Cày

Giàu nghêu Thạch Phú, giàu xoài Cái Mơn Bếm Tre biển cá, sông tôm

Ba Tri muối mặn, Giồng Trôm lúa vàng - Biên Hòa bưởi chẳng đắng the

Ăn vào ngọt lịm như chè đậu xanh - Bún ngon bún mát Tứ Kì Pháp Vân cua ốc đồn thì chẳng ngoa

Tập quán ăn uống của từng vùng, từng địa phương thể hiễn rất rõ qua các đặc điểm như ở xứ Đoài ăn khoai thay cho ăn cơm là đặc điểm nổi bật ở địa phương này: Tiếng ai như tiếng xứ Đoài/Ăn cơm thì ít ăn khoai thì nhiều hay Làng Sến đồng trắng nước trong/Có về làng Sến ăn rong thì về.

Có những làng quê, ốc trai lại trở thành món ăn phổ biến do điều kiện sông nước, đất đai.

- Làng Vạc ăn cỗ ông Nghè

Làng Vân, làng Chè kéo đá ông Đăng. - Đồng Trì ăn ốc ăn trai

Yên Mĩ nước ngập mười hai năm ròng

Mỗi mảnh đất lại chứa đựng bao điều hấp dẫn bởi nơi đó có những món ăn đặc sản, mang hương vị dân dã. Thậm chí nó còn hấp dẫn hơn bởi những tấm lòng thơm thảo, mến khách của người dân bản địa, khiến cho bất cứ ai có dịp ghé chân đều lưu luyến mỗi khi ra về:

Văn Yên người ngọt ngào thơm Ra về nhớ mãi bữa cơm nếp mùa

Có bốn mùa trong năm, mùa nào thức ấy nên đời sống ẩm thực của nước ta rất phong phú với những loại hoa trái, rau quả quanh năm… Trong ca dao, trầu cau xuất hiện nhiều phản ánh phong tục ăn trầu của người Việt. Trầu ăn trong các dịp cỗ,lễ, tết nhằm phản ánh đời sống tình cảm phong phú của con người qua ca dao. Miếng trầu không chỉ được ăn trong đời sống thường ngày mà nó còn không thể thiếu ở các dịp hội hè đình đám. Người xưa coi miếng trầu là đầu câu chuyện, là cách để trao duyên và khi đã nhận trầu của người khác là ngầm ý đã nhận lời.

- Miếng trầu ăn nặng bằng chì Ăn rồi em biết lấy gì đền ơn Miếng trầu ăn nặng là bao

- Miếng trầu ăn nặng bằng chì Ăn thì đã vậy, lấy gì trả ơn Miếng trầu ăn nặng ai têm

Xin chàng cầm lấy, cho êm miếng trầu

Trong quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy số lượng các câu ca dao phản ánh về phong tục, tập quán ăn uống của người xưa chiếm số lượng không nhiều. Vì vậy, việc tìm hiểu về phong tục tập quán trong văn hóa ẩm thực của người Việt qua ca dao sẽ tiếp tục được bổ sung.

Một phần của tài liệu Văn hóa ẩm thực của người Việt qua ca dao tục ngữ truyền thống (Trang 65)