Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế tại chi nhánh Ngân hàng công thương Thanh Xuân (Trang 39)

Có nhiều yếu tố quyết định tới sự lựa chọn phương thức thanh toán của khách hàng tuy nhiên tại các NHTM Việt Nam phương thức thanh toán tín dụng chứng từ vẫn được ưa chuộng nhất. Cùng với sự gia tăng giá trị hàng hóa, dịch vụ thanh toán qua hệ thống NHTM, giá trị thanh toán bằng L/C cũng tăng lên. Với chi nhánh NHCT Thanh Xuân cũng không ngoại lệ theo xu hướng này.

Nội dung quy trình thanh toán tín dụng chứng từ tại chi nhánh: • Nội dung quy trình thư tín dụng nhập khẩu

Bước 1: Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ L/C:

(i) Hướng dẫn khách hàng lập và hoàn thiện hồ sơ:

- Hồ sơ pháp lý khách hàng (Tài liệu, báo cáo về tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh, quan hệ tín dụng… ).

- Hồ sơ L/C (Giấy đề nghị mở L/C, Hợp đồng thương mại hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương, hợp đồng ủy thác, giấy phép của cơ quan quản lý, các tài liệu khác liên quan…).

- Hồ sơ bảo đảm.

(ii)Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, sao gửi và hoàn chỉnh hồ sơ:

- Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ mở L/C, sao gửi hồ sơ mở L/C cho phòng Quản lý rủi ro.

- Sau khi kiểm tra hồ sơ đảm bảo đầy đủ các điều kiện ngân hàng đưa ra, CBKH lập Tờ trình phê duyệt phát hành L/C trình qua 2 cấp KSV phê duyệt và cấp hạn mức mở L/C đó.

Bước 2: Thẩm định/ tái thẩm định, trình duyệt kết quả thẩm định/ tái

thẩm định L/C:

(i) Thẩm định/ tái thẩm định hồ sơ mở L/C, lập kết quả thẩm định/ tái

thẩm định.

(ii) Kiểm soát và trình duyệt kết quả thẩm định/ tái thẩm định mở L/C. Bước 3: Thẩm định rủi ro độc lập và trình duyệt báo cáo kết quả thẩm

định rủi ro (trường hợp phải thẩm định rủi ro theo quy định hoặc khi người có thẩm quyền phê duyệt yêu cầu).

Bước 4: Xét duyệt hồ sơ mở L/C; Ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo

đảm (nếu có); Thực hiện công chứng, chứng thực đăng ký giao dịch bảo đảm đối với hợp đồng bảo đảm, thực hiện các thủ tục giao nhận Tài sản bảo đảm, hồ sơ tài sản bảo đảm.

Bước 5: Nhập các thông tin về khách hàng, hồ sơ mở L/C, tài sản bảo

đảm; kiểm soát, giám sát việc nhập thông tin trên hệ thống INCAS.

Bước 6: Chuyển hồ sơ về SGD để xử lý: (i) Gửi chứng từ về SGD.

(ii) In chứng từ:

In chứng từ và trình KSV ký, đóng dấu, giao chứng từ cho khách hàng và lưu trữ.

(iii) Giao chứng từ cho khách hàng. Bước 7: Sửa đổi L/C:

Sau khi L/C được phát hành, nếu có nhu cầu sửa đổi L/C, khách hàng sẽ xuất trình Giấy đề nghị sửa đổi L/C tại chi nhánh. CBKH thực hiện kiểm tra đề nghị sửa đổi của khách hàng, đảm bảo các chỉ thị đưa ra là rõ ràng, hạn chế tiềm ẩn rủi ro cho Ngân hàng phát hành và khách hàng, phù hợp với thông lệ quốc tế, đồng thời phải thể hiện rõ bên chịu phí sửa đổi.

Bước 8: Ký hậu vận đơn/ Ủy quyền nhận hàng/ Bảo lãnh nhận hàng khi

chưa có vận đơn xuất trình qua ngân hàng.

Bước 9: Nhận và xử lý chứng từ/ điện đòi tiền. Bước 10: Thanh toán/ chấp nhận thanh toán L/C:

(i) Thanh toán L/C trả ngay.

(ii) Chấp nhận/ Thanh toán L/C trả chậm.

Bước 11: Đóng hồ sơ L/C nhập khẩu, kích hoạt hồ sơ L/C nhập khẩu: (i) Đóng hồ sơ L/C nhập khẩu.

(ii) Kích hoạt L/C nhập khẩu. Bước 12: Lưu trữ chứng từ: (i) Lưu hồ sơ L/C.

(ii) Lưu chứng từ kế toán.

• Nội dung quy trình thư tín dụng xuất khẩu:

a. Thông báo L/C / thông báo sửa đổi L/C tại chi nhánh: Bước 1: In L/C / sửa đổi L/C, thông báo L/C / sửa đổi L/C: (i) Đối với các L/C nhận được thông qua hệ thống SWIFT:

- CBKH thực hiện in thông báo L/C / sửa đổi L/C, giấy báo nợ, điện thanh toán (nếu có).

- Kiểm tra sự khớp đúng giữa L/C / sửa đổi L/C và thông báo L/C / thông báo sửa đổi, sau đó chuyển toàn bộ tới KSV chi nhánh ký, đóng dấu theo quy định trên và thông báo cho khách hàng.

- Photo lại toàn bộ hồ sơ để lưu lại chi nhánh.

(ii) Ngay khi thông báo L/C / sửa đổi L/C cho khách hàng, CBKH phải

vào sổ theo dõi ghi ngày, giờ giao nhận và có chữ ký xác nhận của các bên. Sau đó fax/ scan Giấy đề nghị thanh toán/ Ủy nhiệm chi hoặc Lệnh chi của khách hàng về SGD để thu phí thông báo.

Bước 2: Lưu trữ hồ sơ:

-Lưu hồ sơ L/C: Bản copy: L/C / sửa đổi L/C, thông báo L/C, giấy báo nợ, điện thanh toán hoặc các giấy tờ đề nghị thanh toán (nếu có), các điện/ chứng từ khác liên quan đến giao dịch.

-Lưu chứng từ kế toán: Bản gốc giấy báo nợ, điện thanh toán (nếu có).

b. Xử lý chứng từ xuất trình theo L/C xuất khẩu tại chi nhánh: Bước 1: Tiếp nhận chứng từ:

- CBKH nhận và kiểm tra hồ sơ bộ chứng từ của khách hàng xuất trình. - Nếu L/C thanh toán nhiều lần thì mỗi lần khách hàng xuất trình chứng từ thanh toán, CBKH phải ghi rõ và ký xác nhận vào mặt sau bản gốc L/C: ngày xuất trình, số tiền thanh toán.

- Lưu hồ sơ bộ chứng từ tại chi nhánh.

Bước 2: Gửi chứng từ về Sở giao dịch: (i) Gửi bằng thư.

(ii) Gửi bằng fax/ scan:

- CBKH chịu trách nhiệm xác định số lượng bản gốc và bản copy của từng loại chứng từ yêu cầu xuất trình theo L/C. Xác định bản gốc L/C và các bản gốc sửa đổi L/C được xác thực bởi ngân hàng thông báo.

Bước 3: Nhận và chuyển giao kết quả xử lý chứng từ:

(i) Trong vòng 1 ngày làm việc kể từ khi nhận được Phiếu kiểm tra chứng

từ xuất khẩu do SGD fax/scan về, CBKH thực hiện kiểm tra, sửa chữa sai sót chứng từ.

(ii) CBKH in Covering letter.

Bước 4: Thanh toán/ Chấp nhận thanh toán bộ chứng từ:

CBKH thực hiện in điện chấp nhận thanh toán và thông báo cho khách hàng.

Bước 5: Lưu trữ chứng từ: (i) Lưu hồ sơ L/C.

(ii) Lưu chứng từ kế toán.

Kết quả hoạt động thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ được thể hiện:

Bảng 2.5: Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ

Đơn vị: USD

Chỉ tiêu Số 2007 2008 2009

món Số tiền mónSố Số tiền mónSố Số tiền 1.L/C nhập khẩu Phát hành Thanh toán 16.00 21.00 4914323 11294882 72.00 68.00 34131158 17023021 81.00 119.00 88799599 55680213 2.L/c xuất khẩu Thông báo Thanh toán 27.00 19.00 313793612 68945657 30.00 34.00 586579530 178156564 26.00 53.00 62570963 123142458

Biểu đồ 2.4: Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007-2009)

Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh số phát hành và thanh toán L/C có xu hướng tăng do tình hình biến động của thị trường, các mặt hàng chủ chốt như xăng dầu, sắt thép, dược phẩm… đặc biệt là hàng hóa công nghệ cao có nhu cầu tăng mạnh nên các công ty xuất nhập khẩu phải tăng kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng đó để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong nước. Các công ty này đã lựa chọn NHCT Thanh Xuân là ngân hàng phục vụ mình để thanh toán với nước ngoài. Những điều này đã giúp doanh thu thanh toán L/C nhập tăng. Năm 2009 cả phát hành và thanh toán L/C nhập khẩu đều tăng trong đó doanh số phát hành L/C tăng 54,668 triệu USD tương đương tăng 160% so với năm 2008, doanh số thanh toán L/C tăng 38,657 triệu USD tức 227%. Đây là một tỷ lệ tăng trưởng mạnh mà bất kỳ ngân hàng nào cũng đều mong muốn có được.

Cũng trong năm 2009 doanh số thanh toán L/C xuất khẩu lại giảm. Tình trạng này xảy ra do ảnh hưởng suy thoái nền kinh tế cuối năm 2008 gây ra do vậy sang năm 2009 dân chúng các nước có xu hướng giảm chi tiêu. Đặc biệt là tại các nước liên minh châu Âu, Nhật, Mỹ là những thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam do vậy hoạt động xuất khẩu cũng giảm mạnh. Trong tình hình kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn như vậy nhưng NHCT Thanh Xuân cũng đã cố gắng để chịu ảnh hưởng ít nhất.

Có thể nói hoạt động TTQT ngày càng chứng tỏ đây là một hoạt động mang lại lợi nhuận đáng kể cho ngân hàng. Bảng tổng hợp doanh số hoạt động TTQT dưới đây càng làm rõ điều này:

Bảng 2.6: Tổng doanh số hoạt động TTQT

Đơn vị: triệu USD

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Số tiền Mứctăng % so với năm 2007 Số tiền Mứctăng % so với năm 2008 PTTT chuyển tiền 26,879 2,782 -24,097 -89,6 5,482 2,7 97,05 PTTT nhờ thu 2,996 2,627 -0,369 -12,3 7,207 4,58 174 PTTT tín dụng chứng từ 398,948 815,890 416,942 104 330,193 -485,69 -59,6 Tổng doanh số 428,823 821,299 392,476 91,5 342,882 -478,41 -58,2

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007-2009)

Biểu đồ 2.5: Tỷ trọng từng phương thức trong tổng doanh số TTQT năm 2009

Đơn vị: USD

Qua biểu đồ trên ta thấy tỷ trọng của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ chiếm tỷ trọng lớn, chiếm 96% trong tổng doanh số TTQT năm 2009. Đây cũng là điều dễ hiểu vì theo phương thức này các quy tắc được áp dụng cho bất kỳ tín dụng nào nếu nội dung chỉ rõ là tham chiếu đến các quy tắc trong UCP 600 hơn nữa khách hàng Việt Nam cũng có thói quen sử dụng phương thức này. Tuy nhiên, nếu nhìn vào bảng tổng doanh số TTQT qua các năm thì thấy khách hàng có xu hướng sử dụng phương thức thanh toán chuyển tiền và thanh toán nhờ thu tăng lên. Nguyên nhân do khách hàng có nhiều khách hàng quen biết hơn đồng thời khách hàng cũng cân đối chi phí trong TTQT để có được lợi nhuận cao nhất.

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế tại chi nhánh Ngân hàng công thương Thanh Xuân (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w