Để nâng cao chất lượng TTQT của toàn hệ thống ngân hàng thì NHNN cần tăng cường quản lý, tạo điều kiện cho các NHTM hoạt động. Sau đây là một số kiến nghị với NHNN:
• Hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên NH
Thị trường liên NH là thị trường nhằm giải quyết các mối quan hệ trao đổi, cung cầu ngoại tệ giữa NHNN với NHTM và giữa các NHTM với nhau. Để mở rộng và nâng cao chất lượng TTQT thì việc phát triển ngoại tệ liên NH là rất cần thiết. Trong thời gian tới, để thị trường này hoạt động thực sự sôi động, ổn định và phát triển thì một số điểm mà thị trường tiền tệ nên hoạt động hướng tới như:
- Cần giám sát trạng thái ngoại hối của từng NHTM vào cuối ngày làm việc.
- Thành lập trung tâm thị trường liên ngân hàng khu vực, trung tâm này không chỉ đơn thuần là một bộ phận quản lý của Ngân hàng Nhà nước mà còn phải trở thành môi giới giữa các ngân hàng có nhu cầu cho vay và đi vay.
- Mở rộng thành viên tham gia giao dịch trên thị trường liên ngân hàng vì hiện nay mới chỉ có đại diện của các hệ thống Ngân hàng thương mại cho nên cần phải mở rộng cho tất cả các thành viên (là các chi nhánh lớn) của hệ thống được tham gia.
- Trang bị hệ thống thông tin tiếp nhận tỷ giá, các nguồn thông tin chính xác, nhanh chóng, thường xuyên đổi mới thông tin và cung ứng kịp thời cho các NHTM.
- Xây dựng các tiêu chuẩn về an toàn cho hoạt động chung của NH trong đó đặc biệt là các tiêu chuẩn về an toàn trong cho vay.
- Cần tăng cường hơn nữa vai trò của NHNN trên thị trường ngoại tệ liên NH. Trong trường hợp thị trường không đủ khả năng thì NHNN với vai trò người mua và người bán cuối cùng giúp các NH duy trì trạng thái ngoại tệ cân bằng.
- Phát triển các nghiệp vụ vay mượn ngoại tệ, nghiệp vụ đầu cơ, nghiệp vụ tiền gửi qua đêm và các hình thức mua bán ngoại tệ như: mua bán kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hoán đổi ngoại tệ, quyền chọn bán, quyền chọn mua …
NHNN cần củng cố và phát triển quan hệ đại lý với các NH nước ngoài từ đó giúp các NHTM mở rộng quan hệ đại lý với các NH nước bạn để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
• NHNN cần có cơ chế điều hành tỷ giá phù hợp
Tỷ giá hối đoái là một trong những yếu tố tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh XNK của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động TTQT của NHTM. Theo cơ chế điều hành tỷ giá hiện nay, NHNN có thể dùng công cụ “tỷ giá bình quân liên ngân hàng” và “biên độ” để kiểm soát tỷ giá trên thị trường. Mặc dù gọi là tỷ giá bình quân liên ngân hàng nhưng NHNN thường ấn định tỷ giá này theo mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, thường là mang tính dài hạn. Vì thế đôi khi nó có một “độ lệch” nhất định so với thực tế biến động ngắn hạn trên thị trường. Nguy cơ mất cân đối cung cầu khiến tỷ giá biến động mạnh sẽ xuất hiện khi “độ lệch” này càng lớn và kéo dài nhưng NHNN chậm điều chỉnh hoặc không can thiệp với vai trò là người mua hoặc bán cuối cùng trên thị trường. Cái khó đối với NHNN là can thiệp ở thời điểm nào, liều lượng ra sao để vẫn duy trì được nguồn dự trữ ngoại hối cần thiết đồng thời không mâu thuẫn với các mục tiêu vĩ mô khác. Khi NHNN không thực hiện được nguyên tắc này thì thị trường ngoại tệ chính thức sẽ bị ách tắc. Trong khi đó thị trường tự do, vốn không được thừa nhận về mặt pháp lý, lại là “lối ra” để giải tỏa ách tắc này. Điều hiển nhiên là tỷ giá trên thị trường tự do thường vượt khỏi biên độ kiểm soát của NHNN, hình thành hệ thống hai tỷ giá trong nền kinh tế. Thực tế năm 2009, các doanh nghiệp XNK đã rất khó khăn để tìm mua được ngoại tệ. Trong
bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay, tình hình xuất nhập khẩu và dòng vốn đầu tư nước ngoài có những diễn biến phức tạp. Vì vậy, NHNN phải theo sát thực tế thị trường để có những điều chỉnh hoặc can thiệp kịp thời như nới rộng biên độ xác định tỷ giá kinh doanh, từng bước xóa bỏ dần can thiệp mang tính hành chính lên tỷ giá để đưa tỷ giá về theo đúng quy luật thị trường.
• Tiếp tục xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống các văn bản pháp lý cho giao dịch thanh toán quốc tế
NHNN cần ban hành các văn bản dưới luật cần phải nhanh chóng, kịp thời để việc triển khai có hiệu quả, tránh tình trạng ban hành luật rồi mà các văn bản hướng dẫn vẫn chưa có gây tâm lý hoang mang cho các NH và doanh nghiệp XNK. Nội dung của các văn bản phải rõ ràng tránh gây hiểu lầm, phải bám sát tình hình thực tế để tạo thuận lợi cho việc áp dụng của các đối tượng chịu sự điều tiết.
• Có cơ chế hợp tác quốc tế trong phòng ngừa và khắc phục nguy cơ khủng hoảng tài chính
Việt Nam là một nước đang phát triển và tham gia hội nhập sau, do đó Việt Nam cần nhận thức đúng về lợi ích và rủi ro của toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế của các nghành tài chính - ngân hàng. Nhận thức đúng đắn sẽ đảm bảo hội nhập thành công và thu được những lợi ích tối đa, đồng thời đảm bảo ổn định tiền tệ và hoạt động NH. Nhưng nếu chỉ quan tâm đến lợi ích mà không quan tâm đến phòng ngừa rủi ro thì sẽ dễ dẫn đến khủng hoảng tài chính. Còn nếu quá lo lắng, thổi phồng thì sẽ mất đi cơ hội đầu tư từ đó kìm hãm sự phát triển của đất nước.
Năm 2006, Việt Nam chính thức gia nhập WTO đó cũng là một cam kết sẽ tiến hành mở cửa nền kinh tế. Điều này đồng nghĩa Việt Nam chấp nhận nguy cơ rủi ro lớn không chỉ trong nước mà còn cả khủng hoảng bên ngoài. Khi nền kinh tế mở hoạt động NH sẽ phải chịu nhiều biến động của thị trường tài chính thế giới với những di chuyển của dòng vốn xuyên quốc gia, xáo trộn chính trị của một quốc gia… Một hệ thống tài chính – ngân hàng nếu không được kiểm soát chặt chẽ sẽ rất dễ gây ra hỗn loạn và khủng hoảng kinh tế. Do đó NHNN
cần quản lý sát sao hoạt động của các NH để sớm phát hiện ra các yếu tố gây rủi ro cho hệ thống. NHNN cũng cần có cơ chế hợp tác quốc tế nhằm học hỏi kinh nghiệm của các nước lớn trên thế giới nhằm nâng cao khả năng phòng chống rủi ro cũng như chống khủng hoảng.