Giải pháp tăng cường công tác quản trị rủi ro

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế tại chi nhánh Ngân hàng công thương Thanh Xuân (Trang 53)

TTQT là một trong những hoạt động kinh doanh của NH. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động của mình, TTQT không chỉ đơn thuần mang lại những lợi ích kinh tế mà còn phát sinh những nguy cơ có thể gây ra rủi ro, tổn thất trực tiếp cho đất nước, cho NH, cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh XNK. Rủi ro trong TTQT là vấn đề xảy ra ngoài ý muốn trong quá trình tiến hành hoạt động thanh toán. Rủi ro có thể xảy ra với tất cả các bên tham gia: người bán rủi ro khi người mua không thanh toán hoặc chậm thanh toán, người mua rủi ro khi người bán không giao hàng hay giao hàng không đúng hợp đồng, NH gặp rủi ro khi người mua hoặc người bán thiếu trung thực, không thực hiện đúng cam kết đã ghi trong hợp đồng, do tỷ giá biến động.

Với phương thức thanh toán chuyển tiền và phương thức thanh toán nhờ thu, ngân hàng khi thực hiện nghiệp vụ chỉ đóng vai trò trung gian thanh toán đơn thuần để hưởng phí và không bị ràng buộc trách nhiệm gì với hai bên thanh toán. Ngân hàng chỉ gặp rủi ro khi nhân viên thanh toán thực hiện sai nghiệp vụ. Để rủi ro này không xảy ra cần nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ nhân viên.

Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán mà NH dễ gặp rủi ro nhất:

- Ngân hàng đóng vai trò là ngân hàng phát hành: Là NH đại diện cho người nhập khẩu và cung cấp tín dụng cho nhà NK. Trước khi quyết định phát hành thư tín dụng NH cần phải thẩm định năng lực tài chính và khả năng thanh toán của khách hàng để xác định tỷ lệ ký quỹ phù hợp. Mức ký quỹ được xác định căn cứ vào quan hệ giữa khách hàng và NH, năng lực tài chính, khả năng thanh toán của khách hàng cũng như khả năng tiêu thụ của sản phẩm trên thị trường. NH cũng cần tư vấn, hỗ trợ khách hàng để khách hàng tránh chấp nhận những điều khoản bất lợi mà phía XK đưa ra do thiếu thận trọng hoặc do trình

độ nghiệp vụ còn hạn chế. Khi thanh toán L/C nhập khẩu, NH cần căn cứ vào L/C đã phát hành và thông lệ quốc tế để kiểm tra bộ chứng từ một cách kỹ lưỡng. Nếu phát hiện sai sót phải thông báo ngay cho NH chuyển chứng từ hoặc NH chiết khấu bộ chứng từ trong vòng 5 ngày làm việc sau ngày NH nhận bộ chứng từ. Nội dung gửi phải nêu rõ những chỗ sai sót.

- Ngân hàng đóng vai trò là ngân hàng thông báo: NH thông báo phải chịu trách nhiệm về tính chân thật, hợp lệ của thư tín dụng để đề phòng gặp phải L/C giả trước khi gửi thông báo cho NXK. Nếu NH không thể xác nhận tính chân thật của thư tín dụng phải thông báo ngay cho NH phát hành biết.

- Ngân hàng đóng vai trò là ngân hàng được chỉ định: Các NH được chỉ đinh thường ứng trước tiền cho NXK với điều kiện truy đòi để trợ giúp cho NXK. Ngân hàng cần thẩm định cẩn thận NXK xem NXK có đủ tư cách để cấp tín dụng hay không.

- Ngân hàng đóng vai trò là NH xác nhận: khi tham gia xác nhận NH đã tự ràng buộc trách nhiệm của mình và nghĩa vụ thanh toán L/C khi có tranh chấp giữa hai bên. Do đó, để đảm bảo uy tín và tránh rủi ro cho NH, NH chỉ nên thực hiện xác nhận khi nắm chắc được khả năng thanh toán của NH phát hành.

- Ngân hàng đóng vai trò là NH chiết khấu: để tránh rủi ro NH cần thận trọng trong khâu kiểm tra chứng từ, cần thực hiện chính xác nghiệp vụ cũng như tuân thủ theo các điều kiện của UCP. Ngoài ra, NH cần nghiên cứu tình hình kinh tế - chính trị của nước NNK để quyết định có chiết khấu bộ chứng từ cho NXK không.

Trong hoạt động TTQT, NH có thể gặp rủi ro do tỷ giá biến động. Để giảm thiệt hại do tỷ giá biến động NH cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa như phòng ngừa bằng hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng hoán đổi.

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế tại chi nhánh Ngân hàng công thương Thanh Xuân (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w