Hoàn thiện bộ máy quản lý ngân sách cấp xã

Một phần của tài liệu luận văn Quản lý Ngân sách cấp xã ở Hà Tĩnh (Trang 82)

Nâng cao vai trò của thủ trƣởng các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nƣớc, xây dựng đƣợc quy chế chi tiêu nội bộ hợp lý nhất với đơn vị.

Trong thời gian tới cần có những biện pháp nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ tài chính xã. Chỉ tuyển chọn những ngƣời đƣợc đào tạo đúng chuyên môn nghiệp vụ, đảm bảo thành thạo công việc, có đạo đức nghề nghiệp tốt. Huyện cần tổ chức các lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ, hƣớng dẩn các xã thi hành thực hiện luật NSNN cho các cán bộ tài chính. Tạo điều kiện cho cán Bộ Tài Chính đƣợc tiếp tục học tập nâng cao trình độ chuyên môn phục vụ công tác Tài chính lâu dài.

Tăng cƣờng đƣợc vai trò lãnh đạo của Đảng và quản lý của HĐND, UBND các cấp nhằm củng cố, tăng cƣờng công tác quản lý ngân sách xã, vận dụng một cách sáng tạo luật ngân sách nhà nƣớc phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.

76

3.3.2. Nâng cao chất lượng xây dựng và giao dự toán, phân bổ và quyết định dự toán ngân sách xã

Để tránh việc giao dự toán ngân sách mang tính áp đặt cho cấp dƣới, không sát với khả năng thu của từng địa phƣơng, đòi hỏi công tác xây dựng dự toán hàng năm phải dựa trên các tiêu chí cơ bản và điều kiện kinh tế xã hội của từng địa phƣơng. Hàng năm, trên cơ sở hƣớng dẫn của Bộ Tài chính và Sở Tài chính, yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp huyện giao cho phòng Tài chính huyện phối hợp cùng chi cục thuế cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng dự toán thu, chi ngân sách cấp huyện và cấp xã, trình uỷ ban nhân dân cấp huyện và gửi Sở Tài chính (sau khi thông qua thƣờng trực hội đồng nhân dân cấp huyện), để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh và gửi Bộ Tài chính.

Dự toán ngân sách nhà nƣớc hàng năm phải xây dựng trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện năm trƣớc (có tính đến các yếu tố tác động làm thay đổi khả năng thu, chi ngân sách), dự kiến khả năng thu, chi ngân sách trong năm kế hoạch để xây dựng dự toán, cụ thể:

3.3.3. Nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác chấp hành dự toán

3.3.3.1. Đối với thu ngân sách

Công tác thu ngân sách cần đƣợc các cơ quan, các cấp chính quyền địa phƣơng quan tâm triển khai từ đầu năm, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời theo chế độ quy định, đảm bảo nguồn đáp ứng nhiệm vụ chi bố trí trong dự toán.

Sau khi có quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phân chia nguồn thu của các cấp ngân sách (đầu thời kỳ ổn định ngân sách), Sở Tài chính cần phối hợp cùng Cục thuế tỉnh hƣớng dẫn việc thực hiện nội dung phân cấp nguồn thu và tỷ lệ phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách, tạo sự thống nhất trong triển khai thực hiện giữa các địa phƣơng.

77

Đối với Cục thuế tỉnh cần thực hiện công khai danh mục phân cấp quản lý các doanh nghiệp, trong đó phải nêu rõ đƣợc căn cứ phân cấp, đối tƣợng phân cấp, cơ sở tính thuế và mức thu thuế hiện tại áp dụng đối với mỗi doanh nghiệp.

Tăng cƣờng theo dõi, kiểm tra, kiểm soát việc khai báo tên hàng, mã hàng, thuế suất, kê khai thuế của các tổ chức, cá nhân để kịp thời phát hiện các trƣờng hợp kê khai không đúng, không đủ số thuế phải nộp nhằm chấn chỉnh kịp thời.

Công khai đối tƣợng, số thuế phải nộp trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở Cục thuế, các Chi cục thuế, các xã và tại các điểm thu thuế. Đồng thời, Cục thuế cần tăng cƣờng việc kiểm tra thực hiện các chính sách thuế trên địa tại các Chi cục thuế và đội thuế, đảm bảo chính sách thuế đƣợc tuyên truyền rộng rãi góp phần thu đúng, thu đủ, thu kịp thời để phục vụ cho công tác chi ngân sách trên địa bàn.

3.3.3.2. Đối với chi ngân sách

Việc chi tiêu tiết kiệm hiệu quả mà vẫn đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển kinh tế là một yêu cầu đặt lên hàng đầu. Để làm đƣợc điều đó cần phải có những giải pháp đồng bộ thích hợp với nhu cầu phát triển của từng xã, thị trấn trên địa bàn. Các khoản chi ngân sách xã, thị trấn phải đƣợc thực hiện trên cơ sơ dự toán đã đƣợc duyệt, đảm bảo đúng chế độ, định mức do Nhà nƣớc quy định. Với giải pháp cụ thể là:

- Trong thời gian tới cần đẩy mạnh công tác xây dựng dự toán chi hàng quý, hàng tháng để làm căn cứ thực hiện chi cho sát với tình hình thực tế đồng thời đảm bảo hiệu quả các khoản chi.

- Chính quyền xã cần đƣợc rà soát nhằm xây dựng bộ máy gọn nhẹ nhƣng vẫn đảm bảo nguyên tắc hiệu quả, tiết kiệm trong công tác quản lý hành chính, các hoạt động kinh tế - xã hội của xã, qua đó để tiết kiệm chi cho hoạt động hành chính của NSX.

- Xây dựng định mức chi tiêu nội bộ phù hợp với tình hình thực tế làm căn cứ khi phát sinh nhu cầu chi tiêu. Xác lập thứ tự ƣu tiên các khoản chi cho công tác nghiệp vụ

78

chuyên môn trƣớc, sau mới chi mua sắm sữa chữa… khi chi cần cân nhắc khả năng của ngân sách xã. Thực hiện tiết kiệm trong chi hội nghị, tiếp khách...

- Những khoản thu để chi theo mục tiêu đã định nhƣ thu đóng góp của nhân dân, ngày công nghĩa vụ tại địa phƣơng thì cần chi theo đúng mục đích, có sự giám sát của quần chúng nhân dân tạo ra lòng tin trong quần chúng, tránh tình trạng hoạt động chi có biểu hiện mờ ám.

- Đối với những công trình công cộng cần tiến hành đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ, kiểm tra việc sử dụng vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản, phải cân đối đƣợc nguồn vốn so với khối lƣợng công việc tránh phát sinh chi phí hoặc chi sai quy định.

- Các công trình xây dựng cơ bản có các khoản chi hết sức phức tạp đòi hỏi phải quản lý ngay từ khâu lập kế hoạch thiết kế, đồng thời kết quả đầu tƣ và quyết toán công trình hoàn thành phải đƣợc thông báo cho công khai cho dân đƣợc biết. Trong quá trình thi công cần có sự giám sát của đại diện do dân tín nhiệm bầu ra.

3.3.4. Nâng cao chất lượng quyết toán ngân sách xã

Công tác quyết toán ngân sách xã cần phải đƣợc Uỷ ban nhân dân cấp xã quan tâm thực hiện, để việc lập và trình Hội đồng nhân dân cấp xã phê duyệt đảm bảo đầy đủ mẩu biểu và thời gian theo theo quy định tại Thông tƣ số 60/2003/TT- BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính. Ngoài ra, để đảm bảo tính công khai minh bạch trong công tác Quyết toán đề nghị UBND cấp xã phải có các giải trình, thuyết minh làm rõ nguyên nhân tăng, giảm của các khoản thu, chi ngân sách trong năm, thuyết minh việc sử dụng các nguồn: Dự phòng, tăng thu, bổ sung có mục tiêu từ ngân sách các cấp tỉnh, huyện.

Báo cáo quyết toán ngân sách xã nộp phòng tài chính huyện cũng cần phải đảm bảo thời gian theo quy định, thuyết minh đầy nội dung theo yêu cầu, tránh trƣờng hợp nộp chậm, thiếu biểu mẫu, thiếu nội dung, không thuyết minh đƣợc các nội dung theo yêu cầu, gây khó khăn cho quá trình tổng hợp quyết toán của cấp

79

trên. ngoài các biểu mẫu báo cáo quyết toán theo quy định của chế độ kế toán nhà nƣớc và thông tƣ số 60/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính, phòng Tài chính huyện lập các biểu mẫu hƣớng dẫn theo yêu cầu, đảm bảo thu thập đầy đủ các thông tin phục vụ công tác tập hợp quyết toán báo cáo cơ quan cấp trên.

Công tác thẩm định quyết toán của phòng Tài chính huyện đối với cấp xã cần phải đƣợc tăng cƣờng, không dừng ở việc thẩm định số thu, số chi so với số qua Kho bạc nhà nƣớc, việc hạch toán kế toán, hồ sơ chứng từ… cần quan tâm đến việc quản lý, điều hành ngân sách xã, tính hợp lý, hợp pháp của từng khoản thu, chi ngân sách, trƣờng hợp cần thiết báo cáo với Uỷ ban nhân dân cấp huyện, yêu cầu Hội đồng nhân dân cấp xã điều chỉnh lại Nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách xã.

3.3.5. Minh bạch hóa, công khai hóa ngân sách cấp xã

Thực hiện tốt việc quản lý ngân sách cấp xã, đồng thời phải công khai, minh bạch mọi thông tin liên quan đến tài chính xã để trƣớc hết là xây dựng khối đoàn kết nội bộ; đồng thời để nhân dân và đối tƣợng nạp thuế nắm đƣợc vai trò, tầm quan trọng của thu ngân sách. Qua đó, góp phần nâng cao tinh thần tự giác của nhân dân trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình và đƣợc quyền tham gia giám sát đối với quá trình thực hiện thu, chi ngân sách của địa phƣơng.

Phải công khai các khoản thu, chi và mức độ, hình thức đóng góp của nhân dân. Tránh lãng phí, thất thoát ngân sách.

3.3.6. Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động quản lý ngân sách xã

Hiện tại, có rất nhiều cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực tài chính xã ở địa phƣơng (Thanh tra nhà nƣớc cấp tỉnh và cấp huyện, Thanh tra Sở Tài chính, phòng Ngân sách huyện xã - Sở Tài chính, phòng Tài chính huyện, Hội đồng nhân dân các cấp...). Tuy vậy, vi phạm trong lĩnh vực quản lý tài chính, ngân sách xã vẫn còn xảy ra, thậm chí, có những nơi vi phạm nghiêm trọng. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả trong công tác thanh tra, kiểm tra, tránh chồng chéo thì các cơ quan đƣợc kiểm tra theo chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao phải xây dựng

80

kế hoạch để triển khai thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát một cách thƣờng xuyên, liên tục đối với các hoạt động tài chính xã, gắn công tác thanh tra với việc hƣớng dẫn thực hiện các chính sách, chế độ của Nhà nƣớc. Những sai phạm trong quản lý, điều hành tài chính xã phải đƣợc xử lý công khai, kịp thời, đúng quy định của pháp luật, hạn chế việc xử lý nội bộ, bƣng bít thông tin. Qua đó, góp phần tăng cƣờng quản lý đối với tài chính cấp xã.

*****

Bối cảnh quốc tế, xu hƣớng phát triển kinh tế đất nƣớc và của Hà Tĩnh sẽ ảnh hƣởng không nhỏ đến vấn đề quản lý ngân sách nhà nƣớc cấp xã. Để nâng cao chất lƣợng quản lý ngân sách nhà nƣớc cấp xã ở Hà Tĩnh trong thời gian tới cần phải thực hiện hàng loạt các giải pháp. Thực hiện các giải pháp này cần phải quyết liệt, đồng bộ. Trách nhiệm này thuộc về cả hệ thống chính trị, trƣớc hết là chính quyền địa phƣơng và ngành tài chính.

81

KẾT LUẬN

Ngân sách cấp xã là một khâu trong hệ thống tài chính nhà nƣớc, có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện các chức năng của chính quyền cơ sở, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn cấp xã. Do đó, quản lý nhà nƣớc ngân sách cấp xã nhằm tăng nguồn thu, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các khoản chi là hết sức cần thiết không chỉ đối với một tỉnh nhƣ Hà Tĩnh, mà với cả đất nƣớc.

Trong những năm qua, Hà Tĩnh đã có nhiều cố gắng trong việc quản lý ngân sách nhà nƣớc cấp xã. Đó là việc thực hiện nghiêm túc Luật ngân sách và các quy định khác của Chính phủ, Bộ Tài chính; là việc không ngừng mở rộng nguồn thu và sử dụng các nguồn chi theo hƣớng tiết kiệm, hiệu quả. Nhờ đó, chính quyền cấp xã ở Hà Tĩnh không ngừng lớn mạnh, về cơ bản đã hoàn thành đƣợc các chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phƣơng.

Bên cạnh đó, việc quản lý ngân sách nhà nƣớc cấp xã vẫn còn không ít hạn chế, khuyết điểm. Đó là năng lực cán bộ, năng lực bộ máy quản lý ngân sách cấp xã chƣa theo kịp yêu cầu; việc xây dựng, thực hiện dự toán ngân sách cấp xã còn nhiều hạn chế; hoạt động kiểm tra, kiểm soát chƣa thật sự hiệu quả… Đặc biệt là hoạt động thu, chi ngân sách cấp xã vẫn chƣa thật sự công khai, minh bạch. Do đó, những tiêu cực trong hoạt động thu, chi ngân sách nhà nƣớc cấp xã còn.

Trong bối cảnh mới của thế giới, đất nƣớc và địa phƣơng, quản lý ngân sách nhà nƣớc cấp xã ở Hà Tĩnh cần đƣợc quan tâm hơn nữa. Việc thực hiện 3 quan điểm và 6 giải pháp mang tính cấp bách. Với những thành tựu, kinh nghiệm trong quản lý ngân sách nhà nƣớc cấp xã trên địa bàn Hà Tĩnh những năm qua, chúng ta hoàn toàn tin tƣởng Hà Tĩnh sẽ làm tốt hơn nữa vấn đề này trong những năm tới.

82

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính (1999), Thông tư số 85/1999/TT-BTC ngày 7/7/1999 hướng dẫn thực hiện "Quy chế tổ chức huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để XDCSHT của các xã, thị trấn" ban hành kèm theo Nghị định số 24/1999/NĐ-CP ngày 16/4/1999 của Chính phủ, Hà Nội.

2. Bộ Tài chính (2003), Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của

Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ- CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN.

3. Bộ Tài chính (2003), Thông tư số 60/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của

Bộ Tài chính quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn, Hà Nội.

4. Bộ Tài chính (2005), Quyết định số 94/2005/QĐ-BTC ngày 12/12/2005

của Bộ trưởng Bộ tài chính về việc ban hành “Chế độ kế toán ngân sách và tài chính xã”, Hà Nội.

5. Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính (2009), Thông tư số 90/2009/TTLT-BNV- BTC ngày 6/5/2009 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về lĩnh vực tài chính thuộc UBND cấp tỉnh và cấp huyện, Hà Nội.

6. Nguyễn Quốc Chiến (2012), Quản lý chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Lâm Đồng, luận văn thạc sỹ ngành Tài chính – Ngân hàng, Trƣờng Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.

83

7. Chính Phủ (1999), Nghị định số 24/1999/NĐ-CP ngày 16/4/1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế tổ chức huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng của các xã, thị trấn, Hà Nội.

8. Chính Phủ (2003), Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước, Hà Nội.

9. Chính Phủ (2003), Nghị định số 73/2003/NĐ-CP ngày 23/6/2003 của Chính phủ ban hành Quy chế xem xét, quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương,

Hà Nội.

10. Chính Phủ (2003), Nghị định số 79/2003/NĐ-CP ngày 7/7/2003 của Chính Phủ ban hành quy chế thực hiện dân chủ ở xã, Hà Nội.

11. Chính Phủ (2003), Nghị định số 121/NĐ-CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn, Hà Nội.

12. Chính Phủ (2007), Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 24/2007/CT- TTg ngày 01/11/2007 tăng cường chấn chỉnh việc thực hiện các quy định của pháp luật về phí, lệ phí, chính sách huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân, Hà Nội.

13. Chính Phủ (2009), Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của

Một phần của tài liệu luận văn Quản lý Ngân sách cấp xã ở Hà Tĩnh (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)