Dự toán thu-chi

Một phần của tài liệu luận văn Quản lý Ngân sách cấp xã ở Hà Tĩnh (Trang 52)

Cơ sở pháp lý để lập dự toán ngân sách cấp xã: Thông tƣ số 60/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003, theo đó trình tự lập dự toán đƣợc thực hiện nhƣ sau:

Đầu quý III hàng năm, Phòng TC - KH cấp huyện và Bộ phận Tài chính kế toán cấp xã trao đổi về khả năng thu và nhu cầu chi của cấp xã để có sự thống nhất cho phù hợp với định hƣớng chung của cấp huyện. Trên cơ sở đó Bộ phận Tài chính kế toán cấp xã hƣớng dẫn các ban ngành, đoàn thể cấp xã lập dự toán thu, chi cho năm ngân sách kế tiếp đối với từng bộ phận dự toán trực thuộc. Dựa vào các căn cứ lập dự toán ngân sách cấp xã theo quy định, Bộ phận Tài chính kế toán cấp xã tổng hợp dự toán thu, chi ngân sách cấp xã báo cáo UBND cấp xã trình HĐND cấp xã xem xét phê duyệt và gửi Phòng TC - KH cấp huyện.

Căn cứ dự toán ngân sách cấp xã đƣợc gửi lên, Phòng TC - KH tổng hợp xây dựng dự toán cấp huyện và gởi Sở Tài chính.

Khi nhận đƣợc số tạm giao dự toán ngân sách năm sau của cấp tỉnh; Phòng TC - KH tham mƣu cho UBND cấp huyện dự kiến phân bổ dự toán cho cấp xã và các đơn vị trực thuộc để làm cơ sở tạm giao dự toán thu, chi ngân sách cho từng xã. Trên cơ sở dự toán tạm giao, UBND cấp xã phải bố trí dự phòng ngân sách từ 3%- 5% tổng kinh phí đƣợc giao. Khi nhận đƣợc quyết định giao dự toán của UBND cấp tỉnh, Phòng TC - KH sẽ xem xét và trình UBND cấp huyện giao dự toán chính thức cho cấp xã. Quyết định giao dự toán này làm cho UBND cấp huyện, cấp xã phải tiến hành điều chỉnh dự toán (nếu có sai lệch với dự toán tạm giao trƣớc đây). Quyết định phân bổ dự toán ngân sách cấp xã đƣợc thông báo nơi trụ sở xã cho nhân dân trong xã biết.

46

2.2.2.1. Dự toán thu ngân sách ở các xã trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Tổng nguồn thu ngân sách xã qua các năm đều đạt và vƣợt dự toán với tỷ lệ cao, quy mô năm sau cao hơn năm trƣớc. Các khoản thu ảnh hƣởng đến khả năng cân đối chi ngân sách thƣờng xuyên của xã cũng đều vƣợt dự toán nhƣ nguồn thu từ thu, phí và lệ phí; thu từ quỹ đất công ích và đất công; thu khác ngân sách xã.... tạo điều kiện cho xã có thêm nguồn kinh phí để thực hiện các chính sách mới phát sinh, các nhiệm vụ chƣa có nguồn để bố trí trong dự toán đâu năm. Các khoản thu cân đối cho chi đầu tƣ phát triển nhƣ thu đóng góp của nhân dân, thu tiền sử dụng đất cũng vƣợt dự toán với tỷ lệ cao, tạo nguồn vốn cho cấp xã thực hiện đầu tƣ phát triển, nâng cao kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tại địa phƣơng (xem Bảng 2.3).

Cơ cấu nguồn thu của ngân sách xã chủ yếu vẫn là dựa vào nguồn thu bổ sung từ ngân sách cấp trên, hàng năm chiếm từ 51% đến 59%. Nguồn thu ngân sách nhà nƣớc phân cấp cho ngân sách xã để cân đối chi thƣờng xuyên chỉ chiếm từ 14% đến 15%; nguồn thu tạo nguồn vốn để chi đầu tƣ phát triển chiếm từ 20% đến 25%, điều đó thể hiện trình độ phát triển kinh tế và sự phụ thuộc vào ngân sách cấp trên của ngân sách xã (xem Bảng 2.4).

47

Bảng 2.3. Kết quả thực hiện thu ngân sách xã trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, 2008-2012

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Dự toán Quyết toán So sánh (%) Dự toán Quyết toán So sánh (%) Dự toán Quyết toán So sánh (%) Dự toán Quyết toán So sánh (%) Dự toán Quyết toán So sánh (%) 1. Các khoản thu NSNN phân cấp cho ngân sách xã 152.063 247.566 163 189.894 339.524 179 220.309 350.463 159 265.601 466.224 176 425.887 519.582 122 Trong đó: - Thuế, phí và lệ phí 66.520 69.347 104 70.604 78.393 111 83.899 112.410 134 108.300 148.717 137 157.305 166.971 106

- Thu từ quỹ đất công

ích và đất công 5.762 16.753 291 8.132 55.283 680 14.850 17.437 117 19.051 29.138 153 22.031 24.227 110

- Thu đóng góp của

nhân dân 0 47.634 0 49.610 0 31.623

0 100.924 100.000 119.270 119

48

Nguồn số liệu Sở Tài chính: Báo cáo quyết toán ngân sách tỉnh Hà Tĩnh từ 2008-2012

- Thu khác ngân sách 7.338 10.792 147 6.068 13.727 226 6.300 17.283 274 18.900 21.355 113 20.541 21.623 111

2. Thu kết dƣ ngân

sách năm trƣớc 0 7.057 0 6.315 0 11.269 0 18.960 0 18.762

3. Thu chuyển nguồn

ngân sách năm trƣớc 0 31.161 0 45.974 0 85.468 0 256.059 0 205.616

4. Thu bổ sung từ

ngân sách cấp trên 226.298 431.501 191 275.394 562.770 204 286.226 467.673 163 431.715 1.070.043 249 547.897 1.512.196 276

49

Bảng 2.4. Kết quả quyết toán ngân sách tỉnh Hà Tĩnh, 2008-2012

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Quyết toán Tỷ trọng (%) Quyết toán Tỷ trọng (%) Quyết toán Tỷ trọng (%) Quyết toán Tỉ trọng (%) Quyết toán Tỷ trọng (%)

1. Các khoản thu NSNN phân cấp cho

ngân sách xã 247.566 35 339.524 36 350.463 38 466.224 26 518.279 23

Trong đó:

- Thuế, phí và lệ phí 69.347 10 78.393 8 112.410 12 148.717 8 166.971 8

- Thu từ quỹ đất công ích và đất công 16.753 2 55.283 6 17.437 2 29.138 2 24.227 1

- Thu đóng góp của nhân dân 47.634 7 49.610 5 31.623 3 100.924 6 119.270 5

- Tiền sử dụng đất 103.040 14 142.511 15 171.710 19 166.090 9 186.188 8

- Thu khác ngân sách 10.792 2 13.727 1 17.283 2 21.355 1 21.623 1

2. Thu kết dƣ ngân sách năm trƣớc 7.057 1 6.315 1 11.269 1 18.960 1 18.762 1

3. Thu chuyển nguồn ngân sách năm

50

Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Quyết toán Tỷ trọng (%) Quyết toán Tỷ trọng (%) Quyết toán Tỷ trọng (%) Quyết toán Tỉ trọng (%) Quyết toán Tỷ trọng (%)

4. Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên 431.501 60 562.770 59 467.673 51 1.070.043 59 1.512.196 67

Tổng cộng 717.285 100 954.584 100 914.873 100 1.811.286 100 2.254.853 100

51

2.2.2.2. Dự toán chi ngân sách ở các xã trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Việc thực hiện cân đối giữa dự toán thu ngân sách và chi ngân sách thu đƣợc của các xã trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh nhìn chung vẫn còn rất nhiều những hạn chế, việc thiếu cái nhìn có tầm chiến lƣợc, thiếu chiều sâu để xây dựng dự toán hàng năm cũng nhƣ từng giai đoạn đã dẫn đến việc phát huy chƣa tốt hiệu quả nguồn thu; ngoài nhiệm vụ chi thƣờng xuyên thì các khoản chi khác liên quan đến ngân sách vẫn còn bị động, dẫn đến không đảm bảo cân đối thu chi vẫn còn xảy ra. Tổng chi ngân sách xã trong những năm qua đều vƣợt dự toán đƣợc giao, với quy mô năm sau cao hơn năm trƣớc (xem Bảng 2.5), đó là do Uỷ ban nhân dân cấp xã sử dụng nguồn tăng thu ngân sách hàng năm của ngân sách xã từ các khoản thuế, phí và lệ phí, nguồn thu đóng góp của nhân dân và nguồn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên để bố trí và thực hiện nhiệm vụ chi.

Tình hình thực hiện cụ thể của một số nội dung chi ngân sách xã trong thời gian qua nhƣ sau:

- Chi đầu tƣ phát triển: Chi đầu tƣ phát triển của xã bao gồm các khoản chi đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từ nguồn thu đóng góp của nhân dân, nguồn thu tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp và nguồn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên. Trong những năm gần đây, chi đầu tƣ phát triển của ngân sách xã luôn vƣợt dự toán đƣợc giao với tỷ lệ cao, quy mô năm sau cao hơn năm trƣớc, chiếm tỷ trọng tƣơng đối cao trong tổng chi ngân sách xã, nguyên nhân chủ yếu là do xã bố trí đầu tƣ xây dựng từ nguồn thu đóng góp của nhân dân, nguồn tăng thu tiền cấp quyền sử dụng đất và nguồn hỗ trợ từ ngân sách cấp trên chƣa có trong dự toán đƣợc giao.

- Chi thƣờng xuyên: Chi thƣờng xuyên ngân sách xã bao gồm các khoản chi về lƣơng, phụ cấp của bộ máy quản lý ngân sách xã; các khoản trợ cấp thƣờng xuyên và đột xuất cho cán bộ hƣu xã, các đối tƣợng bảo trợ xã hội, ngƣời có công với cách mạng và xã hội.... ; các khoản chi cho giáo dục, y tế, quốc phòng, an ninh trật tự và các khoản chi khác thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách xã.

52

Nguyên nhân chủ yếu là do xã bố trí và thực hiện nhiệm vụ chi thƣờng xuyên ngân sách xã từ nguồn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên, nguồn tăng thu ngân sách xã để thực hiện các nhiệm vụ phát sinh ngoài dự toán.

53

Bảng 2.5. Kết quả thực hiện chi ngân sách xã trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, 2008-2012

Đơn vị: Triệu đồng

Chi tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Dự toán Quyết toán So sánh (%) Dự toán Quyết toán So sánh (%) Dự toán Quyết toán So sánh (%) Dự toán Quyết toán So sánh (%) Dự toán Quyết toán So sánh (%)

1. Chi đầu tƣ phát triển 73.254 223.218 305 105.090 267.655 255 115.260 398.694 346 134.792 456.144 338 283.480 582.600 206

2. Chi thƣờng xuyên 298.955 441.758 148 352.098 590.123 168 381.691 715.509 187 547.169 967.276 177 659.958 1.336.462 203

3. Dự phòng ngân sách 6.145 8.093 9.584 16.355. 17.988

4. Chi chuyển nguồn

ngân sách 0 45.974 85.468 164.933 205.617 134.842

5. Chi nộp ngân sách

cấp trên 0 20 69 205 707

Tổng cộng 378.354 710.970 188 465.281 943.315 203 506.535 1.279.136 253 698.316 1.629.242 233 961.426 2.054.611 214

54

Từ trình tự lập dự toán ngân sách cấp xã nêu trên cho thấy: về thực chất sự phân bổ dự toán giữa cấp tỉnh và cấp huyện, giữa cấp huyện và cấp xã là một quá trình thỏa hiệp về nguồn thu, số thu và thƣơng lƣợng về nhiệm vụ chi. Ngân sách cấp xã thƣờng xây dựng dự toán theo khả năng tối thiểu và xây dựng dự toán chi theo yêu cầu tối đa để tăng nguồn, hƣớng giao chỉ tiêu thu để ngân sách cấp xã phấn đấu thực hiện, đồng thời đảm bảo chi tiêu theo định mức thống nhất. Từ đó dẫn đến tình trạng chƣa tích cực trong khâu xây dựng dự toán thu, chi ngân sách cấp xã.

Mặt khác, có thể thấy chất lƣợng dự toán thƣờng đi đôi với trình độ của cán bộ tài chính cấp xã. Việc lập dự toán thu, chi ngân sách cấp xã còn mang nặng tính hình thức, không thực tế và không khả thi; khâu lập dự toán từ cơ sở chƣa đƣợc coi trọng, phần lớn còn mang tính áp đặt từ trên xuống, làm cho cấp xã không tự chủ đƣợc trong quá trình lập dự toán ngân sách của mình.

Một phần của tài liệu luận văn Quản lý Ngân sách cấp xã ở Hà Tĩnh (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)