Chấp hành ngân sách

Một phần của tài liệu luận văn Quản lý Ngân sách cấp xã ở Hà Tĩnh (Trang 61)

Việc chấp hành ngân sách đƣợc Sở Tài chính, Phòng Tài chính huyện và các cấp chính quyền địa phƣơng quan tâm, hƣớng dẫn, đôn đốc thực hiện nghiêm túc, góp phần tăng cƣờng công tác quản lý, sử dụng tài chính, ngân sách nói chung và tài chính xã nói riêng.

2.2.3.1. Quản lý thực hiện thu ngân sách xã

Việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho cấp xã theo Luật ngân sách Nhà nƣớc năm 2002 đã tạo điều kiện cho cấp xã khai thác nguồn thu. Kết quả tổng thu ngân sách cấp xã trong toàn tỉnh năm sau cao hơn năm trƣớc, tốc độ bình quân trong 6 năm tăng hơn 10%/năm và ở mức 6 - 9% tổng thu ngân sách Nhà nƣớc trên địa bàn toàn tỉnh; các khoản thu ngân sách cấp xã hƣởng 100% tăng bình quân 6 - 9%/năm và chiếm 19 - 24% tổng thu ngân sách cấp xã; các khoản thu điều tiết tăng bình quân 25 - 33%/năm và chiếm từ 14-16,5% so tổng thu ngân sách cấp xã; các nguồn thu sung từ ngân sách cấp trên tăng hàng năm (Xem bảng 2.3)

55

Kết quả trên cho thấy thu ngân sách cấp xã đã có chuyển biến tích cực trong đoạn 2008 - 2012; đặc biệt trong giai đoạn 2009- 2012 thực hiện phân cấp ngân sách trong thời kỳ đầu ổn định đã nâng tỷ trọng các khoản thu phân chia theo tỷ lệ điều tiết chiếm khoảng 15% thu ngân sách cấp xã hàng năm trong giai đoạn 2005 - 2008 lên 33% thu ngân sách cấp xã hàng năm trong giai đoạn 2009 - 2012.

Tổng thu NSX Thu trợ cấp. Thu NSX hƣởng 100% Thu phân chia theo tỷ lệ % nguồn thu ở các xã, thị trấn chủ yếu là thu phí, lệ phí, thu thuế nhà đất, chuyển quyền sử dụng đất, thuế môn bài (bậc 1-3), lệ phí trƣớc bạ nhà, đất; nguồn thu của các phƣờng thì chủ yếu từ thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp. Nhìn chung thu trợ cấp từ ngân sách cấp trên vẫn là khoản thu chủ yếu của ngân sách cấp xã tại Hà Tĩnh; điều này đặt ra nhiều vấn đề cần quan tâm hơn về cơ chế, chính sách, về đầu tƣ để tăng dần tỷ lệ các xã tự cân đối ngân sách và giảm dần số nhận trợ cấp từ ngân sách cấp trên (đối với các xã chƣa cân đối đƣợc ngân sách).

Đánh giá cụ thể thực trạng thu ngân sách cấp xã theo các lĩnh vực như sau: - Thu ngân sách cấp xã hưởng 100%: Về nguyên tắc thì nguồn thu ngân sách cấp xã hƣởng 100% phải giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu thu ngân sách cấp xã và đảm bảo đƣợc nhiệm vụ chi của xã, đặc biệt là phải đáp ứng đƣợc nhu cầu chi thƣờng xuyên. Tuy nhiên cho đến nay; mặc dù Luật Ngân sách Nhà nƣớc năm 2002 đã quy định cho HĐND cấp tỉnh đƣợc quyền thực hiện phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho các cấp chính quyền địa phƣơng để tạo quyền chủ động trong điều hành ngân sách của các cấp, đặc biệt là cấp xã; những nguồn thu này mới chỉ chiếm một con số khá khiêm tốn và mới chỉ đáp ứng đƣợc 1/3 nhu cầu chi thƣờng xuyên.

- Thu phân chia theo tỷ lệ điều tiết: Đối với các khoản thu phân chia theo tỷ lệ điều tiết (%) giữa ngân sách tỉnh, cấp huyện và cấp xã thì đối với các khoản thu thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất, thuế môn bài (bậc 1-3), lệ phí trƣớc bạ nhà đất đƣợc áp dụng chung một tỷ lệ ngân sách cấp huyện 30%; ngân sách xã, thị trấn 70%. Riêng thuế giá trị gia tăng và thu nhập

56

doanh nghiệp thuộc lĩnh vực ngoài quốc doanh do Chi Cục Thuế cấp huyện quản lý thực hiện điều tiết ở ba cấp ngân sách tỉnh, cấp huyện và phƣờng.

- Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên: Các khoản thu bổ sung từ ngân sách cấp trên đƣợc xác định trên cơ sở chênh lệch giữa dự toán chi đƣợc giao và dự toán thu đƣợc phân cấp. Tại Hà Tĩnh nguồn thu bổ sung cho ngân sách cấp xã đƣợc cấp theo quý và thực hiện trƣớc ngày 15 tháng đầu của quý. Ngoài ra, tuỳ tình hình thực tế của từng quý hoặc tháng trong năm, theo đề nghị của xã, Phòng TC - KH có thể tăng mức bổ sung cho ngân sách cấp xã vào từng thời điểm trong phạm vi tổng mức bổ sung theo dự toán đƣợc giao từ đầu năm. Hiện nay, tại Hà Tĩnh thu của ngân sách cấp xã hầu nhƣ phụ thuộc vào ngân sách của cấp trên bổ sung và tỷ trọng khoản thu này có chiều hƣớng gia tăng qua các năm trong giai đoạn 2008 - 2012. Từ đó cho thấy ngân sách cấp xã vẫn còn nặng là một đơn vị thụ hƣởng ngân sách nhiều hơn là một cấp ngân sách thực thụ.

Qua đó, có thể thây đƣợc một số vấn đề tồn tại cần phải chấn chỉnh nhƣ: - Chƣa “tận thu” đƣợc nguồn thu cho ngân sách.

- Tình trạng hạch toán sai bản chất nguồn thu, “bẻ” nguồn thu để hoàn thành chỉ tiêu giao thu vẫn còn diễn ra.

- Việc huy động nguồn thu đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng còn mang tính hình thức, còn gắn việc đóng góp tự nguyện với cung cấp dịch vụ công; việc huy động, quản lý và sử dụng nguồn huy động chƣa đúng theo quy định của Chính Phủ.

- Thực hiện tọa thu, tọa chi nguồn thu của ngân sách.

2.2.3.2. Quản lý, điều hành chi ngân sách xã

Chi ngân sách cấp xã trong 6 năm tăng từ năm 2008; 943.315 triệu đồng năm 2009; 1.279.136 triệu đồng năm 2010; năm 2011 là 1.811.268 triệu đồng và năm 2012 là 2.054.611 triệu đồng. Nhƣ vậy, chi ngân sách xã hàng năm đều tăng với tỉ trọng khá lớn. Trong đó, chi thƣờng xuyên tăng bình quân 27%/năm và chiếm tỷ

57

trọng khoảng 68% tổng chi ngân sách cấp xã; chi đầu tƣ phát triển tăng bình quân khoảng 35%/năm và chiếm tỷ trọng 30,8% tổng chi ngân sách cấp xã. Qua số liệu cho thấy tuy chi đầu tƣ phát triển chiếm tỷ trọng thấp trong tổng chi ngân sách cấp xã nhƣng tốc độ tăng chi đầu tƣ phát triển qua các năm đều lớn hơn tốc độ tăng chi thƣờng xuyên qua các năm.

Chi thường xuyên: Cơ cấu chi thƣờng xuyên bao gồm: chi sự nghiệp kinh tế; chi sự nghiệp giáo dục; chi sự nghiệp y tế; chi sự nghiệp văn hóa, thông tin; chi sự nghiệp thể dục thể thao; chi sự nghiệp xã hội; chi quản lý nhà nƣớc, Đảng, Đoàn thể; chi an ninh, quốc phòng và chi khác.Trong cơ cấu chi thƣờng xuyên thì các khoản chi quản lý nhà nƣớc, Đảng, Đoàn thể chiếm tỷ trọng cao nhất và là nhiệm vụ chi quan trọng nhất; nội dung chi này thƣờng chiếm tỷ trọng bình quân gần 67% tổng số chi ngân sách cấp xã. Các khoản chi sự nghiệp đối với ngân sách cấp xã chỉ mang tính chất hỗ trợ hoạt động và chiếm tỷ trọng bình quân 18%, chi khác chiếm tỷ trọng bình quân 15% tổng chi ngân sách cấp xã.

- Chi đầu tư phát triển: Cơ cấu chi đầu tƣ phát triển bao gồm 2 khoản chi: chi mua sắm, sửa chữa lớn và chi đầu tƣ XDCB nhƣ xây dựng trụ sở xã, trƣờng mẫu giáo, trạm y tế, chợ, các công trình phúc lợi. Trong đó, số chi dành cho đầu tƣ XDCB chiếm khoảng 70%, phần còn lại 30% dùng cho mua sắm, trang bị tài sản cho UBND cấp xã. Chi đầu tƣ phát triển hàng năm thƣờng không đạt dự toán mặc dù tổng chi ngân sách cấp xã cả năm lại vƣợt dự toán. Điều này cho thấy trong điều hành ngân sách, cấp xã thƣờng chú trọng đến chi thƣờng xuyên hơn xuất phát từ một số nguyên nhân sau: do số thu của ngân sách cấp xã thƣờng không lớn nên cần tập trung giải quyết cho chi thƣờng xuyên; do tƣ tƣởng ỷ lại vào ngân sách cấp trên còn khá phổ biến nên cấp xã chƣa tích cực khai thác nguồn thu để chủ động cân đối chi đầu tƣ phát triển trên địa bàn.

Nhƣ vậy, có thể thấy đƣợc một số vấn đề tồn tại cần phai khắc phục nhƣ: - Chi ngân sách xã chủ yếu vẫn theo nhu cầu thực tế phát sinh, chƣa bám sát dự toán ngân sách đã đƣợc HĐND cấp xã quyết định.

58

- Việc sử dụng nguồn tăng thu, dự phòng ngân sách và thực hiện chi chuyển nguồn sang năm sau không thực hiện đúng quy trình, thủ tục quy định.

- Sử dụng nguồn thu tiền sử dụng đất để chi thƣờng xuyên, trái với Nghị quyết của Quốc Hội và quy định của Bộ Tài chính.

- Thực hiện vay nợ cá nhân để phục vụ chi hoạt động thƣờng xuyên.

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, công tác triển khai thực hiện các chính sách, quy định của cơ quan Nhà nƣớc vẫn còn một số hạn chế, gây nhƣ: Việc tập huấn, đào tạo nâng cao trình quản lý tài chính xã chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, đào tạo thiếu đối tƣợng; việc hƣớng dẫn thực hiện một số chính sách, quy định mới còn chậm, chất lƣợng hƣớng dẫn chƣa cao, chƣa cụ thể hoá theo điều kiện áp dụng ở cấp xã, gây không ít khó khăn trong triển khai thực hiện ở cơ sở.

Một phần của tài liệu luận văn Quản lý Ngân sách cấp xã ở Hà Tĩnh (Trang 61)