Thành tựu

Một phần của tài liệu luận văn Quản lý Ngân sách cấp xã ở Hà Tĩnh (Trang 67)

Giai đoạn 2008 - 2012 là giai đoạn các cấp ngân sách nói chung, cấp xã nói riêng triển khai thực hiện lập, chấp hành và quyết toán ngân sách theo quy định của Luật NSNN số 01/2002/QH KXI ngày 16/12/2002. Qua đó công tác quản lý ngân sách cấp xã đã đạt đƣợc những kết quả nhất định, đóng góp quan trọng vào công tác quản lý hoạt động kinh tế - xã hội của chính quyền cơ sở. Để có đƣợc những chuyển biến tích cực trong công tác quản lý ngân sách ở cấp xã chính là việc có sự thống nhất trong công tác ban hành kịp thời một số văn bản hƣớng dẫn chi tiết đối với hoạt động quản lý ngân sách nhƣ:

Bộ Tài chính đã ban hành các văn bản hƣớng dẫn thực hiện công tác quản lý ngân sách cấp xã tƣơng đối hoàn chỉnh từ quy định công tác xây dựng dự toán ngân sách, việc quản lý, cấp phát và hƣớng dẫn công tác hạch toán kế toán ngân sách cấp xã. Hệ thống văn bản đƣợc ban hành đã xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong công tác quản lý tài chính xã, tạo cơ sở pháp lý quan trọng để quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả mọi khoản thu, khoản chi và các khoản huy động, đóng góp của nhân dân, tăng cƣờng trách nhiệm kiểm tra, giám sát của các ngành, các cấp; nâng cao vai trò và vị trí của công tác quản lý tài chính - ngân sách cấp xã.

Bên cạnh đó, việc quy định HĐND tỉnh là cơ quan quyết định nội dung phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách địa phƣơng chính là cơ sở để các cấp chính quyền cấp xã chủ động nguồn tài chính phát triển kinh tế - xã hội, chính trị, bảo đảm an ninh quốc phòng trên địa bàn.

Đơn vị địa phƣơng cấp xã là cấp ngân sách thấp nhất trong hệ thống ngân sách bốn cấp ở nƣớc ta, trong hơn 6 năm qua ngân sách cấp xã ở tỉnh Hà Tĩnh đã phát huy nhiều ƣu điểm và đóng góp một vai trò hết sức quan trọng trong việc huy động nguồn thu và thực hiện nhiệm vụ chi cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở địa phƣơng, từng bƣớc giảm sự cách biệt giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn.

61

Việc thực hiện tốt các văn bản hƣớng dẫn của Bộ Tài chính và các cấp từ Trung ƣơng đến địa phƣơng nên trong những năm gần đây, công tác quản lý ngân sách cấp xã ngày càng đƣợc củng cố và chặt chẽ hơn, mọi khoản thu, chi ngân sách cấp xã đều đƣợc phản ánh qua Kho Bạc Nhà nƣớc tại cơ sở theo đúng trình tự và thủ tục quy định, góp phần hạn chế và ngăn ngừa những biểu hiện tiêu cực, tạo ra tƣ duy và cách làm khoa học cho đội ngũ kế toán ngân sách và tài chính xã. Chính điều đó đã góp phần làm cho việc thực hiện hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán từng bƣớc đƣợc chuẩn mực hoá từ ghi chép sổ sách đến biểu mẫu kế toán ngày càng hoàn thiện hơn, buộc kế toán ngân sách và tài chính xã phải kịp thời nắm bắt, nâng cao trình độ để đáp ứng đƣợc yêu cầu của công việc. Bên cạnh đó, công tác kế toán và quản lý ngân sách đã từng bƣớc đƣợc tin học hóa. Hiện nay, hầu hết các xã đều đã đƣa tin học ứng dụng vào quá trình quản lý ngân sách góp phần vào việc theo dõi, quản lý ngân sách cấp xã kịp thời hơn.

Trong những năm gần đây, tỉnh đã chú trọng hơn đến công tác đào tạo cán bộ cơ sở cấp xã, kế toán ngân sách và tài chính xã; tổ chức các lớp tập huấn chuyên môn nghiệp vụ ngắn hạn và dài hạn với sự hƣớng dẫn của các chuyên gia đầu ngành của Trung ƣơng, cán bộ ngành Tài chính của tỉnh đã góp phần nâng cao trình độ của đội ngũ làm công tác tài chính ở các xã đƣợc nâng lên rất nhiều so với những năm trƣớc đây.

Hoạt động kiểm tra, kiểm soát cũng đã góp phần đáng kể làm tăng nguồn thu, hạn chế chi không đúng quy định, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài chính cấp xã.

Một phần của tài liệu luận văn Quản lý Ngân sách cấp xã ở Hà Tĩnh (Trang 67)