Kinh nghiệm của Quảng Bình, Nghệ An, Ninh Bình trong quản lý ngân

Một phần của tài liệu luận văn Quản lý Ngân sách cấp xã ở Hà Tĩnh (Trang 35)

định mức và chế độ quản lý, sử dụng phƣơng tiện đi lại; tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phƣơng tiện làm việc; tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc tại cơ quan; chế độ sử dụng lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, đào tạo, đào tạo lại, bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề, tiền lƣơng, tiền thƣởng, khấu trừ tiền lƣơng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế cho ngƣời lao động; các chế độ, chính sách đãi ngộ khác đối với cán bộ, công chức, viên chức (trừ các chế độ, chính sách thuộc danh mục bí mật nhà nƣớc). Chính sách đãi ngộ sẽ tác động mạnh mẽ đến hoạt động của con ngƣời, là động lực thúc đẩy tính tích cực, khả năng sáng tạo, nhiệt tình, trách nhiệm của mỗi con ngƣời, góp phần ổn định, phát triển.

Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý ngân sách Nhà nƣớc nói chung và ngân sách xã nói riêng là những ngƣời trực tiếp gánh vác trách nhiệm nặng nề, phải vừa đảm nhận công tác tuyên truyền vận động vừa là ngƣời trực tiếp thu ngân sách ở địa phƣơng. Nhƣ vậy, việc tổ chức nhân dân thực hiện chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về đóng nộp ngân sách góp phần ổn định nguồn thu cho địa phƣơng. Vậy nên việc thực hiện chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ này không chỉ áp dụng chính sách của Trung ƣơng mà còn là cả sự vận dụng chính sách của địa phƣơng cả về vật chất và tinh thần để động viên tinh thần nhằm tạo ra động lực làm việc của đội ngũ là công tác quản lý ngân sách ở các xã.

1.5. Kinh nghiệm của một số tỉnh và bài học kinh nghiệm cho Hà Tĩnh trong việc quản lý ngân sách cấp xã việc quản lý ngân sách cấp xã

1.5.2. Kinh nghiệm của Quảng Bình, Nghệ An, Ninh Bình trong quản lý ngân sách xã sách xã

Đối với hoạt dộng quản lý ngân sách ở một số địa phƣơng đƣợc thực hiện tốt, qua đó đã giúp địa phƣơng không ngừng tăng thu ngân sách, cân đối thu chi và

29

đảm bảo đúng các quy định của pháp luật. Trong đó, tỉnh Quảng Bình đƣợc xem là một trong số những tỉnh làm tốt công tác quản lý ngân sách địa phƣơng. Theo số liệu báo cáo quyết toán của tỉnh Quảng Bình, Nghệ An, Ninh Bình thì trong 3 năm từ 2010 đến 2012 cho thấy việc quản lý ngân sách xã đƣợc thực hiện khá tốt với một số nội dung ơ bản đƣợc áp dụng nhƣ:

- Xây dựng, lập dự toán ngân sách phải chính xác, chi tiết, không để xảy ra thâm hụt. Lập dự toán là khâu đầu tiên của quá trình quản lý Ngân sách, chất lƣợng quản lý Ngân sách phụ thuộc khâu lập dự toán. Lập dự toán là việc lên kế hoạch thu, chi Ngân sách cho năm Ngân sách tới, toàn bộ các dự kiến về các khoản thu (thuế, phí, viện trợ ...) và các khoản chi (thƣờng xuyên, phát triển ...) đều đƣợc định hình rõ nét - Đó là yêu cầu cơ bản mà khâu lập dự toán cần phải đạt đƣợc. Với tƣ cách là khâu mở đầu, lập dự toán có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc quản lý Ngân sách cũng nhƣ làm cho Ngân sách có tính ổn định, an toàn và hiệu quả. Xây dựng dự toán Ngân sách đƣợc tổ chức ở cấp cơ sở từ tổ, thôn, xóm, đến xã; không trạng bỏ sót nguồn thu, quên nhiệm vụ chi.

- Bộ phận quản lý Ngân sách thƣờng xuyên đôn đốc các doanh nghiệp căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị dự kiến các khoản phải nộp, số thuế giá trị gia tăng đƣợc hoàn lại gửi cơ quan thuế và cơ quan đƣợc giao nhiệm vụ thu. Dự toán chi từ nguồn kinh phí uỷ quyền. Sau khi dự toán Ngân sách đƣợc lập xong phải gửi lên cơ quan có thẩm quyên quyết định.

- Trong dự toán thu ngân sách hàng năm phái căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng, căn cứ vào các chính sách thuế hiện hành của Nhà nƣớc, khung xây dựng kế hoạch và hƣớng dẫn lập dự toán ngân sách của cấp trên hàng năm, và định hƣớng, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng mà lập dự toán ngân sách một cách khoa học, chính xác nhất, nhằm huy động thuế và phí một cách tốt nhất vào ngân sách Nhà nƣớc.

- Các đội thuế, cán bộ thuế phải phối hợp chặt chẽ với các xã để nắm chắc địa bàn đến từng thôn, khu phố để thống kê đầy đủ các hộ kinh doanh ( cả hộ và

30

doanh thu). Lập sổ bộ thuế đầy đủ, chính xác số hộ kinh doanh cố định và kê khai ( những hộ này thực hiện 3 loại thuế là: Môn bài, thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp và các hộ kinh doanh nhỏ nộp thuế môn bài)…

- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền các chính sách pháp lụât về thuế bằng các hình thức tuyên truyền qua đài phát thanh để các đối tƣợng nộp thuế thấy rõ đƣợc quyền lợi và nghĩa vụ nộp thuế, yên tâm đầu tƣ phát triển sản xuất kinh doanh.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ thuế nắm vững nghiệp vụ chuyên môn, có phẩm chất chính trị tốt, tinh thần trách nhiệm cao, đấu tranh kiên quyết chống các biểu hiện tieu cực trong đội ngũ cán bộ thuế.

- Tăng cƣờng kiểm tra, kiểm soát lại tất cả các nguồn thu chặt chẽ và hiệu quả. Các ngành liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế, kê khai nộp thuế, tình hình nộp thuế trên địa bàn, để có biện pháp đôn đốc, uốn nắn, tháo gỡ khó khăn kịp thời, xử lý mọi vi phạm nợ đọng tiền thuế, đảm bảo thu đúng, thu đủ các khoản thu phát sinh trên địa bàn và các khoản nợ đọng nộp kịp thời vào ngân sách Nhà nƣớc.

- Thực hiện kiểm tra, rà soát lại cơ cấu hộ, số lƣợng hộ kinh doanh nộp thuế khoán ổn định, đảm bảo quản lý đầy đủ 100% số hộ có kinh doanh; định kỳ thực hiện điều chỉnh doanh thu, mức thu thuế bất hợp lý, để đảm bảo phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh, doanh thu và biến động giá cả trên thị trƣờng.

- Thực hiện kiểm tra, rà soát lại quỹ đất của các tổ chức, các hộ gia đình và các cá nhân đƣợc giao đất, cho thuê đất, chuyển quyền sử dụng đất, đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, để nhằm thực hiện thu các khoản thu liên quan đến đất đai theo đúng mức giá quy định.

- Đối với các hộ kinh doanh nhỏ, lƣu động, thời vu: để quản lý tốt việc thu thuế đội thuế cần phối hợp với công an xã, thị trân, quản lý thị trƣờng để kiểm tra đăng ký tạm trú, ngành nghề hàng kinh doanh, kết hợp kiểm tra việc đăng ký nộp thuế.

31

- Tạo dựng, khai thác, phát triển nguồn thu mới trên cơ sở khai thác đƣợc mọi tiềm năng, thế mạnh của địa phƣơng, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và đặc biệt chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông lâm nghiệp nói riêng theo hƣớng phát triển hàng hoá tập trung có giá trị kinh tế cao, tạo thêm ngành nghề mới, từ đó tạo tiền đề tăng thu cho ngân sách.

- Tổ chức quản lý thu một cách khoa học, chính xác, đơn giản dễ hiểu trên cơ sở đổi mới hình thức quản lý hành chính thuế, theo hƣớng đối tƣợng nộp thuế tự kê khai, tự tính thuế, tự nộp thuế và chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật, Nhà nƣớc chỉ kiểm tra, đôn đốc việc nộp thuế; thƣờng xuyên trấn chỉnh, đề cao năng lực, tinh thần trách nhiệm công vụ và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ bộ thu, kế toán thuế và việc sử dụng biên lai, ấn chỉ thuế nhằm ngăn ngừa lợi dụng để trốn lậu thuế.

- Tăng cƣờng hiệu quả chi nganh sách huyện, giám sát giảm thiểu những khoản chi lãng phí, vô ích bằng những biện pháp chuyên môn nghiệp vụ cụ thể trong công tác điều hành quản lý chi Ngân sách Nhà nƣớc theo đúng dự toán đƣợc giao; bám sát các mục chi, đảm bảo chi đúng nhiệm vụ chi, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức hiện hành của Nhà nƣớc. Đối với kinh phí để đầu tƣ xây dựng cơ bản, mua sắm thiết bị, phƣơng tiện làm việc của cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp phải qua đấu thầu hoặc thẩm định giá, thì còn phải tổ chức đấu thầu hoặc thẩm định giá theo quy định hiện hành của Nhà nƣớc.

- Nâng cao vai trò kiểm soát chi qua kho bạc, thực hiện thanh, chi trả các khoản chi Ngân sách Nhà nƣớc căn cứ vào dự toán đƣợc giao, quyết định chi của thủ trƣởng đơn vị sử dụng ngân sách và tính hợp pháp của các tài liệu, chứng từ cần thiết khác theo quy định và có quyền từ chối các khoản chi ngân sách không đủ điều kiện chi theo điều 51 của luật ngân sách.

- Nâng cao chất lƣợng cán bộ, nhân viên, không ngừng đào tạo mới và đào tạo lại nguồn nhân lực quản lý ngân sách. Chế độ quản lý tài chính ngân sách hiện nay luôn đổi mới và ngày càng đƣợc nâng cao; việc cập nhật kiến thức quản lý mới

32

theo hƣớng tiếp cận quản lý tiên tiến ngày càng cao, với trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ nhân viên quản lý ngân sách

Với việc thực hiện các nội dung trên một cách bài bản, có khoa học và đồng bộ trên phạm vi toàn tỉnh đã góp phần nâng cao chất lƣơng quản lý ngân sách xã của Quảng Bình, Nghệ An và Ninh Binh trong những năm gần đây. Không chỉ quản lý tốt thu, chi ngân sách mà còn phát huy đƣợc hiệu quả nguồn thu thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phƣơng, tỷ lệ nguồn thu ngân sách xã hàng năm đều tăng.

Một phần của tài liệu luận văn Quản lý Ngân sách cấp xã ở Hà Tĩnh (Trang 35)