Bài học kinh nghiệm cho Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu luận văn Quản lý Ngân sách cấp xã ở Hà Tĩnh (Trang 39)

Nhƣ vậy, để nâng cao chất lƣợng quản lý ngân sách cấp xã, Hà Tĩnh cần nghiên cứu áp dụng một số nội dung đã đƣợc các tỉnh triển khai và đạt đƣợc kết quả khả quan nhƣ:

- Xây dựng, lập dự toán ngân sách phải chính xác, chi tiết, không để xảy ra thâm hụt.

- Thƣờng xuyên đôn đốc các doanh nghiệp căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị dự kiến các khoản phải nộp, số thuế giá trị gia tăng đƣợc hoàn lại gửi cơ quan thuế và cơ quan đƣợc giao nhiệm vụ thu.

- Dự toán thu ngân sách hàng năm phái căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng, căn cứ vào các chính sách thuế hiện hành của Nhà nƣớc, khung xây dựng kế hoạch và hƣớng dẫn lập dự toán ngân sách của cấp trên hàng năm, và định hƣớng, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng mà lập dự toán ngân sách một cách khoa học, chính xác.

- Cán bộ thuế phải phối hợp chặt chẽ với các xã để nắm chắc địa bàn đến từng thôn, khu phố để thống kê đầy đủ các hộ kinh doanh.

- Thực hiện công tác tuyên truyền các chính sách pháp lụât về thuế bằng các hình thức tuyên truyền qua đài phát thanh để các đối tƣợng nộp thuế thấy rõ đƣợc quyền lợi và nghĩa vụ nộp thuế, yên tâm đầu tƣ phát triển sản xuất kinh doanh.

33

- Xây dựng đội ngũ cán bộ thuế nắm vững nghiệp vụ chuyên môn, có phẩm chất chính trị tốt, tinh thần trách nhiệm cao, đấu tranh kiên quyết chống các biểu hiện tieu cực trong đội ngũ cán bộ thuế, phát hiện tiêu cực phải đƣợc xử lý kịp thời, kiên quyết đƣa ra khỏi ngành.

- Tăng cƣờng kiểm tra, kiểm soát lại tất cả các nguồn thu chặt chẽ và hiệu quả. Các ngành liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế, kê khai nộp thuế, tình hình nộp thuế trên địa bàn, để có biện pháp đôn đốc , uốn nắn, tháo gỡ khó khăn kịp thời, xử lý mọi vi phạm nợ đọng tiền thuế, đảm bảo thu đúng, thu đủ các khoản thu phát sinh trên địa bàn và các khoản nợ đọng nộp kịp thời vào ngân sách Nhà nƣớc.

- Thực hiện kiểm tra, rà soát lại cơ cấu hộ, số lƣợng hộ kinh doanh nộp thuế khoán ổn định, đảm bảo quản lý đầy đủ 100% số hộ có kinh doanh; định kỳ thực hiện điều chỉnh doanh thu, mức thu thuế bất hợp lý, để đảm bảo phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh, doanh thu và biến động giá cả trên thị trƣờng.

- Thực hiện kiểm tra, rà soát lại quỹ đất của các tổ chức, các hộ gia đình và các cá nhân đƣợc giao đất, cho thuê đất, chuyển quyền sử dụng đất, đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, để nhằm thực hiện thu các khoản thu liên quan đến đất đai theo đúng mức giá quy định.

- Đối với các hộ kinh doanh nhỏ, lƣu động, thời vụ: để quản lý tốt việc thu thuế đội thuế cần phối hợp với công an xã, thị trân, quản lý thị trƣờng để kiểm tra đăng ký tạm trú, ngành nghề hàng kinh doanh, kết hợp kiểm tra việc đăng ký nộp thuế.

***

Tài chính cấp xã là một khâu trong hệ thống tài chính quốc gia, có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc trên địa bàn; phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân. Do đó, việc quản lý tốt ngân sách nhà nƣớc cấp xã có ý nghĩa to lớn. Kinh nghiệm của một số tỉnh nhƣ Quảng Bình, Nghệ An, Ninh Bình có ý nghĩa rất quan trọng với tỉnh Hà Tĩnh.

34

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH

2.1. Khái quát về ngân sách cấp xã ở Hà Tĩnh

2.1.1. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến ngân sách cấp xã của Hà Tĩnh

2.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Tỉnh Hà Tĩnh có 12 đơn vị hành chính (gồm 01 thành phố, 01 thị xã và 10 huyện) với 262 xã, phƣờng và thị trấn (Bảng 2.1). Diện tích tự nhiên 5.997 km². Tuy vậy, sự phân chia về mặt diện tích giữ các huyện và số lƣợng các đơn vị hành chính cấp xã cũng chỉ mang tính tƣơng đối, không có sự đồng đều về mặt diện tích dẫn đến những ảnh hƣởng nhất định trong việc quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và thu ngân sách địa phƣơng.

Bảng 2.1: Diện tích tự nhiên của các đơn vị hành chính cấp huyện

Đơn vị Diện tích (km2) Đơn vị Diện tích

(km2)

Thành phố Hà Tĩnh 56 Thị xã Hồng Lĩnh 59

Hƣơng Sơn 1.104 Đức Thọ 202

Vũ Quang 638 Nghi Xuân 220

Can Lộc 301 Hƣơng Khê 1.278

Thạch Hà 355 Cẩm Xuyên 637

Kỳ Anh 1.056 Lộc Hà 119

35 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dân số hơn 1,3 triệu ngƣời, trong đó số ngƣời trong độ tuổi lao động chiếm trên 50%. nhƣng các đơn vị hành chính cấp huyện ở các vùng lân cận trung tâm hành chính tỉnh lỵ và các huyện vùng miền núi, biên giới có sự phân bố dân cƣ không đồng đều giữa dân cƣ sinh sống ở thành thị (thị trấn) và nông thôn có sự chênh lệch khá lớn (Bảng 2.2). Đặc điểm này phần nào thể hiện trình độ phát triển kinh tế xã hội và điều đó cho thấy đƣợc sự không đồng đều trong phân bố nguồn lực lao động trực tiếp sản xuất ra sản phẩm của nền kinh tế nên dẫn đến sự ảnh hƣởng trực tiếp đối với việc thu ngân sách của các địa phƣơng từ cấp huyện đến cấp xã.

Nhƣ vậy, điều kiện tự nhiên về mặt phân bố diện tích và mật độ dân cƣ có tác động, ảnh hƣởng nhất định đến thu ngân sách của địa phƣơng. Qua thống kê về sự phân chia địa giới hành chính và mật độ dân cƣ thành thị và nông thôn của các địa phƣơng cũng đã phản ánh mức độ phát triển kinh tế xã hội ở mỗi địa phƣơng.

Bảng 2.2: Thống kê dân số và phân bố dân cƣ của các đơn vị hành chính cấp huyện

Năm 2004 Năm 2005 Tổng số Thành thị Nông thôn Tổng số Thành thị Nông thôn Tổng số 1286655 141221 1145434 1289058 142487 1146571 Thị xã Hà Tĩnh 78948 40535 38413 77778 39071 38707 Thị xã Hồng Lĩnh 35866 14626 21240 36631 16472 20159

Huyện Hƣơng Sơn 125799 12844 112955 125330 12686 112644

Huyện Đức Thọ 117630 7598 110032 117463 7594 109869

Huyện Vũ Quang 33590 2326 31264 33419 2643 30776

Huyện Nghi Xuân 99478 11185 88293 99765 11579 88186

36

Huyện Hƣơng Khê 106410 7793 98617 106557 7778 98779

Huyện Thạch Hà 182780 8763 174017 183364 8788 174576

Huyện Cẩm xuyên 154562 12879 141683 155425 13084 142341

Huyện Kỳ Anh 170351 10188 160163 171784 10276 161508

2.1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Trong những năm gần đây, Hà Tĩnh có những bƣớc đột phá trong phát triển kinh tế với GDP: 5.410 tỷ VND; tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân: 18,5%/năm; GDP/ngƣời: 3.830.000 VND.

- Cơ cấu GDP: Công nghiệp, xây dựng: 779 tỷ VND chiếm 21% tổng số; Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Thuỷ sản: 1.521 tỷ VND chiếm 41% GDP.

Tốc độ tăng trƣởng kinh tế đạt 10%, trong đó: khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 16,9%, thƣơng mại dịch vụ - 10,1%; khu vực nông - lâm - ngƣ nghiệp - 3,6%.

- Kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội : Tổng các nguồn vốn đầu tƣ phát triển trên địa bàn năm ƣớc đạt 6.021,29 tỷ đồng, Nguồn vốn đầu tƣ do ngân sách nhà nƣớc quản lý (kể cả vốn ODA) là 3.456,3 tỷ đồng, bằng 147,59%; trong đó: vốn ngân sách tỉnh quản lý đạt 163,25%; vốn ODA đạt 108,1%; vốn ngân sách TW quản lý đạt 136,99% so với Nghị quyết HĐND tỉnh giao.

2.1.2. Tình hình ngân sách cấp xã của Hà Tĩnh

2.1.2.1. Nguồn thu ngân sách

Nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách xã và tỷ lệ % phân chia nguồn cho ngân sách xã trong thời kỳ ổn định ngân sách địa phƣơng đƣợc quy định tại Quyết định số 68/2006/QĐ-UBND ngày 25/12/2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (thực hiện theo Nghị quyết số 48/2006/NQ-HĐND ngày 15/12/2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh khoá XV, kỳ họp thứ 9); trong thời kỳ ổn định ngân sách địa phƣơng năm 2011-2015 đƣợc quy định tại Quyết định số 29/2010/QĐ-UBND ngày 29/12/2010 của

37

Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (thực hiện theo Nghị quyết số 136/2010/NQ-HĐND ngày 24/12/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh khoá XV, kỳ họp thứ XIX).

Nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách các xã đƣợc phân cấp cơ bản ổn định trong 2 thời kỳ ổn định ngân sách địa phƣơng 2007 - 2010 và 2011 - 2015, cụ thể nhƣ sau:

*Nguồn thu ngân sách xã và tỷ lệ % phân chia nguồn thu cho ngân sách xã

Thu ngân sách xã bao gồm các khoản thu ngân sách xã hƣởng 100% và các khoản thu ngân sách nhà nƣớc phân chia cho ngân sách xã theo tỷ lệ %, cụ thể:

- Các khoản thu ngân sách xã hưởng 100%, gồm:

+ Các khoản phí, lệ phí thu từ các hoạt động do cấp xã quản lý, tổ chức thu.

+ Thu từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản khác.

+ Thu từ hoạt động sự nghiệp nộp ngân sách cấp xã theo quy định của pháp luật. + Tiền đền bù thiệt hại đất, tài sản trên đất do cấp xã quản lý. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Thu xử phạt hành chính trong các lĩnh vực do cấp xã quản lý.

+ Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở nƣớc ngoài trực tiếp cho xã theo quy định của pháp luật.

+ Các khoản đóng góp của các tổ chức cá nhân, gồm các khoản thu đóng góp theo quy định của pháp luật, thu đóng góp tự nguyện cho ngân sách xã do Hội đồng nhân dân cấp xã quyết định đƣa vào ngân sách quản lý.

+ Thu chuyển nguồn từ năm trƣớc chuyển sang. + Thu kết dƣ ngân sách năm trƣớc.

+ Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên.

+ Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

- Các khoản thu phân chia cho ngân sách xã hưởng theo tỷ lệ %: bao gồm các nội dung thu đƣợc nêu thể trong Bảng 2.3.

38

2.1.2.2. Nhiệm vụ chi ngân sách xã

- Chi đầu tư phát triển, bao gồm:

+ Chi xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn do xã quản lý. Đối với các phƣờng, nhiệm vụ chi này do thành phố và thị xã đảm bảo.

+ Chi đầu tƣ xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của xã từ nguồn huy động đóng góp của các tổ chức, cá nhân theo quy định pháp luật, do Hội đồng nhân dân cấp xã quyết định đƣa vào ngân sách xã quản lý.

+ Các khoản chi đầu tƣ phát triển khác theo quy định của pháp luật.

- Chi thường xuyên, bao gồm:

+ Chi cho hoạt động của các cơ quan Nhà nƣớc cấp xã.

+ Kinh phí hoạt động của cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam ở xã.

+ Kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội ở xã (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam, Hội phụ nữ Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam).

+ Đóng Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho cán bộ và các đối tƣợng khác theo chế độ quy định.

+ Chi cho công tác dân quân tự vệ, trật tự an toàn xã hội, gồm chi huấn luyện dân quân tự vệ, các khoản phụ cấp thuộc huy động dân quân tự vệ và các khoản chi khác về dân quân tự vệ thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách cấp xã theo quy định của pháp luật; chi thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự, công tác nghĩa vụ quân sự khác thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách cấp xã theo quy định của pháp luật; chi tuyên truyền, vận động và tổ chức phong trào bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã; các khoản chi khác theo chế độ quy định.

+ Chi cho công tác xã hội và hoạt động văn hoá thông tin, thể dục, thể thao do xã quản lý, gồm: trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã nghỉ việc theo chế độ quy định (riêng khoản trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã nghỉ việc và trợ cấp thôi việc một lần

39

cho cán bộ xã nghỉ việc từ ngày 01/01/1998 trở về sau do tổ chức bảo hiểm xã hội chi); chi hoạt động văn hoá thông tin, thể dục thể thao, truyền thanh do xã quản lý.

+ Chi sự nghiệp giáo dục, gồm chi hỗ trợ các lớp bổ túc văn hoá, trợ cấp nhà trẻ, lớp mẫu giáo kể cả trợ cấp cho giáo viên mẫu giáo và cô nuôi dạy trẻ do cấp xã quản lý.

+ Chi sự nghiệp y tế:

Thời kỳ ổn định NSĐP 2008 - 2010: Chi hoạt động cho công tác khám, chữa bệnh của Trạm y tế xã, phƣờng, thị trấn.

Thời kỳ ổn định NSĐP 2011 - 2015: Chi hỗ trợ hoạt động y tế xã (nhiệm vụ chi hoạt động cho công tác khám, chữa bệnh của Trạm y tế cấp xã phân cấp về ngân sách cấp tỉnh đảm bảo thông qua Sở Y tế).

+ Chi sửa chữa, cải tạo các công trình phúc lợi, các công trình kết cấu hạ tầng do xã quản lý nhƣ trƣờng học, trạm y tế, nhà trẻ, lớp mẫu giáo, nhà văn hoá, thƣ viện, đài tƣởng niệm, cơ sở thể dục thể thao, cầu đƣờng giao thông, công trình cấp thoát nƣớc công cộng.

+ Hỗ trợ khuyến khích phát triển các sự nghiệp kinh tế nhƣ khuyến nông, khuyến ngƣ, khuyến lâm, khuyến công theo chế độ quy định.

+ Chi tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lƣơng. + Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.

Việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách xã và tỷ lệ % phân chia nguồn thu ngân sách nhà nƣớc cho ngân sách xã trong thời kỳ ổn định ngân sách địa phƣơng 2008-2010 và 2011-2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã đảm bảo nguyên tắc phù hợp với việc phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh của Nhà nƣớc; phù hợp với chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc của cấp xã; phù hợp quy định của Luật ngân sách nhà nƣớc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

40

Tỷ lệ % phân chia các nguồn thu giữa ngân sách cấp xã với ngân sách cấp trên đảm bảo tính cân đối của ngân sách cấp xã và tạo sự chủ động trong điều hành ngân sách của ngân sách cấp xã.

Tuy nhiên, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân và Quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho các cấp ngân sách ở địa phƣơng mang tính quy định chung, không cụ thể, nên việc áp dụng tại các địa phƣơng sẽ có sự khác nhau, rất khó kiểm tra, kiểm soát. Đồng thời, nội dung các khoản thu thì đƣợc phân cấp ổn định, nhƣng việc phân cấp quản lý các đối tƣợng thu cụ thể chƣa ổn định, còn có sự điều chuyển quyền quản lý giữa cấp tỉnh và cấp huyện trong thời kỳ ổn định ngân sách (việc phân cấp đối tƣợng thu thuộc chức năng, nhiệm vụ của Cục thuế tỉnh), ảnh hƣởng đến việc phân chia nguồn thu cho ngân sách các cấp (trong đó có ngân sách xã).

2.2. Tình hình quản lý ngân sách cấp xã ở Hà Tĩnh

Cơ chế quản lý ngân sách cấp xã đƣợc thể hiện thông qua một số Luật và chính sách hiện hành có liên quan đến công tác quản lý ngân sách cấp xã tại địa phƣơng, thông qua các công cụ quản lý thể hiện qua công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra.

Trong thời gian qua công tác quản lý ngân sách cấp xã tại tỉnh Hà Tĩnh đƣợc triển khai từ nhiều Luật nhƣ: Luật Ngân sách Nhà nƣớc, Luật Tổ chức HĐND và UBND, Luật Thuế GTGT, Luật Thuế TNDN, Luật Kế toán; trong đó chủ đạo là Luật

Một phần của tài liệu luận văn Quản lý Ngân sách cấp xã ở Hà Tĩnh (Trang 39)